Nguyên nhân của thực trạng nền kinh tế khu vực EU

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 66 - 67)

1. Các giải pháp đã và đang thực hiện

2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng nền kinh tế khu vực EU

- Trước hết, các nhà hoạch định chính sách của châu Âu đã tỏ ra quá chậm chạp trong việc đối phó với những diễn biến mới của khủng hoảng, nhưng các nhà lãnh đạo EU cũng đã cố gắng hết sức để đưa ra những giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài với một loạt động thái ở cuối năm 2008.

- Châu Âu cũng cảm thấy ít cấp bách trong việc phản ứng với khủng hoảng vì mạng lưới an sinh xã hội của châu lục này mạnh hơn ở các quốc gia khác, đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và hàng loạt những dịch vụ khác do chính phủ hỗ trợ, giúp làm giảm bớt gánh nặng của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đó là lý do vì sao mà tâm lý của người dân châu Âu trong lần suy thoái này không u ám như ở Mỹ.

- Những khác biệt do lịch sử để lại, cũng như những cơ quan phức tạp mới được thành lập ở châu Âu, đã khiến khu vực này khó phản ứng mạnh hơn.

- Thêm vào đó, ngoài Anh, Ai-len, và Tây Ban Nha, khu vực Tây Âu chưa từng trải qua những thời kỳ bong bóng địa ốc như ở Mỹ, giúp hạn chế gánh nặng nợ nần của người tiêu dùng cá nhân.

- Khu vực EA 15 có Ngân hàng Trung ương ECB nhưng không có một Bộ Tài chính Trung ương, vì vậy không thể giám sát tiền tệ một cách thống nhất và khiến ECB khó có thể áp dụng các biện pháp mạnh. Chính vì thế mà hiện tại, ECB đang giữ thái độ rất thận trọng đối với việc thực thi các biện pháp nới lỏng khối lượng mà nhiều ngân hàng Trung ương như FED, BoE và SNB đã tiến hành. Ngoài ra, một lý do khiến ECB chần chừ là những biện pháp nới lỏng khối lượng hàm chứa những rủi ro lạm phát.

Như vậy, có thể thấy rằng, sau bao nhiêu nỗ lực của các nhà lãnh đạo EU nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính thì kết quả cũng không được khả quan. Mặc dù đã phần nào giúp nền kinh tế ổn định, đi vào quỹ đạo nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU vẫn chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức đáng lo ngại và đặc biệt, nguồn gốc

sâu xa, nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết. Các gói cứu trợ chỉ như muối bỏ bể, chưa thể đem lại những kết quả như mong đợi. Với những biện pháp đã và đang được thực hiện, nền kinh tế khu vực EU vẫn chưa nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm.”

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 66 - 67)

w