Đánh giá công tác quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 84 - 85)

C. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ

Đánh giá công tác quản lý rủi ro

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Đánh giá công tác quản lý rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro : quy trình quản lý rủi ro được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, sau khi cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ QHKH là người trực tiếp tiến hành thẩm định khách hàng về mặt năng lực pháp lý, năng lực tài chính, đánh giá phương án kinh doanh hay dự án đầu tư, thẩm định tài sản đảm bảo và lập tờ trình thẩm định, sau đó đề xuất cấp tín dụng. Sau khi nhận được đề xuất tín dụng từ cán bộ QHKH các cán bộ quản lý rủi ro tiến hành tái thẩm định lần 2, thẩm định lần 2 sẽ đi sau vào phân tích, nhận diện các rủi ro có thể phát sinh từ các mặt đã được thẩm định lần 1, sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ cho phòng quản trị tín dụng. Đây là quy trình cấp tín dụng nhưng rất chặt chẽ bởi ngoài việc thẩm định các khía cạnh để nhận thấy tính khả thi thì việc tái thẩm định lần 2 hay gọi là quản lý rủi ro để nhận diện rủi ro được thực hiện nghiêm túc trước khi quyết định cho vay. Đảm bảo nâng cao vai trò của việc quản lý rủi ro cũng như tinh thần trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

Phương pháp quản lý rủi ro : Ngân hàng đã áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro rất hiệu quả đối với từng khách hàng, trong các tờ trình thẩm định và thẩm định rủi ro cán bộ ngân hàng thường áp dụng phương pháp mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của khách hàng.

Nội dung quản lý rủi ro : Ngân hàng tiến hành thẩm định rất cẩn thận và đầy đủ các nội dung : năng lực pháp lý, năng lực tài chính, phương án sản xuất

kinh doanh, tài sản đảm bảo, nhận diện các rủi ro xảy ra. Nhằm đánh giá khả năng trả nợ cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Thẩm định và quản lý rủi ro đều đánh giá các nội dung như nhau nhưng thẩm định đánh giá các nội dung trên cơ sở nhìn nhận tính khả thi còn nội dung quản lý rủi ro chủ yếu là đánh giá, nhận diện cũng như có biện pháp hạn chế rủi ro.

Cán bộ quản lý rủi ro : Đội ngũ nhân viên là nòng cốt quan trọng trong ngân hàng nên ngân hàng rất chú trọng việc đào tạo nhân viên mới cũng như có các lớp đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên, các lớp nghiệp vụ quản lý dành cho các cán bộ cấp cao. Đội ngũ nhân viên ngân hàng tuổi đời còn trẻ nhưng tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng tài chính được tuyển chọn qua thi tuyển gát gao gồm 2 vòng : thi viết và thi phỏng vấn, sau đó được thử việc để quen với công việc thực tế tại cơ sở.

Chất lượng công tác quản lý rủi ro : Ngân hàng mới chuyển đổi mô hình tổ chức mới TA2 cho thấy ngân hàng quan tâm chú trọng đến việc nâng cao công tác quản lý rủi ro. Mặt khác qua báo cáo kết quả kinh doanh cũng như tỷ lệ nợ quá hạn cũng phần nào cho thấy chất lượng công tác quản lý rủi ro được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w