SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC

34 1.4K 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC 1 DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC MỤC LỤC 2 LỜI GIỚI THIỆU Âm nhạc là một môn nghệ thuật đặc biệt, nó phản ánh lại hiện thực của cuộc sống và tác động tích cực đối với cuộc sống con người. Như vậy âm nhạc tồn tại trong cuộc sống của chúng ta là một sự hiển nhiên. Từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, âm nhạc đã đến với chúng ta từ lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ, ngay từ khi nằm trong nôi, âm nhạc đã có tác dụng rất lớn đối với chúng ta, nó góp phần tạo nên tình cảm của con người. Âm nhạc làm cho chúng ta tin yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, đất nước, con người. Âm nhạc là món ăn tinh thần mà xã hội càng phát triển thì càng không thể thiếu. Như Plato đã nói “âm nhạc đem linh hồn về cho vũ trụ, đôi cánh cho tinh thần, hướng bay cho trí tượng tượng, sự say mê cho nỗi buồn, niềm vui và sự sống cho tất cả” và âm nhạc còn là phương tiện giáo dục con người về tình cảm, đạo đức. Ngày nay âm nhạc được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học cơ sở là môn nghệ thuật quan trọng, giúp các em hứng thú và học tốt các môn học khác. Trong cuộc sống đổi mới, sự phát triển về kinh tế, xã hội đang đặt ra những yêu cầu cao đối với hệ thống giáo dục nghị quyết trung ương IV khoá VII (tháng 11 năm 1993) về việc tiếp tục sự nghiệp giáo dục đào tạo chỉ rõ: “phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, toàn bộ giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, lao động, tự chủ, sáng tạo, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lối sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước”. Việc đưa âm nhạc vào môi trường học tập là một việc rất cần thiết và quan trọng nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo con người toàn diện về Đức – Trí – Thể- Mĩ. 3 CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mục đích nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Bộ môn âm nhạc đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa vào trong chương trình đào tạo của các trường Tiểu học. Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi,đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc.vì âm nhạc là môn nghệ thuật tác động mạnh đến cảm xúc con người,đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn thanh thiếu nhi, giúp các em cảm nhận được cái hay của âm thanh,nét uyển chuyển của giai điệu ,cái đẹp của cuộc sống qua các bài hát. Một giai điệu hay một bài hát vang lên, các em nhỏ vô tình nhịp chân, vỗ tay, đung đưa người theo tiếng đàn, tiếng hát. Tại sao vậy? Chắc hẳn tâm hồn trẻ thơ của các em đầy cảm xúc và giàu trí tưởng tượng nên rất dễ tiếp cận với âm nhạc.Vậy một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ cuốn hút được các em tiếp thu dễ dàng hơn bất cứ một lý lẽ dài dòng nào về đạo đức hay về giáo dục nhân cách sống. Giáo viên không những là người có trách nhiệm hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu âm nhạc mà còn là người đồng hành, hướng dẫn, chia sẻ để tìm ra những khó khăn mà các em gặp phải để kịp thời đưa ra những phương pháp khắc phục gần nhất nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng 1 tiết học nhạc thật thú vị, sôi nổi và in đậm vào trong tâm thức các em một cách hài hoà phù hợp với lứa tuổi mà không làm cho các em cảm thấy căng thẳng hay quá sức để các em vừa lĩnh hội tri thức đồng thời vẫn được hoạt động vui chơi qua những tiết học âm nhạc. Là giáo viên âm nhạc và được phân công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc của khối lớp 3, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa phần việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em học sinh ở khối lớp này còn nhiều hạn chế và gặp một số khó khăn bởi các em còn thụ động, tính tự giác thấp, ít mạnh dạn, ít tự tin, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chuyển tải và hiệu quả của nội dung các bài học. 4 Trước thực tại ấy, với mong muốn góp phần giúp cho việc giảng dạy có hiệu quả cao hơn, các nội dung được chuyển tải xác thực và kết quả học tập của học sinh được tốt hơn, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số khó khăn trong việc học âm nhạc của học sinh lớp 3 và những biện pháp khắc phục”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Nêu lên những khó khăn của học sinh lớp 3 khi học âm nhạc và một số biện pháp khắc phục, nhằm thông qua môn học âm nhạc mà trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc và trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hoá phổ thông, góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các em học sinh khối lớp 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Với điều kiện thời gian, tài liệu và năng lực có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu các bài hát trong chương trình âm nhạc lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Điều kiện thực tế của Trường 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp nghiên cứu sư phạm. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Ý nghĩa của việc dạy hát ở trường Tiểu học Âm nhạc vốn là môn nghệ thuật có sức hấp dẫn các em, nhưng giảng dạy thế nào để các em thấy hết sức nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp thu kiến thức âm nhạc ngay từ khi bước chân vào lớp? Đó là một điều phải suy nghĩ và trăn trở đối với người giáo viên có tâm huyết nghề nghiệp, luôn thay đổi phương pháp trong giờ lên lớp, sử dụng trực quan sinh động để minh hoạ lời giảng là những việc làm cần thiết để thu hút học sinh, từ việc hát mẫu đến việc đọc một câu nhạc có sắc thái, giáo viên đều phải chuẩn bị cẩn thận như một diễn viên trước khi lên sân khấu. Tất cả kỹ năng ca hát, đọc nhạc, trình bày nhạc cụ minh hoạ đều yêu cầu giáo viên phải làm một cách thuần thục trước con mắt của các em. Ca hát là một nhu cầu của con người, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Tiếng hát là một “nhạc cụ” bẩm sinh, ai cũng có thể bộc lộ, trong các loại hình hoạt động âm nhạc thì ca hát là loại hình phổ biến nhất. Hoạt động âm nhạc ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca. Âm nhạc có lời ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca. Âm nhạc có lời ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mọi người, hiếm có loại hình nào có khả năng truyền bá phổ cập và sâu rộng như ca hát. Ca hát đặc biệt gần gũi với lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó là một hình thức hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục ở các độ tuổi từ nhà trẻ đến các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Con người chúng ta lớn lên bằng sự dạy dỗ và quan tâm của gia đình, thầy cô, và xã hội, vì thế vai trò của người thầy hết sức quan trọng đối với chúng ta. Do vậy người giáo viên cần hiểu rõ và nắm bắt cấu trúc của quá trình dạy học nhưng trong đó yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Kết quả học tập của các em phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý do đó khi vào lớp người giáo viên phải tập một 6 không khí vui tươi, niềm nở gần gũi với hoc sinh động viên kịp thời những học sinh có thành tích trong học tập cũng như động viên những em còn yếu kém cố gắng hơn. Hoạt động giáo dục học sinh, nhất là giải quyết những trường hợp cá biệt, như trốn học, lười học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp …Thì trước hết người giáo viên phải tìm hiểu kỹ yếu tố nào dẫn đến như vậy Trong qua trình dạy hát phải giúp các em hát đúng, biết thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, hiểu nội dung tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện qua từng bài hát. 2. Nhiệm vụ và những yêu cầu của việc dạy hát Trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc trường Tiểu học, nội dung và thời lượng học hát chiếm một thời lượng thích đáng. Các phân môn khác như, tập đọc nhạc và kể chuyện âm nhạc đều có mối quan hệ chặt chẽ với việc học hát. Những yêu cầu chung của hoạt động ca hát là: - Phải hình thành cho học sinh các kỹ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hát với sự truyền cảm. - Phát triển nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện kỹ năng ca hát ở mức độ phổ thông, thông qua từng kiểu, từng loại bài hát. - Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng. - Giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động sáng tạo. 3. Các kỹ năng và phương pháp rèn luyện: Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình âm nhạc Tiểu học. Tập hát là là rèn luyện một số kỹ năng mang tính phổ thông về ca hát đựơc vận dụng vào các bài hát cụ thể trong chương trình. Học bài hát cụ thể không thể tách rời việc rèn luyện một số kỹ năng hát như: 7 - Tư thế hát - Hơi thở - Hát chính xác - Hát đồng đều - Hát rõ lời 3. 1. Tư thế hát: Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tư thế ca hát. Ở trường Tiểu học, ca hát tập thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hát tập thể có thể tiến hành đứng hát hoặc ngồi hát. - Khi đứng hát người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái, toàn bộ thân thể tựa đều vào hai chân. - Khi ngồi hát, đầu và thân người giống như khi đứng hát. Hai tay đặt trên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Tư thế đúng tạo cho việc hít thở thoải mái, đồng thời phát âm, nhả chữ dễ dàng. Luyện tập đúng tư thế khi hát không đòi hỏi điều gì đặc biệt, nhưng giáo viên cần lưu ý kiểm tra thường xuyên để sửa chữa, uốn nắn những sai sót về tư thế trong khi các em tập hát, lúc hát so vai làm cho lồng ngực bị nén, cản quản. Tựa lưng vào ghế hay vắt chân nọ lên chân kia làm cho cơ bụng và hoành các mô bị thả lỏng trong khi phải hoạt động ít nhiều trong khi hít thở. Miệng cần phải mở tròn nhưng không quá to, hàm dưới để tự do, môi linh hoạt, co giãn mềm mại. Tập tư tế hát đúng giúp cho việc hô hấp là một việc rất quan trọng trong quá trình ca hát. 3. 2. Hơi thở Trong ca hát, thở là một vấn đề hết sức quan tâm, Cách thở đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát (câu hát có thể dài ngắn khác nhau ). Khi hát nếu thiếu hụt hơi sẽ làm cho tiếng hát bị ngắt không đúng chỗ. Tốt 8 nhất là hơi thở phải luôn được cũng cố ngay trong lúc hát. Giáo vên phải biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấy hơi vào đầu các câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát. Khi tập lấy hơi vào, không nên hít nhiều quá, hơi sẽ bị căng, sẽ lên gân, không điều tiết được hơi. Hướng dẫn học sinh lấy hơi bằng mũi, không hít bằng miệng. Lấy hơi bằng miệng, cổ họng bị khô, gây rát, có thể viêm họng, khản cổ và ho. Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi. Nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát để học sinh có hể thực hiện đúng, biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lí mới có thể ngân dài ở cuối câu hát . Tập lấy hơi để tập những câu hát ngắn, tiến tới tập lấy hơi (khống chế hơi ) để hát những câu hát dài là một quá trình tập luyện, cần có một sự khéo léo và biết cách xử lí đúng lúc, đúng chỗ. Tập thở trong khi hát nên sử dụng các bài hát ở nhiều thể loại khác nhau. Làm như vậy học sinh được luyện tập sử dụng hơi thở một cách linh hoạt phù hợp với những truờng hợp ca hát cụ thể. 3.3. Hát chính xác Trong ca hát, việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt, hát chính xác có nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của từng học sinh phụ thuộc vào khả năng âm nhạc và khả năng của từng cơ quan phát âm. Nếu học sinh chú ý, phân biệt rõ được độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu. Khi giáo viên hát mẫu thì các em có thể hát chính xác. Nếu học sinh phải hát cao hơn hoặc thấp hơn giọng hát trung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay đến việc hát chính xác. Một trong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kỹ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát với âm vực của các em . Nói chung, mọi học sinh đều hát chính xác nếu thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc (nghe hát) và được tập luyện các phương pháp phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số em do khả năng bẩm sinh 9 rất kém nhạy cảm với âm thanh, trí nhớ âm nhạc yếu hoặc dị tật như cấu tạo cơ quan phát âm không hoàn chỉnh, hở thanh đới, viêm thanh quản, thính lực kém, những trường hợp đó giáo viên phải động viên các em để các em có ý thức trong lúc học hát nhưng cũng không thể yêu cầu cao được. Khả năng hát chính xác còn phụ thuộc vào môi trường sống của học sinh, ở gia đình, trong các sinh hoạt cộng đồng các em thường xuyên được tiếp xúc với ca hát - âm nhạc (nghe âm nhạc qua đài phát thanh, vô tuyến, qua băng đĩa, xem biểu diễn…. . ) chắc chắn khi rèn luyện kỹ năng ca hát của các em sẽ có thuận lợi rất nhiều so với những em không có những điều kiện tương tự. 3. 4. Hát đồng đều Trong trường Tiểu học hát tập thể giữ vai trò chủ yếu là hình thức dạy hát có thể xem là duy nhất. Chính vì thế, khi cả lớp cùng hát, từng học sinh cần phải hoà giọng của bản thân vào giọng chung của tập thể. Không thể để cho cả lớp mà có một hoặc hai giọng lạc ra ngoài làm ảnh hưởng rất nhiều tới sự hoà hợp âm thanh. Dạy cho các em hát kỹ năng hát đồng đều và hoà giọng, có thể vận dụng một số biện pháp như sau: - Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh. - Dẫn vào câu hát đầu tiên bằngmột câu hát chỉ huy hay nghe dạo nhạc hoặc nghe giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đếm để bắt vào bài. Theo động tác chỉ huy của giáo viên, học sinh có thể hát nhanh, chậm, to, nhỏ, nhấn, nảy, hoặc hát liền hơi. Học sinh hát chính xác là cơ sở để hát đồng đều, diễn cảm theo bài hát không thể thiếu những động tác chỉ huy cần thiết. Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát của các em đồng đều hoà hợp. 3. 5. Phát âm, nhả chữ, rõ lời 10 [...]... chỉnh nội dung dạy học Môn Âm nhạc Sách hướng dẫn phương pháp dạy học âm nhạc của tác giả: Hoàng Long –Hoàng Lân với tài liệu phương pháp dạy học âm nhạc NXB Hà Nội, 2005 Tác giả Ngô Thị Nam, với tên sách là hát NXB ĐHSP Hà Nội-2004 Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, Thành phố môn âm nhạc Hà Nội 2006 Sách giáo khoa, giáo viên âm nhạc Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc ở Tiểu học (Tài liệu... phòng học bộ môn riêng, các thiết bị khác phục vụ cho dạy và học cũng còn hạn chế, tài liệu để tham khảo giảng dạy môn âm nhạc còn thiếu 2 Đôi nét về chương trình học âm nhạc của khối lớp 3 Ở lớp 3, dạy âm nhạc cho các em là chủ yếu là dạy hát và thông qua dạy hát để giáo dục âm nhạc và tập hát kết hợp với vận động phụ họa, múa đơn giản hoặc chơi trò chơi âm nhạc Trong năm học này, các em được học bài... tập ngân dài, giữ âm có độ vang, tập hát cùng với phần đệm nhạc cụ, có dạo nhạc Việc luyện tập củng cố biểu diễn bài hát giúp cho các em làm quen dần việc đứng hát trước bạn bè và đồng cảm với sự hưởng ứng, động viên của tập thể lớp, điều này rất có tác dụng nhìn từ góc độ âm nhạc nói riêng Kết thúc bài giảng cần giáo dục học sinh và liên hệ thực tế 5 Trang thiết bị cho dạy học môn âm nhạc Trong dạy. .. nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc phổ biến như: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn thập lục và nghe 2 truyện kể về âm nhạc Ngoài ra các em còn được làm quen với các kí hiệu nhạc như: khuông nhạc, khoá sol, tên nốt nhạc, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông 3 Những hạn chế và khó khăn của học sinh khối lớp 3 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy trong chương trình học nhạc lớp 3 các em... những trường hợp cá biệt, như trốn học, lười học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp …Thì trước hết người giáo viên phải tìm hiểu kỹ yếu tố nào dẫn đến như vậy 4.2 Biện pháp liên quan đến kỹ năng sư phạm Cũng như các môn học khác để giảng dạy tốt môn âm nhạc ở trường tiểu học nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng, chúng ta cần nắm vững phương pháp giảng dạy, vì âm nhạc là bộ môn nghệ thuật có những... cho học sinh tiểu học là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến việc thể hiện thành công bài hát cũng như hoàn thành những yêu cầu cơ bản của việc ca hát Người làm công tác giảng dạy môn âm nhạc ở bậc tiểu học cần nhạy bén, tránh cứng nhắc, rập khuôn, “quá tin vào sách” mà quên đi vấn đề quan trọng là phải dạy hiệu quả cho chính học sinh vùng miền của chúng ta Vì vậy người giáo viên giảng dạy. .. âm nhạc không thể thiếu như nhạc cụ, băng đĩa, bảng kẻ phụ khuông nhạc, và bộ nốt nhạc có đính nam châm, các hình ảnh tranh vẽ các loại nhạc cụ, các tác giả trong phần giới thiệu tác giả tác phẩm, và giáo viên cần được trang bị nhạc cụ và sử dụng nhạc cụ trong việc giảng dạy Nhất thiết phải có sách giáo khoa cho học sinh, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên, các tài liệu tham khảo về môn âm nhạc. .. các em đã học Trước khi dạy hát cho các em thì phải tạo ra môi trường học thật vui tươi lành mạnh, tạo môi trường hứng thú học cho các em Vì thế học sinh cần phải làm quen bài hát về nhiều phương diện: Tính chất, nội dung, hình tượng âm nhạc, sự vật, sự kiện trong bài hát, xuất xứ và tác giả bài hát Trong bước giới thiệu bài hát gồm hai phần: Giới thiệu cho học sinh biết về bài học sắp học Cho học sinh... phục vụ cho dạy và học CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC 1 Đôi nét về trường Vị trí địa lý: Ngôi trường này tọa lạc tại hai địa điểm khác nhau, điểm lẻ cách trường trung tâm 3km, trường có các lớp bán trú và một số lớp học 2 buổi 14 Về cơ sở vật chất: trong trường có máy cát-xét, băng nhạc, đĩa nhạc, đàn Organ, bảng kẻ phụ và một số tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy Trường còn... trong chương trình học nhạc lớp 3 các em còn gặp những hạn chế và khó khăn sau đây: - Học sinh chưa thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài hát Học sinh không có đủ nhạc cụ học tập Học sinh chưa phân biệt được phách mạnh nhẹ ở những bài hát nhịp ¾ Học sinh gõ đệm chưa đều Học sinh chưa tự tin khi thể hiện bài hát trước lớp Học sinh khi hát chưa đồng đều, chưa bộc lộ được tình cảm của bài hát 4 Các biện . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC 1 DẠY TẬP ĐỌC NHẠC Ở TIỂU HỌC MỤC LỤC 2 LỜI GIỚI THIỆU Âm nhạc là một môn nghệ thuật đặc biệt, nó phản. nhạc được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học cơ sở là môn nghệ thuật quan trọng, giúp các em hứng thú và học tốt các môn học khác. Trong cuộc sống đổi mới, sự phát triển về kinh. những tiết học âm nhạc. Là giáo viên âm nhạc và được phân công trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc của khối lớp 3, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa phần việc học tập và tiếp thu kiến thức

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan