2003 Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)Tổng số

Một phần của tài liệu Đồng tiền chung ASEAN – Giải pháp cho sự phát triển kinh tế khu vực.pdf (Trang 34 - 43)

Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)Tổng số

Cơ cấu (%) Tổng số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Khu vực Nhà nước 103.300 56,20 123.000 56,50 (trong đĩ chi đầu tư của NSNN) 43.960 46.623

Khu vực ngồi quốc doanh 46.500 25,30 58.125 26,70 Khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi 34.000 18,50 36.400 16,80 Tổng số 183.800 100,00 217.585 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê

Tuy nhiên, cĩ thể nĩi năm 2003 là năm thành cơng trong việc thu hút FDI, và là năm bản lề cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 của Chính Phủ. Cụ thể trong năm 2003, theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, khu vực FDI cả nước đã được tiếp thêm 3,1 tỷ USD, tăng thêm 20% so với năm 2002, gồm 1,95 tỷ USD là vốn đầu tư của 713 dự án đăng ký mới, và 1,15 tỷ USD vốn đầu tư bổ sung của 361 dự án cũ. Đồng thời FDI thực hiện trị giá 2,65 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2002. FDI năm 2003 đã tạo ra việc làm cho hơn 45.000 lao động trực

tiếp, nâng tổng lao động trực tiếp nhận được việc làm do FDI tạo ra là khoảng 660.000 lao động.

Về mặt cơ cấu ngành, thì phần lớn dự án đều tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng với 69,6% số dự án và 67,9% số vốn đầu tư; trong khi các tỷ lệ tương ứng trong nơng, lâm, ngư nghiệp là 14,1 % và 10,4 %, cịn dịch vụ là 16,3 % và 21,7 %. Điều này phản ánh một thực tế điển hình của một quốc gia đang trong quá trình cơng nghiệp hĩa, nhưng nĩ cũng cho thấy những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển to lớn của nơng, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ.

Về đối tác đầu tư, Việt Nam đang thu hút đầu tư từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đĩ chủ yếu là các nhà đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu năm 2002, Đài Loan đứng ở vị trí thứ II, thì năm 2003 họ đã vượt lên vị trí thứ nhất (Bảng 10). Trong thời gian gần đây, các nước cơng nghiệp phương Tây cũng đang chú trọng đến Việt Nam, song tốc độ chưa cao. Cụ thể là trong 14 đối tác lớn với số vốn hơn 1 tỷ USD đầu tư, thì EU cĩ 4, cịn lại là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Trong 10 nước đứng đầu này, ASEAN chỉ cĩ 1 quốc gia là Singapore. Điều này cho thấy Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của khối.

Bảng 10: 10 đối tác đầu tư lớn vào Việt Nam năm 2003

Số thứ tự Quốc gia và vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) 1 Đài Loan 194 389.620.405 2 Hàn Quốc 187 344.360.904

3 Quần đảo Virgin thuộc

Anh 31 269.531.776

4 Trung Quốc 61 138.444.557

5 Hồng Kong 43 119.135.590

7 Nhật Bản 53 100.370.726

8 Mỹ 23 65.775.480

9 Singapore 31 59.898.758

10 Vùng Tây Indies thuộc Anh

1 50.000.000

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về vùng nhận đầu tư, thì vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chiếm phần lớn FDI với 58,5 % số dự án, 50,7 % số vốn đăng ký mới. 10 địa phương đứng đầu (xem Bảng 11) trong việc thu hút vốn đầu tư đã chiếm đến 84% tổng số dự án, và 80% tổng số vốn đăng ký mới. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự mất cân đối lớn trong cơ cấu về địa bàn thu hút đầu tư.

Bảng 11: 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất năm 2003

Số thứ tự Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) 1 Đồng Nai 103 344.903.469 2 TP. Hồ Chí Minh 190 235.323.755 3 Bình Dương 129 233.910.279 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 18 157.160.000 5 Long An 24 134.635.494 6 Hà Nội 67 118.457.034 7 Hải Phịng 28 99.246.936 8 Đà Nẵng 9 76.900.000 9 Quảng Ninh 19 69.200.000 10 Phú Thọ 18 62.298.000

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về sản phẩm đầu ra, khu vực FDI vẫn dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất – kinh doanh, và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2003, doanh thu khu vực này đạt đến 11,8 tỷ USD khơng tính dầu khí tương đương với khoảng 70% tổng mức bán lẻ hàng hĩa và dịch vụ; cịn tốc độ tăng trưởng thì tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2002, vượt xa các khu vực khác. Tỷ trọng cơng

nghiệp của khu vực FDI đã tăng từ 35,4% lên 36% trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp cả nước, với tốc độ tăng trưởng 18,3% so với cùng kỳ năm 2002. nếu khơng tính dầu khí thì tỷ trọng này tăng từ 25,1% lên 28%, với tốc độ 22,3%. Trong khi đĩ, tỷ trọng của cơng nghiệp nội địa giảm và tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước chỉ là 16%.

Kim ngạch xuất khẩu của FDI xấp xỉ 9,1 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2002. Nếu khơng kể dầu khơ, thì nĩ đạt 5,7 tỷ USD, tăng 38,9% trong khi tốc độ tăng xuất khẩu chung của cả nước là 21,7%. Nộp ngân sách gần 500 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2002.

II.4.1.3. Về lạm phát:

Mặc dù thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, qua nhiều năm, về cơ bản Việt Nam vẫn kiểm sốt được lạm phát và đạt ở mức thấp. Cĩ thể nĩi giảm phát đã thực sự xảy ra trong những năm 1999, 2000, 2001. Tuy nhiên, các giải pháp kích cầu đã giúp xoay ngược lại tình thế ở những năm 2002, 2003. Điều này đã giúp kích thích mạnh mẽ cho cơng chúng thực hiện tích lũy, đầu tư, và tiêu dùng bằng nội tệ. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2004, lạm phát dường như cĩ chiều hướng biến động nằm ngồi tầm kiểm sốt. Theo thơng tin trên báo chí, lạm phát đã đạt đến mức 8,6% đến cuối tháng 09/2004, và dự kiến cả năm sẽ là 9,5%. Nếu sự tăng giá này là do sức mua của nền kinh tế tăng thì đĩ là nhân tố kích thích sự tăng trưởng; nhưng ngược lại, nĩ sẽ là nhân tố kiềm hãm sự tăng trưởng nếu sự tăng giá là do chi phí sản xuất tăng. Với xu hướng hiện nay, thì khả năng tăng lạm phát do chi phí tăng là khá lớn. Nĩ xuất phát từ sự tăng giá của các loại nguyên liệu trên thế giới, và nạn tham nhũng, lãng phí tích tụ lâu

ngày đang cĩ cơ hội bùng phát dữ dội, cũng như ảnh hưởng của việc đưa các loại đồng tiền mới vào lưu thơng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cĩ những ý kiến khác cho rằng việc gia tăng này vẫn cịn nằm trong vịng kiểm sốt. Tuy nhiên, với mức lạm phát như hiện nay, thì mục tiêu 5% lạm phát cho cả năm 2004 rõ ràng là khơng thể đạt được. Đồng thời, chính mức lạm phát cao này đã gĩp phần tạo ra xu thế chối bỏ đồng tiền trong nước, hạn chế đầu tư, kích thích đầu cơ.

II.4.1.4. Về tỷ giá:

Ngày 26/02/1999, Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN đã thay thế chính sách cơng bố tỷ giá chính thức theo đĩ các ngân hàng quy định tỷ giá mua bán trong một biên độ nhất định, bằng việc thực thi chính sách cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng theo đĩ các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá mua bán khơng được vượt quá biên độ 0,1%. Qua thời gian, biên độ này cũng khơng ngừng biến đổi theo hướng nới rộng hơn và ít kỳ hạn chi tiết hơn. Cụ thể từ ngày 01/07/2002 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định biên độ dao động đối với nghiệp vụ giao ngay là 0,25% thay vì 0,1% như trước đây. Tương tự cho nghiệp vụ kỳ hạn 30 ngày là 0,5% so với 0,4%, cịn nghiệp vụ kỳ hạn 90 ngày là 2,5% so với 2,35%.

Tỷ lệ kết hối từ mức 100% ban đầu đã giảm dần cịn 80%, rồi 40%, và hiện nay là 0%.

Các quy định khác về quản lý ngoại hối như cấp phép mang ngoại tệ ra nước ngồi, quản lý bàn thu đổi ngoại tệ, việc thu chi ngoại tệ, đăng ký mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngồi, hoặc vay vốn ngoại tệ,… cũng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ. Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng USD dao động từ 5% rồi được điều chỉnh thành 8%, 12%, 15%, 12%, 8%,

5%, rồi 4% từ 08/2003 đến 06/2004, và cuối cùng là 8% từ 07/2004. Cịn tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng VND dao động từ 5% rồi được điều chỉnh thành 3%, rồi 2% từ 08/2003 đến 07/2004, và sau cùng là 4% từ 07/2004.

Cịn về tỷ giá, thì nĩ vẫn tiếp tục tăng trong các năm gần đây. Cụ thể năm 1999 là 1,1%, năm 2000 là 3,4%, năm 2001 là 3,8%, năm 2002 là 2,1%, năm 2003 là 1,7%, và trong 8 tháng đầu năm 2004 là 0,2%. Điều này phản ánh tỷ giá đang cĩ xu hướng tăng chậm từ năm 2002 đến nay do USD cĩ xu hướng giảm giá, sự lưu thơng tiền mới tạo cảm giác sợ lạm phát, và sự tăng giá của vàng trong những năm gần đây.

Aûnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu:

™ Năm 1999, cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện hơn sau nhiều năm bị thâm hụt trầm trọng. Cụ thể với kim ngạch xuất khẩu đạt 11.541,4 triệu USD (tăng 23,5% so với năm 1998), kim ngạch nhập khẩu đạt 11.742,1 triệu USD (tăng 2,1% so với năm 1998), tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam đã giảm từ 22,9% năm 1998 cịn 1,7%.

™ Năm 2000, tỷ giá tăng cao so với năm 1999, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam lại bị mở rộng hơn so với năm 1999. Sự biến động ngược chiều này là do kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao như giá xăng dầu đã qua chế biến đã tăng, trong khi kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực lại tăng chậm như giá cà phê, gạo lại giảm.

™ Năm 2001, tỷ giá biến động ở mức thấp nhưng lại được điều chỉnh tăng liên tục với mức độ cao vào cuối năm đã tạo nên tâm lý bất ổn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Kết quả là tình hình tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại, khơng hồn thành được mục tiêu đã đề ra là 25%, đồng thời tỷ lệ nhập siêu đã giảm nhưng khơng đáng kể.

™ Năm 2002, trước sự điều chỉnh của tỷ giá, kim ngạch xuất khẩu, và kim ngạch nhập khẩu nhìn chung đều tăng. Tuy nhiên, do khu vực kinh tế trong nước cĩ tỷ lệ nhập siêu cịn quá cao đến 45% đã dẫn đến tình trạng nhập siêu chung của cả nước là 16,8%.

™ Năm 2003, cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh hơn so với những năm trước, nhưng do những rào cản kỹ thuật của các nước E.U, Mỹ cũng như chất lượng hàng xuất khẩu cũng chưa cao nên tình trạng nhập siêu vẫn tiếp tục tăng.

™ Trong 8 tháng đầu năm 2004, tình hình nhập siêu vẫn diễn ra tương tự như năm 2003. Điều này địi hỏi Việt Nam cần phải cố gắng tăng nhanh chất lựơng hàng xuất khẩu để đạt được giá cao cũng như để thỏa mãn các rào cản của các nuớc; đồng thời, phải khơng ngừng tìm kiếm những thị trường mới để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

II.4.2. Nhu cầu về một đồng tiền chung ASEAN:

Với những gì đã phân tích ở trên, Việt Nam đang đứng trước nhiều khĩ khăn trong mục tiêu phát triển kinh tế và trở thành một nền kinh tế mạnh trên thế giới.

Việc ký kết “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” về cải thiện mơi trường ở Việt Nam với kế hoạch hành động gồm 44 điểm, rồi “Hiệp định tự do khuyến khích và hỗ trợ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản”, hay “Hiệp định bổ sung, sửa đổi về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Hàn Quốc”, hoặc các thỏa thuận hợp tác đầu tư với Đức, Thụy Điển,… cũng chỉ là những bước đầu tiên để kích thích dịng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, để cĩ thể giữ được dịng vốn này luân chuyển hợp lý trong nền kinh tế Việt Nam, địi hỏi chúng ta phải nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư trong nước, cũng như tạo ra một thị trường đầy tiềm lực và hấp dẫn hơn cho các đối tác nước ngồi.

Với sự ra đời của đồng tiền chung ASEAN, Việt Nam trong tư cách thành viên của Liên minh tiền tệ này sẽ dễ khơi thơng nguồn chảy đầu tư trong khối vào Việt Nam. Mặt khác, giúp tạo nên một sự yên tâm cho các đối tác ở khu vực khác cĩ thể dựa vào Việt Nam như là một bàn đạp để sản xuất nhằm phân phối cho thị trường gần nhất là ASEAN, và xa hơn là thị trường thế giới.

Nếu Việt Nam cứ duy trì chính sách tiền tệ độc lập như hiện nay, thì Việt Nam vẫn cĩ thể đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định. Tuy nhiên, với lợi thế của một đồng tiền chung ASEAN, Việt Nam hứa hẹn sẽ cĩ nhiều hơn những bước đột phá trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi vì Việt Nam hiện nay được xem như là một cửa ngõ quan trọng của quốc tế khi đầu tư vào ASEAN. Nếu như Việt Nam khơi thơng được dịng chảy trao đổi thương mại, dịch vụ giữa các nước trong khối bằng việc sử dụng một chính sách tiền tệ chung, thì Việt Nam rất dễ trở thành mục tiêu cho các nước đầu tư vào. Mặt khác, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhân cơng lao động rẻ, dồi dào như hiện nay, Việt Nam hứa hẹn sẽ thu hút mạnh mẽ hơn các đối tác đầu tư trong khu vực và ngồi khu vực. Khơng những thế, một đồng tiền chung cịn giúp Việt Nam tránh được những rủi ro về khủng hoảng tiền tệ như đã từng xảy ra ở các nước ASEAN.

Kết luận chương II

Thật khơng phải dễ để cĩ được một sự ra đời của một đồng tiền chung. Trong quá khứ, chúng ta đã từng chứng kiến sự ra đời, cũng như qua đời của đồng Rúp chuyển đổi được sử dụng trong các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa trước đây; rồi sự nỗ lực hết mình của EU trước các sức ép quốc tế cũng như quốc gia để cho ra đời một đồng tiền chung Châu Âu EURO. Và trong hiện tại, các nước ASEAN cũng đang cố gắng biến giấc mơ chung của khối thành hiện thực: Đồng tiền chung ASEAN.

Cuộc khủng hoảng tài chính 1997, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là sự ra đời của đồng EURO cĩ thể được xem là những nhân tố lớn nhất kích thích các nước ASEAN nhĩm họp để bàn về chuyện tương lai tiền tệ chung cho ASEAN. Việc vận động để cho đồng tiền này ra đời đang được thực hiện ráo riết và mạnh mẽ thể hiện qua việc ASEAN cho ra đời các tổ chức, định chế tài chính nền tảng như Cơ chế giám sát ASEAN, Hệ thống tỷ giá và tiền tệ ASEAN, Quỹ ASEAN, Quỹ trái phiếu Châu Á, và cuối cùng là Lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN 2020.

Tuy nhiên, ASEAN cũng đang phải đương đầu với những khĩ khăn kinh tế cũng như chính trị đang gây trở ngại cho việc tiến tới một đồng tiền chung. Chúng đang được các nước thành viên nỗ lực san bằng để tiếp cận nhanh chĩng những thành quả vốn cĩ của một đồng tiền chung. Đĩ là sự mở rộng mạnh mẽ sự trao đổi thương mại giữa các nước thành viên, một sự đồn kết chặt chẽ trong quan hệ thương mại với các nước ngồi khối, cũng như một xu hướng biến động uyển chuyển hơn của lương và giá cả hàng hĩa.

Về phía Việt Nam, với những gì mà nền kinh tế đã đạt được, chúng ta vẫn cịn phải làm nhiều hơn nữa mới cĩ thể đạt được mục tiêu đã đề ra đĩ là trở thành một nước cĩ nền kinh tế phát triển. Muốn vậy, Việt Nam cần một cú

Một phần của tài liệu Đồng tiền chung ASEAN – Giải pháp cho sự phát triển kinh tế khu vực.pdf (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)