Giáo viên ít đầu tư chuẩn bị phương tiện-thiết bị dạy học, nên môn Tin học mà thường dạy “chay”, việc dạy ít được các cấp quản lí đầu tư tùy theo điều kiện của trường lớp, từng địa phư
Trang 1Thành phố Hồ Chí Minh
2014
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Trang 2LÝ LUẬN DẠY HỌC TIN HỌC 2
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT 01
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lê Đức Long Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Nguyễn Thái Học MSSV: K37.103.512 Nguyễn Văn Dũng MSSV: K37.103.506 Lớp Sp Tin 3 Đà Lạt
Hồ Thị Phi Hậu MSSV:K37.103.034 Lớp: Sp Tin 3
Thành phố Hồ Chí Minh
2014
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Trang 3Trang bìa
Trang phụ bìa
Mục Lục
Chủ đề 1 4
1.1: Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng dạy tin học ở nước ta hiện nay? 4
1.2: Bạn suy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào một bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp bạn sẽ áp dụng là gì? 6
I Các bước tổ chức dạy học: 6
II Kiểu dạy học và phương pháp dạy học 8
Chủ đề 2 9
2.1: Thế nào là dạy học dùng lời nói (Talk teaching)? 9
2.2: Nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học? 10
2.3: Nghệ thuật của sự trình bày(The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học? 12
Chủ đề 3 15
3.1: Làm thế nào để xây dựng một bài dạy có chất lượng? Các bước chuẩn bị kịch bản cho bài dạy là gì? 15
3.2: Kích thích động cơ của người học bằng việc mở đầu bài dạy như thế nào? 17
3.3: Các tiêu chí để trở thành người giáo viên tốt là gì? 18
Tài liệu tham khảo 19
Trang 4Chủ đề 1
Giới thiệu làm quen – chương trình học
Trình bày yêu cầu môn học và hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn
1.1 : Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng dạy tin học ở nước ta hiện nay?
Tin học là một trong những môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ Việc Tin học là môn học mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận và thực tế; trình độ ngoại ngữ hạn chế của giáo viên hiện nay cũng là rào cản trong việc nâng cao trình độ Tin học giáo viên hiện nay
Trong khi đó, trình độ của học sinh không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, học sinh các thành phố lớn, các vùng miền có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ phát triển sẽ có cơ hội tiếp cận với CNTT nhanh hơn Không chỉ vậy, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và các yếu tố khác kèm theo ở nhà trường cũng rất khác nhau giữa các vùng miền, gây khó khăn không nhỏ cho giáo viên và học sinh trong dạy – học Tin học
Chất lượng và hiệu quả về giáo dục của môn Tin học hiện nay vẫn là vấn đề dai dẳng, chưa được giải quyết là hệ quả của cách tiếp cận xây dựng nội dung chương trình
Cách tiếp cận xây dựng chương trình môn Tin học là hướng dẫn sử dụng máy tính, mạng máy tính và phần mềm ứng dụng, đại diện là chương trình Tin học phổ thông hiện nay của Việt Nam Cách tiếp cận này chỉ tạo ra những khách hàng tốt cho các công ty máy tính, các hãng phần mềm Trong khi đó, dạy phương pháp xử lý thông tin qua các tình huống làm nảy sinh nhu cầu thông tin, cách khảo sát, tìm kiếm thông tin mới, lưu trữ, biến đổi, tổ chức lại thông tin sẽ tạo ra những nhà sản xuất biết lựa chọn công cụ phù hợp với mục đích của mình để tạo ra sản phẩm Học sinh của chúng ta đang bị nhà sản xuất dẫn dắt thay vì chủ động lựa chọn công cụ phục vụ mục đích của mình
Cần xuất phát từ yêu cầu về năng lực của học sinh để xây dựng chương trình Kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT cụ thể chỉ là phần ngọn trong hệ thống tri thức và kỹ năng của người lao động Vì vậy, nội dung này nên được huấn luyện cho người lao động ngay trước khi học cần đến nó trong quy trình nghiệp vụ của mình hơn là dạy cho họ trong một chương trình căn bản
Trang 5 Giáo viên
Đa số không được đào tạo bài bản và hệ thống Các trường sư phạm chỉ mới đào tạo giáo viên chính quy ngành sư phạm tin học trong vài năm trở lại đây và số lượng sinh viên ra trường còn rất ít
Những người thạo tin học thì thường không có nghiệp vụ sư phạm Những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm dạy học phần lớn từ các chuyên môn khác chuyển sang, sau khi đã học một số khóa đào tạo tin học
Việc dạy học tin học vẫn được coi là hoạt động kiêm nhiệm, cải thiện cuộc sống, chứ không phải là một nghề nghiệp cần đầu tư có chiều sâu, nghiên cứu và rút khinh nghiệm
Ngành giáo dục đã bỏ trống việc giáo dục tin học trong mấy thập
kỉ qua, không có định hướng, quy hoạch
Các phương án đưa tin học vào giáo dục thay đổi nhiều lần,
không ổn định, do đó không có chương trình chính thức
Chỉ mới năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT chính thức đưa
chương trình tin học tự chọn (bắt buộc) cho cấp THCS và chính khóa cho cấp THPT Tương ứng với chương trình này là các sách giáo khoa, sách giáo viên cho cấp lớp 6 và lớp 10
Các tài liệu về tin học khác giảng dạy trong các trường và các trung tâm còn lại không phải là các sách giáo khoa mà chỉ là dạng các tài liệu hướng dẫn sủ dụng, do các nhà xuất bản in ấn cộng tác với một số người biên soạn Việt Nam biên dịch lại, hoặc là dạng giáo trình biên soạn nội bộ đem dạy cho người học
Trang 6 Việc dạy và học
Vì không có nghiệp vụ sư phạm, giáo viên trình bày từng bước theo tài liệu hướng dẫn hoặc sách tham khảo một cách máy móc, cứng nhắc
Tài liệu hướng dẫn thường dài, hoặc mới, khó mà thời lượng ở lớp ít nên giáo viên trình bày lướt qua rất nhanh, người học khó khăn nắm bắt vấn đề, việc theo dõi trực tiếp những thao tác trên màn hình máy tính còn rất hạn chế
Giáo viên ít đầu tư chuẩn bị phương tiện-thiết bị dạy học, nên môn Tin học mà thường dạy “chay”, việc dạy ít được các cấp quản lí đầu tư tùy theo điều kiện của trường lớp, từng địa phương
Người học tốn công sức mày mò ở nhà hoặc thuê máy tính thực hành ở các điểm dịch vụ, do đó việc học không được định hướng đúng đắn, tự phát tùy theo yêu cầu của từng người học Ngược lại, một số người học thiếu hẳn việc đầu tư cho thực hành do khách quan hoặc chủ quan nên không rèn luyện được
kỹ năng cần thiết, chỉ biết lí thuyết không biết thực hành
1.2: Bạn suy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào một bài dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp bạn sẽ áp dụng
là gì?
I Các bước tổ chức dạy học:
Tạo tiền đề xuất phát, hướng đích – gợi động cơ, làm việc với nội dung mới, củng cố bài học, kiểm tra – đánh giá, hướng dẫn công việc ở nhà Để
có thể ận dụng một cách hiệu quả các bước tổ chức dạy học thì người thầy giáo cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ các mục sau:
Xác định đúng mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức
Các nội dung trọng tâm, điểm khó của bài
Kiến thức , kỹ năng đã biết – tiên quyết đối với bài học
Kiến thức, kỹ năng có thể biết – liên quan đến bài học
Chọn phương tiện dạy học thích hợp
Việc thực hiện tốt các mục trên là yêu cầu tiên quyết để có thể tạo ra một bài dạy hiệu quả Trước tiên, ta cần xác định đúng mục tiêu bài học có thể dựa vào sách giáo viên và khả năng thực tế của học sinh Từ đó xác
Trang 7định trọng tâm bài học phù hợp với mục tiêu Dựa vào các nội dung trọng tâm ta có thể chia bài dạy thành các hoạt động chính với phân lượng thời gian phù hợp Việc xác định đúng và đủ các kiến thức, kỹ năng đã biết và
có thể biết của học sinh về bài học là rất quan trọng, nó giúp người thầy giáo tạo nên các cách đặt vấn đề dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với học sinh
Các bước tổ chức dạy học vào một bài dạy
― Tạo tiền đề xuất phát: là những hiểu biết và những điều kiện của người học tại thời điểm xuất phát trong quá trình dạy học Những điều kiện của người học này rất đa dạng, không chỉ bao gồm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn
cả thái độ, hành vi, thói quen, niềm tin cùng những đặc điểm nhân cách khác nữa
― Hướng đích, gợi động cơ: là làm cho các mục đích sư phạm của giáo viên biến thành mục đích cá nhân của học sinh
― Làm việc với nội dung mới:
† Thầy tạo những tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục đích dạy học
† Trò hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, có sự giao lưu giữa các thành viên trong tập thể
† Thầy có tác dụng điều chỉnh, chẳng hạn giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn bằng cách phân tích một hoạt động thành những thành phần đơn giản hơn, hoặc cung cấp cho học sinh một số tri thức phương pháp,nói chung là điều chỉnh mức độ khó khăn của nhiệm vụ dựa vào sự phân bậc hoạt động
† Thầy giúp trò xác định lại những kiến thức đã đạt trong quá trình hoạt động, đưa ra những bình luận cần thiết để học trò hiểu kiến thức đó một cách sâu sắc, đầy đủ hơn
― Củng cố: việc củng cố tri thức, kĩ năng một cách có định hướng và có
hệ thống mang lại ý nghĩa to lớn trong dạy học môn tin học Trong môn tin học, việc củng cố chỉ có thể thực hiện dựa vào những nội dung cụ thể, chủ yếu
là việc củng cố tri thức và kĩ năng, đào sâu kiến thức, ứng dụng thực tiễn, hệ thống hóa và ôn tập
― Kiểm tra và đánh giá: đối với giáo viên và học sinh, kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò thông tin về kết quả dạy học, kèm theo sự đánh giá đúng mức và công bằng của giáo viên và tập thể học sinh
Hướng dẫn công việc ở nhà: hướng dẫn học lí thuyết, làm bài tập ở nhà, tham khảo tài liệu, tư liệu, đọc sách, chuẩn bị cho bài học sau về kiến thức, dụng cụ học tập,…
Trang 8II Kiểu dạy học và phương pháp dạy học.
Kiểu dạy học: Kiểu dạy học nêu vấn đề
― Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể ng hình thành và giải quyết vấn đề
― Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
― Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm,…theo kiểu nêu vấn đề có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức
Ưu điểm:
― Kiểu dạy học mang tính tích cực
― Học sinh nắm vững tri thức, sáng tạo, linh hoạt
― Học sinh nắm được phương pháp tự học
― Học sinh phát triển được tư duy
― Học sinh xây dựng được niềm tin về khả năng của mình
Nhược điểm:
― Giáo viên tốn nhiều thời gian cho việc dạy học
― Giáo viên cần nhiều điều kiện hỗ trợ (cơ sở vật chất, phương
tiện)
― Không phải lúc nào cũng áp dụng được (điều kiện để thực
hiện)
Phương pháp dạy học: Dạy học Tích cực
― Khai thác động lực học tập trong bản thân mỗi người học để phát triển chính họ Đây là một mục tiêu tốt đẹp, nếu khai thác
tốt động lực này thì hiệu quả của việc học tập là hiển nhiên
― Coi trọng lợi ích và nhu cầu của người học
― Tạo khả năng để người học thích ứng tốt với đời sống xã hội sau này
Trang 9Chủ đề 2
Các phương pháp dạy học truyền thống
2.1: Thế nào là dạy học dùng lời nói (Talk teaching)?
Dạy học dùng lời là một trong những nhóm phương pháp dạy học truyền thống Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp như: diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp, vấn đáp gợi mở)…
Dạy học dùng lời là nhóm phương pháp thông dụng nhất (trung bình chiếm 60% số lượng các bài học của một môn học/ học phần)
Phương pháp dạy học dùng lới chủ yếu áp dụng trong kiểu dạy học thông báo Bản chất của kiểu dạy học là giáo viên giảng giải – minh họa kiến thức và cách thức hành động cho học sinh, còn học sinh chỉ tiếp thu, thái hiện theo các thao tác mẫu Giáo viên sẽ nghiên cứu nội dung kiến thức, sau đó bằng phương pháp dùng lời truyền đạt thông tin đến cho học sinh và học sẽ sẽ học bài ghi được trên lớp
Có thể thấy, dạy học dùng lời là phương pháp phổ biến và là phương pháp cung cấp kiến thức trực tiếp đến học sinh Và dạy học dùng lới có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của người giáo viên Vì vậy khi sử dụng phương pháp này, người giáo viên luôn phải tự mình trả lời các câu hỏi dạy ai, dạy cái gì và dạy như thế nào? Để làm được điều này người giáo viên cần chuẩn bị cho mình một hồ sơ bài dạy
kĩ lưỡng Việc dạy học dùng lời chủ yếu dựa trên sự giải thích và minh họa Để bài dạy hiểu quả và hấp dẫn, người giáo viên cần phải giải thích sao cho dễ hiểu và dễ nhớ; minh họa bằng những phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu được vấn đề
Dạy học dùng lời là một phương pháp mà người giáo viên giữ vai trò trung tâm (teacher – centred) Cho nên có những ưu và nhược điêm riêng biệt:
Ưu điểm:
Truyền đạt được một lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn
Người giáo viên có thể chắc lọc vấn đề cần truyền đạt sao cho phù hợp nhất với trình độ tiếp thu của học sinh
Cần ít sử chuận bị về mặt trang thiết bị
Có thể tạo cảm hứng học tập cho học sinh
Khuyết điểm:
Trang 10xác định được học sinh có nắm bắt được vấn đề hay không
Có thể tạo ra sự nhàm chán
Độ tập trung chú ý vào bài học của học sinh sẽ giảm dần theo thời gian học
Không tạo ra được tính tích cực ở học sinh
2.2: Nghệ thuật của sự diễn giải(The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó trong dạy học?
Diễn giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học.Diễn giải chứa đựng các yếu
tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh
Diễn giải là phương pháp dạy học thông dụng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là hiệu quả nhất Giảng viên dùng lời nói cùng với các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe nhìn như: Bảng – phấn, văn bản in, overhead transparencies, video/film, máy tính,… để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các quá trình
Nghệ thuật của sự diễn giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học – đặc biệt là dạy học dùng lời Một giáo viên khi diễn giải – giải thích một vấn đề tốt thì cần làm rõ 2 điều cốt lõi Thứ nhất là làm cho vấn đề đó trở nên dễ hiểu Thứ hai là làm cho vấn đề đó trở nên dễ dàng ghi nhớ đối với học sinh
Nghệ thuật của
sự giải thích
Làm cho nó dễ hiểu
Dựa trên kiến
thức Sử dụng câu hỏi
Đại diện trực quan
Giới thiệu cụ thể
Làm cho nó dễ nhớ
Đơn giản Tập trung vào
điểm chính
Trình bày cấu trúc
Trang 11 Để một vấn đề trở nên dễ hiểu (Make it to understandable) Giáo
viên cần dựa trên những nguyên tắc sau đây để giải thích:
Giải thích dựa trên kiến thức nền sẵn còn của học sinh(Base
on prior knowledge) Có nghĩa là việc giải thích và hình thành
một kí năng mới phải bắt nguồn từ những kĩ năng, kiến thức và những kinh nghiệm đã biết của học sinh Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đi từ cái đã biết đến cái chưa biết và cần tìm hiểu
Sử dụng câu hỏi để dẫn dắt vấn đề (Use Questioning): Đặc câu
hỏi giúp học sinh hình thành vấn đề và nghĩ về nó Khi giáo viên giải thích làm sáng tỏ vấn đó thì học sinh sẽ dễ hiểu hơn
Biễu diễn kiến thức trực quan (Visual representation): Việc giải
thích cần logic và đầy đủ, vì vậy giải thích theo những sơ đồ, dàn
ý sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về vấn đề cần học Hệ thống các sơ đồ thường dùng để hệ thống kiến thức theo sự phân bậc các ý như sơ đồ tư duy, sơ đồ cây…
Giải thích dựa trên những vấn đề cụ thể (Intruction from
concrete): cố thể giải thích, giới thiệu vấn đề dựa trên những ví
dụ cụ thể đề từ đó học sinh khái quát và hiểu những vấn đề tổng quát
Để vấn đề giải thích dễ ghi nhớ đối với học sinh (Make it easy to remember) Giáo viên cần dựa trên các nguyên tắc:
Giải thích vấn đề theo cách đơn giản nhất ( Simplify): cần giải
thích vấn đề một cách đơn giản nhất để học sinh nắm được những điều cốt lõi, sau đó mới mở rộng giải thích những vấn đề phức tạp
Tập trung giải thích những điểm quan trọng (Focus on key points):
tập trung giải thích những vấn đề cốt lõi, vì những vấn đề này quan trong nếu học sinh hiểu được những vấn đề cốt lõi thì có thể hiểu được