1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU

72 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 572 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Lịch, Tiến sỹ Kinh tế học, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại Giao – người đã dành sự quan tâm, tận tình hướng dẫn, bảo ban em trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Nhân đây em cũng xin trân trọng gửi tới Ban Giám đốc, các thầy cô giáo trong Học viện Ngoại Giao lời cảm ơn chân thành nhất về tất cả những kiến thức, tình cảm, sự giúp đỡ quý báu mà em đã nhận được trong suốt bốn năm học tập tại Học viện. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam và tập thể cán bộ Thư viện Học viện Ngoại Giao đã giúp đỡ em trong việc tìm tài liệu cần thiết để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè - những người đã khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6/2009. Sinh viên Vũ Thị Hương Giang. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ EU 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của EU 3 1.1. Cộng đồng than thé p châu Âu – một thị trường chung củ a sáu nước 3 1.2. Hiệp ước Maastricht – một thị trường nội địa châu Âu đã hì nh thành 5 1.3. Liên minh kinh tế và tiền tệ 6 2. Nền kinh tế EU trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ 8 2.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ 8 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 2.1.2. Tỷ lệ thất nghiệp 11 2.2. Trong thờ i kỳ khủng hoảng tà i chí nh Mỹ 12 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 2.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp 14 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA EU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 15 1. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU 15 1.1. Nguyên nhân bên ngoà i 16 1.2. Nguyên nhân bên trong 18 2. Hoạt động xuất khẩu của EU 20 2.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ 20 2.1.1. Thương mại ngoại khối. 20 2.1.2. Thương mại nội khối 21 2.2. Trong thờ i kỳ khủng hoảng tà i chí nh Mỹ 21 2.2.1. Thương mại ngoại khối 22 2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 22 2.2.1.2. Các đối tác thương mại lớn 23 2.2.2. Thương mại nội khối 26 2.2.3. Khu vực đồng euro – EA15. 27 2.3. Nguyên nhân giảm sút kim ngạch xuất khẩ u EU 28 3. Hoạt động nhập khẩu của EU 30 3.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ 30 3.1.1. Thương mại ngoại khối 30 3.1.2.Thương mại nội khối 31 3.2. Trong thờ i kỳ khủng hoảng tà i chí nh Mỹ 31 3.2.1. Thương mại ngoại khối 32 3.2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu 32 3.2.1.2. Các đối tác thương mại lớn 33 3.2.2. Thương mại nội khối 36 3.2.3. Khu vực đồng Euro – EA 15 38 3.3. Nguyên nhân giảm sút kim ngạch nhập khẩu của EU 39 4. Cán cân thương mại của EU 40 4.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ 40 4.2. Trong thờ i kỳ khủng hoảng tà i chí nh Mỹ 42 4.2.1. Khu vực EU 42 4.2.2. Khu vực đồng Euro – EA 15 43 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN EU 45 1. Các giải pháp đã và đang thực hiện 45 1.1. Thự c hiệ n các gói cứu trợ khẩn cấp đối vớ i cá c ngân hàng và cá c tổ chức tài chính tín dụng có nguy cơ phá sản. 45 1.1.1. Giải pháp chung của EU 45 1.1.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên 47 1.2.Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạ t, cụ thể và tập trung, nhất là liên tục hạ lã i suấ t cho vay để khuyến khích đầ u tư kinh doanh 51 1.2.1. Giải pháp chung của EU 51 1.2.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên 52 1.3. Ban hành các chương trình cứ u trợ khẩn cấp cho nền kinh tế 53 1.3.1. Giải pháp chung của EU 54 1.3.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên 56 3 2. Thực trạng và triển vọng của nền kinh tế khu vực EU 57 2.1. Thực trạ ng củ a nền kinh tế khu vự c EU 58 2.1.1. Các chỉ số kinh tế vĩ mô 58 2.1.2. Hiệu quả của ba giải pháp còn hạn chế 58 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng nền kinh tế khu vực EU 60 2.2. Triển vọng của nền kinh tế khu vự c EU 61 2.2.1.Dự báo ngắn hạn về nền kinh tế khu vực EU 61 2.2.2. Triển vọng trung hạn của nền kinh tế khu vực EU 61 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 NHÓM TIẾNG VIỆT: 65 BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên TiếngViệt BoE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh EA 15 Euro Area 15 Khu vực đồng Euro EC European Community Cộng đồng châu Âu ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu ECSC European Coal and Steel Community Cộng đồng than thép châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu EIB European Investment Bank Ngân hàng đầu tư châu Âu EMU European Monetary Union Liên minh tiền tệ châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu Euratom European Atomic Energy Community Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu MBS Mortgage-backed security Chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc SNB Swiss National Bank Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ WB World Bank Ngân hàng thế giới 4 5 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (Đơn vị: %) 10 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực EA 15 và EU 27 13 Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp và số lượng người thất nghiệp ở khu vực EU 15 Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giữa EU 27 với các đối tác thương mại chính ngoài khu vực năm 2008 và tháng 1/2009 24 Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu giữa EU 27 và các đối tác thương mại chính ngoài khu vực năm 2008 và tháng 1/2009 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tổng thu nhập quốc nội của khu vực EA 15 10 Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người của khu vực EA 15 (USD) 10 Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp của EA 15 và EU 27 11 Biểu đồ 4: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực EA 15 14 Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu ngoại khối của EU 27 23 năm 2008 và tháng 1/2009 23 Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu của EA 15 năm 2008 28 Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của EU 27 32 năm 2008 và tháng 1/2009 32 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007, kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng không chỉ đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tác động đến hàng loạt các nước khác trên thế giới và nền kinh tế khu vực EU cũng không phải là ngoại lệ. Từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan rộng sang các nước khu vực châu Âu, khiến cho kinh tế của EU khó khăn. Nhiều nước trong khu vực đã phải tuyên bố rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Không chỉ lĩnh vực tài chính ngân hàng gặp nạn, các ngành khác cũng bắt đầu bị đình trệ, giảm sút; hoạt động đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đã khiến cho hoạt động thương mại của khu vực EU không mấy suôn sẻ, bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung của châu Âu suy giảm đáng kể, nền kinh tế EU chính thức bước vào thời kỳ “đen tối” nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập đến nay. Với những lý do đó, đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA EU” đã được chọn làm Khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu nguyên nhân tại sao cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU, khóa luận tập trung phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến hoạt động thương mại của EU năm 2008. Qua đó, khóa luận đưa ra lý do vì sao hoạt động thương mại của EU năm 2008 giảm sút mạnh và để từ đó thực hiện các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế EU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thương mại của EU trong năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, trọng tâm là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của EU, các giải pháp đã và đang được thực hiện nhằm khắc phục những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. 1 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian hạn chế, không thể bao quát hết được nền kinh tế các thành viên của EU, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại của khu vực đồng Euro – Euro Area 15 (EA 15) nói riêng và khu vực EU 27 nói chung trong năm 2008. Phương pháp nghiên cứu : Là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Kết cấu của Khóa luận: Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, bảng chú thích các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của Khóa luận gồm có 3 chương: • Chương I: Tổng quan về nền kinh tế EU. Nội dung của chương này sẽ trình bày những nét khái quát nhất về quá trình hình thành và phát triển của EU, để từ đó có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế EU trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. • Chương II: Hoạt động thương mại của EU dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ. Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU, khóa luận sẽ phân tích những biến động của kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại của EU năm 2008. • Chương III: Các giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến EU. Chương này sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể đã và đang được các nhà lãnh đạo EU thực hiện; từ đó có những dự báo về triển vọng nền kinh tế EU trong ngắn và trung hạn. Đề tài trên đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch – Trưởng khoa Kinh tế quốc tế – Học viện Ngoại Giao Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ EU 1. Quá trình hình thành và phát triển của EU. Từ giữa thập kỷ 1980 đến nay, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Cùng với xu thế này, quá trình khu vực hóa với sự hình thành của các nền kinh tế và thị trường khu vực diễn ra ngày càng sôi động, trong đó, sự ra đời của liên minh châu Âu là dấu mốc khởi đầu cho quá trình này. 1.1. Cộng đồng than thép châu Âu – một thị trường chung của sáu nước. Ngày 9/5/1950, Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman đã đưa ra đề nghị: “đặt toàn bộ việc sản xuất than thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực tối cao chung trong một tổ chức mở cửa cho các nước châu Âu khác tham gia” 1 . Sáng kiến này đã được năm nước Tây Âu khác ngoài Pháp hưởng ứng, đó là: Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Ngày 18/4/1951, tại Pari, sáu nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (European Coal and Steel Community – ECSC) để “đưa ra những quy định cụ thể nhằm xây dựng một thị trường chung than, sắt thép; đưa ra các điều kiện để khuyến khích cạnh tranh công bằng; đẩy mạnh sản xuất, hạ thấp giá cả và đẩy mạnh buôn bán quốc tế.” 2 Hiệp ước này chính thức có hiệu lực từ ngày 23/7/1952. Từ tháng 5/1953, một thị trường chung than, sắt, thép cho sáu nước đã hình thành. Ngành luyện kim đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế sáu nước. Tháng 6/1955, Hội nghị Messine đã được tổ chức, ra nghị quyết nhằm khẳng định việc liên kết châu Âu phải được thực hiện trước hết thông qua liên kết kinh tế, đồng thời nhất trí về nguyên tắc thành lập từng bước một thị trường chung thống nhất. Thị trường này có nhiệm vụ trước hết là xóa bỏ các 1, 2 Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Liên minh châu Âu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.16, tr.18. 2 3 hàng rào thuế quan và đặc biệt là điều hòa các chính sách kinh tế – xã hội của các nước tham gia. Không chỉ dừng lại ở việc thành lập ECSC, ngày 25/3/1957, tại Roma, dưới sáng kiến của khối Bênêlux, Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic Community – EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (European Atomic Energy Community – Euratom) đã được ký kết và ngày 1/1/1958, hai Cộng đồng này chính thức ra đời. Nhiệm vụ đầu tiên của EEC là xây dựng một “thị trường chung”. Hiệp ước thành lập EEC đã chính thức khởi đầu quá trình xây dựng thị trường chung cho sự lưu thông tự do hàng hóa, con người, dịch vụ và tư bản. Hiệp ước khẳng định “thị trường chung là một mục tiêu rộng lớn hơn nhiều so với một khu vực mậu dịch tự do hay một liên minh thuế quan thuần túy.” 3 So với Euratom và ECSC thì EEC bao hàm những lĩnh vực kinh tế rộng hơn. Có thể nói, ngoài hai lĩnh vực cụ thể thuộc hai Hiệp ước ECSC và Euratom là than, thép và hạt nhân nguyên tử, các lĩnh vực kinh tế còn lại đều nằm trong phạm vi hiệu lực của Hiệp ước EEC. Năm 1967, các cơ quan hành pháp của ba cộng đồng: Cộng đồng than thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu đã sát nhập thành Ủy ban Châu Âu và Hội đồng bộ trưởng châu Âu. Từ đó, người ta thường gọi ba cộng đồng dưới cái tên chung là Cộng đồng châu Âu (European Community – EC). Hoạt động của EC cho đến đầu những năm 1970 nhìn chung là tương đối suôn sẻ. EC đã nhanh chóng trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa đầu tàu của thế giới. Thành tích lớn nhất mà cộng đồng đạt được là lập ra được Liên minh thuế quan (ngày 1/7/1968) – giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thị trường chung. 3 Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Liên minh châu Âu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.71. 4 [...]... khẩu cho EU lớn nhất (KNNK từ Trung Quốc của EU chiếm 16% KNNK của EU) Năm 2007, ước tính nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đạt 231,4 tỷ Euro Tiếp đến, KNNK của EU từ Mỹ đứng vị trí thứ hai, đạt 181,2 tỷ Euro – chiếm 13% tổng KNNK ngoại khối của EU Theo sau đó là Nga với KNNK của EU từ nước này chiếm 10% tổng KNNK ngoại khối của EU, đạt khoảng 143,6 tỷ Euro33... số âm, lần lượt là: -2,6% và -1,8% đưa KNXK của EU sang hai nước này lần lượt đạt ở mức rất khiêm tốn: 53,6 tỷ Euro và 33,6 tỷ Euro32 2.3 Nguyên nhân giảm sút kim ngạch xuất khẩu EU 31 http://epp.eurostat.ec.europa .eu/ cache/ITY_OFFPUB/KS-AR-09-004/EN/KS-AR-09-004-EN.PDF Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number... 18,678 19,156 Nguồn: Eurostat newsrelease, Euro area unemployment up to 8.5%, Euroindicators, 45/2009 – 1 April 2009 17 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA EU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU 16 http://www.tradingeconomics.com/Economics/Unemployment-rate.aspx?Symbol=EUR 17 http://ec.europa .eu/ portugal/pdf/imprensa/indicadores_estatisticas_2009/20090401_45_eurostat_en.pdf... sút Ví dụ ở Đức, KNXK ngoại khối tháng 10/2008 đạt 32.840 triệu Euro nhưng đến tháng 11/2008 đã giảm còn 28.594 triệu Euro và tháng 12/2008 chỉ còn 26.780 triệu Euro 25 http://epp.eurostat.ec.europa .eu/ cache/ITY_OFFPUB/KS-AR-09-004/EN/KS-AR-09-004-EN.PDF Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.31, pp.100... giá trị hàng hóa nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần (từ 74,6 tỷ Euro năm 2000 tăng lên 231,4 tỷ Euro năm 2007) với tốc độ tăng trưởng KNNK trung bình hàng năm đạt 18% Trong khi đó, 33, 34 Eurostat – Statistics in focus, International trade of the European Union in 2007, European Commission, 92/2008, http://epp.eurostat.ec.europa .eu/ cache/ITY_OFFPUB/KS-SF-08-092/EN/KS-SF-08-092-EN.PDF... đóng góp, trao đổi thương mại quốc tế So với những năm gần đây, năm 2007 được coi là năm thành công của hoạt động thương mại khu vực EU EU tiếp tục là một trong những nhà xuất khẩu quan trọng nhất của thế giới 2.1.1 Thương mại ngoại khối Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ngoại khối của EU năm 2007 đạt 1.240 tỷ Euro Trong các đối tác thương mại chính, Mỹ... tính KNXK đạt 340,3 tỷ Euro (chiếm 27,4% tổng giá trị xuất khẩu trong trao đổi 20 thương mại ngoại khối) Xếp sau Đức là Italia với KNXK sang các nước ngoài khu vực đạt 143,2 tỷ Euro (tương đương với 11,5% tổng KNXK ngoại khối của EU) và Pháp chiếm 11,4% tổng KNXK ngoại khối của EU, đạt 141,1 tỷ Euro21 2.1.2 Thương mại nội khối Trong quan hệ thương mại nội khối,... Nguồn: Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.35 23 2.2.1.2 Các đối tác thương mại lớn KNXK của EU với các đối tác thương mại lớn so với năm 2007 đều tăng, đặc biệt là với Brazil tăng 23,5%, Nga tăng 18% và Trung Quốc là 9,1% Tuy nhiên, đối với Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của EU, cũng... các đối tác thương mại quan trọng khác của EU thì Mỹ vẫn giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất từ khu vực EU Tiếp sau đó là Nga với KNXK đạt 105,2 tỷ Euro - chiếm 8% KNXK ngoại khối của EU và Thụy Sỹ đạt 97,7 tỷ Euro – chiếm 7,5% KNXK ngoại khối của EU Mỹ đã có những đóng góp rất lớn vào quan hệ thương mại... nhiều nhất hàng hóa từ EU - KNXK của EU sang Mỹ đã giảm 4,6% so với năm 2007, đạt 249,4 tỷ Euro (chiếm 19% KNXK ngoại khối của EU, con số này đã giảm đi 2% so với tỷ lệ năm 2007) Ngay từ những tháng đầu năm 2008, KNXK của EU sang Mỹ đã giảm dần Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, KNXK của EU sang Mỹ đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2007 Mặc dù EU tiếp tục xuất siêu . hàng Trung ương Anh EA 15 Euro Area 15 Khu vực đồng Euro EC European Community Cộng đồng châu Âu ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu ECSC European Coal and Steel Community Cộng. châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu EIB European Investment Bank Ngân hàng đầu tư châu Âu EMU European Monetary Union Liên minh tiền tệ châu Âu EU European. tế các thành viên của EU, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại của khu vực đồng Euro – Euro Area 15 (EA 15) nói riêng và khu vực EU 27 nói chung trong năm

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w