1. Các giải pháp đã và đang thực hiện
2.2.2. Triển vọng trung hạn của nền kinh tế khu vực EU
Về trung hạn, suy thoái kinh tế chắn chắn còn diễn ra trong thời gian khoảng vài ba năm nữa ở cả khu vực EA 15 cũng như EU, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực. Đó là do tác động tiêu cực của một số nhân tố như:
• Khủng hoảng tài chính diễn ra ở Mỹ và trên toàn thế giới vẫn chưa chấm dứt và chưa nhìn thấy lối thoát rõ ràng. Đó vẫn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại cũng như tình hình kinh tế nói chung của EU trong một thời gian tương đối dài sắp tới.
• Khủng hoảng nhà đất ở một số nước châu Âu vẫn còn chưa kết thúc. • Xu hướng tăng thâm hụt ngân sách ở nhiều nước châu Âu.
Tuy nhiên, về trung hạn, có một số nhân tố tích cực đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế các nước khu vực EU, đó là:
• Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, và quyết tâm của các nhà lãnh đạo châu Âu trong việc xây dựng EU trở thành một trung tâm công nghệ cao trên thế giới.
• Quá trình liên kết nội bộ EU có nhiều tiến bộ: hoàn thiện thị trường thống nhất châu Âu, sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh tiền tệ châu Âu (European Monetary Union – EMU), liên kết chính trị đang có nhiều tiến bộ với Hệp ước Lisbon.
• Các cải cách cả kinh tế và chính trị đang diễn ra mạnh mẽ trong châu Âu. Các cải cách kinh tế như: tự do hóa doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cải cách thị trường lao động, cải cách mô hình “nhà nước phúc lợi xã hội”… Các cải cách chính trị như: cải cách thể chế nội bộ EU, nâng cao địa vị của EU trên trường quốc tế.
• Tiêu dùng ở châu Âu không phải là đi vay như ở Mỹ. Do đó, nó vẫn có khả năng tăng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
• Thương mại của EU chủ yếu là nội khối nên đã giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.
• Nền tảng tài chính ở châu Âu nói chung (trừ Anh) được coi là vững mạnh và luật lệ ngân hàng tương đối là nghiêm khắc và chặt chẽ.
Tất cả những yếu tố này sẽ có tác động bù trừ và làm giảm những tác động tiêu cực nói trên. Do đó, khả năng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế của EU diễn ra ở mức độ nhẹ hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, phản ứng chậm chạp về chính sách của các nhà lãnh đạo EU, do khó thống nhất về chính sách trên bình diện EU, sẽ làm cho khủng hoảng và suy thoái kinh tế ở EU có thể sẽ diễn ra lâu dài hơn và khó phục hồi hơn ở Mỹ.
KẾT LUẬN
Năm 2008 – một năm kinh tế thế giới đầy biến động với cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra ngày càng nghiêm trọng và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính này không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ mà đã tác động đến một loạt nền kinh tế các quốc gia khác như một hiệu ứng “đô-mi-nô”, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại thân thiết, gần gũi với Mỹ như EU thì tác động của khủng hoảng tài chính này đến hoạt động thương mại nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng là một điều tất yếu.
Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2008, khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan sang châu Âu và nhanh chóng gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của khu vực EU. Đầu tiên là sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng khiến hoạt động tài chính gặp khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất, thương mại của khu vực. Một cách trực tiếp, khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng đã làm cho các ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu tiền và thiếu tính thanh khoản, làm giảm sút đáng kể khả năng cho vay của các ngân hàng, và cũng đồng thời làm cho các ngân hàng thắt chặt hơn nữa các điều kiện cho vay đầu tư cũng như tiêu dùng, tất cả đều dẫn tới giảm cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Cầu tiêu dùng thế giới nhanh chóng giảm sút khiến hoạt động xuất – nhập khẩu không được thuận lợi. Do đó, kim ngạch xuất - nhập khẩu giảm sút mạnh, từ đó góp phần cản trở tăng trưởng kinh tế.
Khủng hoảng tài chính cũng làm giảm trực tiếp tài sản của dân chúng và doanh nghiệp (thông qua việc giảm giá cổ phiếu). Điều này dẫn tới giảm cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Một cách gián tiếp, khủng hoảng làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng kinh tế. Do đó, cầu đầu tư trong nước và ngoài nước đều sụt giảm.
Không chỉ dừng ở đó, khủng hoảng tài chính cũng đồng thời làm đảo lộn toàn bộ tình hình thương mại, đầu tư, việc làm, tiết kiệm của khu vực,
do đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, cầu đầu tư, cầu tiêu dùng, cầu trong nước cũng như cầu nước ngoài.
Đó là lý do vì sao cả xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực EA 15 cũng như EU năm 2008 đều giảm mạnh, đặc biệt là từ quý IV/2008, khi khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng châu Âu và phát triển rộng rãi ra toàn thế giới. Một thành tố cấu thành của GDP bị ảnh hưởng đã khiến tăng trưởng kinh tế cũng chịu tác động hết sức trầm trọng.
Như vậy, khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của cả khu vực EU cũng như khu vực EA 15 thông qua những tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại ngoại khối và nội khối của khu vực. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của khu vực đều giảm mạnh, đặc biệt từ quý IV/2008, khi khủng hoảng tài chính lan sang châu Âu và phát triển rộng rãi ra toàn thế giới.
Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra các giải pháp như hạ lãi suất, bơm vốn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính, thực thi các gói cứu trợ kích cầu nhằm giúp nền kinh tế khu vực nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mặc dù những phản ứng của các nhà lãnh đạo EU đối với khủng hoảng tài chính là chậm chạp nhưng ít nhiều cũng có những tác động tích cực đối với nền kinh tế EU. Với những động thái mới đầy khả quan của nền kinh tế, các chuyên gia hy vọng, tuy năm 2009, tăng trưởng kinh tế khu vực EU sẽ suy giảm chút ít nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi vào năm 2010 và phát triển trở lại trong vài năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
NHÓM TIẾNG VIỆT: Các sách chuyên khảo:
1. GS. Carlo Altomonte, GS. Mario Nava, GS. Bùi Huy Khoát (2004), Kinh tế và chính sách của EU mở rộng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Liên minh châu Âu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. PTS. Kim Ngọc (1996), Tiến trình thống nhất tiền tệ của EU, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các tạp chí, các loại báo:
4. Đỗ Phương Anh, Bức tranh xám khủng hoàng tài chính, Tạp chí tài chính, số 2 (532)2009.
5. Khương Duy, Thế giới “đông cứng”, Việt Nam “sụt giảm”, Tạp chí Tài chính số 11 (529) 2008.
6. Ths. Đặng Minh Đức, Hồ Thanh Hương (Viện nghiên cứu châu Âu),
Phát triển thị trường nội khối ở liên minh châu Âu: Những thành tựu và hạn chế, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 3(90)2008.
7. TS. Nguyễn Thanh Đức (Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới), Tình hình kinh tế EU năm 2008 và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 1(100)2009.
8. Tuyết Lan, Thế giới nỗ lực giải cứu thị trường tài chính, Báo Thông tin tài chính, số 23 (403) tháng 12/2008.
9. Đặng Hữu Mẫn (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng), Cuộc
khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và những kiến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số
4(27)2008.
10. PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, 2008: Năm của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,
NHÓM TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
11. Eurostat newsrelease, An EU 27 surplus in trade in goods with the
USA of 63 bn euro in 2008, Euroindicators, 47/2009 – 3 April 2009.
12. Eurostat newsrelease, Euro area and EU 27 GDP down by 1.5%, Euroindicators, 28/2009 – 5 March 2009
13. Eurostat newsrelease, Euro area external trade deficit 10.5 bn euro,
Euroindicators, 40/2009 – 23 March 2009.
14. Eurostat newsrelease, Euro area unemployment up to 8.5%,
Euroindicators, 45/2009 – 1 April 2009.
15. Eurostat (2009), Europe in Figures - Eurostat yearbook 2008, European Commission.
16. Eurostat (2009), Eurostatistics – Data for short-term economic
analysis, European Commission, issuse number 3/2009.
17. Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009. 18. Eurostat – Statistics in focus, International trade of the European
Union in 2007, European Commission, 92/2008.
19. Eurostat, Newsletter – January 2009, Euroindicators.
NHÓM TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ:
1. http://atpvietnam.com 2. http://epp.eurostat.ec.europa.eu 3. http://vitinfo.com.vn 4. http://vn.euvietnam.com 5. http://vneconomy.vn 6. http://www.asset.vn 7. http:// www.baomoi.com 8. http:// www.tapchicongsan.org.vn 9. http://www.tinkinhte.com 10. http:// www.tradingeconomics.com