Các đối tác thương mại lớn

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 29 - 33)

2. Hoạt động xuất khẩu của EU

2.2.1.2. Các đối tác thương mại lớn

KNXK của EU với các đối tác thương mại lớn so với năm 2007 đều tăng, đặc biệt là với Brazil tăng 23,5%, Nga tăng 18% và Trung Quốc là 9,1%. Tuy nhiên, đối với Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của EU, cũng là nước nhập khẩu nhiều nhất hàng hóa từ EU - KNXK của EU sang Mỹ đã giảm 4,6% so với năm 2007, đạt 249,4 tỷ Euro (chiếm 19% KNXK ngoại khối của EU, con số này đã giảm đi 2% so với tỷ lệ năm 2007). Ngay từ những tháng đầu năm 2008, KNXK của EU sang Mỹ đã giảm dần. Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, KNXK của EU sang Mỹ đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù EU tiếp tục xuất siêu sang thị trường Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2008, nhưng giá trị đã giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2007 (42,5 tỷ Euro so với 52,2 tỷ Euro). Đặc biệt, từ tháng 9, KNXK của EU sang Mỹ liên tục giảm mạnh “không phanh”. (xem bảng 4)

Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn, năm suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Mặc dù KNXK của EU sang Mỹ giảm nhiều nhất so với các đối tác thương mại quan trọng khác của EU thì Mỹ vẫn giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất từ khu vực EU. Tiếp sau đó là Nga với KNXK đạt 105,2 tỷ Euro - chiếm 8% KNXK ngoại khối của EU và Thụy Sỹ đạt 97,7 tỷ Euro – chiếm 7,5% KNXK ngoại khối của EU.

Mỹ đã có những đóng góp rất lớn vào quan hệ thương mại của NAFTA với khu vực EU, đưa NAFTA trở thành khu vực có KNXK với EU lớn nhất – chiếm 22,7% KNXK ngoại khối của EU, đạt 297,6 tỷ Euro. Tuy nhiên con số này đã giảm mạnh so với năm 2007 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu âm, đạt - 3,5%. Dễ dàng thấy rằng, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của EU với Mỹ nói riêng và với khu vực mậu dịch tự do NAFTA nói chung, đã khiến cho không chỉ có KNXK của EU sang Mỹ giảm sút mà cũng làm cho giá trị xuất khẩu giữa EU và NAFTA suy giảm24.

Sang đến tháng 1/2009, dưới tác động của khủng hoảng tài chính lan rộng khắp thế giới, tình hình trở nên ngày càng tồi tệ, trao đổi thương mại giữa các nước giảm sút rõ rệt: KNXK của EU với Mỹ chỉ còn 15,6 tỷ Euro – giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2008, với Nga chỉ đạt 4,4 tỷ Euro – giảm 36,5% so với cùng kỳ năm 2008, với Thụy Sỹ khoảng 6,7 tỷ Euro – giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2008 và Trung Quốc là 4,1 tỷ Euro – giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2008. (xem bảng 4)

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giữa EU 27 với các đối tác thương mại chính ngoài khu vực năm 2008 và tháng 1/2009

Tỷ lệ năm 2008 Giá trị năm 2008 Giá trị tháng 1/2009

% Thay đổi so với 2007 (%)

Tỷ euro Thay đổi so với 2007 (%)

Tỷ euro Thay đổi so với 1/2008(%)

24Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.25.

Mỹ 19,0 -2,0 249,4 -4,6 15,6 -23,3 Trung Quốc 6,0 0,2 78,4 9,1 4,1 -34,3 Nga 8,0 0,9 105,2 18,0 4,4 -36,5 Thụy Sỹ 7,5 -0,0 97,7 5,1 6,7 -14,2 Na Uy 3,3 -0,2 43,7 0,4 2,7 -25,1 Nhật Bản 3,2 -0,3 42,4 -3,2 3,0 -17,5

Thổ Nhỹ Kỳ 4,1 -0,1 54,3 3,0 2,8 -38,9

Hàn Quốc 2,0 -0,0 25,6 3,4 2,2 -1,0

Ấn Độ 2,4 0,0 31,5 6,9 1,6 -33,9

Braxil 2,0 0,3 26,3 23,5 1,3 -27,4

Nguồn: Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.25 25.

Trong các quốc gia thành viên, Đức vẫn xứng đáng là “con chim đầu đàn” của nền kinh tế khu vực EU với KNXK sang các quốc gia ngoài khu vực đạt 360,96 tỷ Euro – chiếm 27,58% KNXK của EU sang các quốc gia ngoài khu vực, tăng 6,1% so với năm 2007. Tiếp đến là Pháp với kim ngạch đạt 152,18 tỷ Euro – chiếm 11,62% KNXK ngoại khối của EU và Italia đạt 151,89 tỷ Euro – chiếm 11,6% KNXK ngoại khối của EU, và Anh đứng ở vị trí thứ tư với KNXK đạt 134,42 tỷ Euro (tương đương 10,27% KNXK ngoại khối của EU) nhưng lại có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2007 tương đối thấp, chỉ đạt 0,3%26.

Mặc dù trong quan hệ thương mại ngoại khối, KNXK năm 2008 của EU nói chung và của các nước thành viên nói riêng đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, từ khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu trầm trọng, kinh tế Mỹ rơi vào tê liệt và đặt biệt, từ tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính lan rộng ở châu Âu thì hoạt động xuất khẩu của EU nói chung và của các nước thành viên nói riêng với các đối tác thương mại chính đều giảm sút. Ví dụ ở Đức, KNXK ngoại khối tháng 10/2008 đạt 32.840 triệu Euro nhưng đến tháng 11/2008 đã giảm còn 28.594 triệu Euro và tháng 12/2008 chỉ còn 26.780 triệu Euro.

25 http://epp.eurostat.ec.europa.eu/cache/ITY_OFFPUB/KS-AR-09-004/EN/KS-AR-09-004-EN.PDF

26, 27 Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.31, pp.100

KNXK ngoại khối của Pháp tháng 10/2008 đạt 13.602 triệu Euro và tháng 11/2008 đã giảm 12,7%, đạt 11.865 triệu Euro. Tuy nhiên con số này đã phục hồi đáng kể vào tháng 12/2008 với KNXK đạt 13.757 triệu Euro nhưng sang tháng 1/2009, tình hình lại trở nên đen tối hơn với tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2008 đạt -19,1%, đưa KNXK thấp kỷ lục, đạt 9.494 triệu Euro.

Tình hình của Italia trong những tháng cuối năm cũng không sáng sủa hơn so với Đức và Pháp. KNXK tháng 10/2008 là 14.353 triệu Euro và 11.761 triệu Euro vào tháng 11/2008, 12.321 triệu Euro vào tháng 12/2008 và sụt giảm mạnh trong tháng 1/2009 với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7.659 triệu Euro – giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008.27

2.2.2. Thương mại nội khối.

Cả năm 2008, tổng KNXK nội khối của cả khu vực EU chỉ đạt 2.701,69 tỷ Euro, tăng 2,02% so với năm 2007. Có thể nói, do khủng hoảng tài chính lan rộng khu vực EU, hầu hết các quốc gia thành viên đều chịu tác động trực tiếp, đặc biệt là những nền kinh tế lớn như Đức - nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại - Pháp, Anh, Italia và Hà Lan… Điều đó đã khiến cho tăng trưởng xuất khẩu trong quan hệ thương mại nội khối của các quốc gia thành viên rất thấp, đặc biệt một số quốc gia đã có tăng trưởng xuất khẩu âm.

Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – có KNXK nội khối năm 2008 đạt 632,96 tỷ Euro (chiếm 23,42% tổng KNXK nội khối của EU), chỉ tăng 1,45% so với năm 2007. Trong khi đó, Pháp chiếm 9,6% tổng KNXK nội khối của EU, đạt 259,52 tỷ Euro với tăng trưởng xuất khẩu âm: -0,58% so với năm 2007 và Hà Lan - quốc gia có hoạt động xuất khẩu nội khối lớn thứ hai khu vực - chiếm tỷ lệ 12,53% KNXK nội khối của EU. Năm 2008, mức tăng trưởng xuất khẩu của Hà Lan chỉ là: 7,93% với KNXK đạt 338,66 tỷ Euro28.

Đặc biệt từ tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính ở châu Âu bắt đầu diễn ra, hoạt động xuất khẩu nội khối suy giảm đáng kể. Từ quý IV/2008,

27

28, 29Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.32, pp.98

KNXK nội khối của các nước thành viên liên tục “xuống dốc không phanh” với tăng trưởng xuất khẩu liên tục âm cho đến hiện nay. Đức – nền kinh tế phần lớn dựa vào hoạt động xuất khẩu đã không tránh khỏi giảm sút trong KNXK nội khối với tháng 10/2008 đạt 56.741 triệu Euro – giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2007, tháng 11/2008 chỉ khoảng 48.222 triệu Euro – giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2007, và đến tháng 12/2008, KNXK chỉ còn 40.380 triệu Euro – giảm 13% so với cùng kỳ năm 2007.

Pháp cũng không phải ngoại lệ với KNXK nội khối tháng 10/2008 bắt đầu giảm 2,3% so với tháng 9/2008, đạt 22.499 triệu Euro, tháng 11/2008, KNXK nội khối giảm mạnh hơn nữa, chỉ khoảng 18,672 triệu Euro và đến tháng12/2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: -10,8% khiến KNXK nội khối chỉ đạt 16.654 triệu Euro – giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù đến tháng 1/2009, KNXK nội khối có tăng chút ít, đạt 17.135 triệu Euro nhưng tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2008 vẫn ở mức âm: -26%.29

Anh được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nội khối thấp nhất khu vực. KNXK tháng 10/2008 của Anh đạt khoảng 15.061 triệu Euro – giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2007. Đến tháng 11/2008 và tháng 12/2008 tiếp tục giảm mạnh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nội khối so với cùng kỳ năm ngoái liên tục âm, lần lượt là: -17,4% và -24,6% khiến KNXK nội khối của Anh vào tháng 11/2008 và 12/2008 lần lượt là: 13.617 triệu Euro và 10.511 triệu Euro.30

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 29 - 33)