I .Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
2.3.3. Phương pháp 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
Sơ đồ 2.3 Mô hình diamod 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
• Cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn : Đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp chưa ra đời hay các doanh nghiệp nhỏ chưa có tiếng tăm trên thị trường, sự xuất hiện của các doanh nghiệp này phần nào tạo nên cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp. Sở dĩ có sự tham gia của đối thủ tiềm ẩn là do ngành mà doanh nghiệp đang tham gia có sức hấp dẫn lớn, hay rào cản gia nhập ngành dễ.
• Cạnh tranh từ khách hàng : doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu cung cấp cho khách hàng, việc khách hàng thay đổi hành vi tiêu dùng đã ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp sản xuất
• Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế : các sản phẩm thông thương chúng ta sử dụng đều có các sản phẩm thay thế, có công dụng và giá cả tương đương nhau, sự xuất hiện của các sản phẩm này phần nào đe dọa các doanh nghiêp.
thì cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ diễn ra, điều đó sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Nhưng nếu có ít nhà cung cấp và là nhà cung cấp có quy mô lớn thì sẽ tạo cạnh tranh cho doanh nghiệp.
• Cạnh tranh từ nội bộ ngành : Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng cạnh tranh rất gay gắt với nhau, các doanh nghiệp phải không ngừng cho ra đời các sản phẩm mới có chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter nên áp dụng với những dự án mà sản phẩm là quan trọng hay các dự án mà rủi ro về cung cầu thị trường rất được quan tâm.