Giải pháp riêng của từng nước thành viên

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 53 - 59)

1. Các giải pháp đã và đang thực hiện

1.1.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên

56http://vneconomy.vn, Châu Âu nhất trí kế hoạch giải cứu tập thể ngân hàng,

Trước sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng tại các quốc gia khu vực EU, gây khó khăn cho hoạt động tài chính cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của cả khu vực EU, để tăng tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng như cứu nguy cho các ngân hàng khỏi sự phá sản, phần lớn các nước châu Âu, trong đó có Anh, Pháp, Bỉ đã rót thẳng tiền vào các ngân hàng hoặc công ty tài chính để trở thành cổ đông.

Chính phủ Bỉ và Hà Lan quyết định chi 16 tỷ USD để quốc hữu hóa 1 phần ngân hàng Trung ương Fortis NV, trong khi chính phủ Đức cam kết chi 35 tỷ Euro để bảo lãnh cho tập đoàn tín dụng bất động sản Hypo Real Estate Holdings AG mà cổ phiếu đã sụt giảm tới hơn 60%. Không những thế, Bộ Tài chính Đức còn cam kết, tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn.

Thụy Sỹ lại có cách cứu trợ rất riêng và tỏ ra khá hiệu quả. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (Swiss National Bank - SNB) đã cho ngân hàng UBS vay 60 tỷ franc trong vòng 3 năm với lãi suất 12,5%/tháng để xóa những nợ xấu từ các cổ phiếu chứa các khoản nợ tín dụng nhà đất, bằng cách mở một công ty để đưa những khoản nợ xấu vào đó. UBS cũng đóng góp 10% số tiền được vay vào công ty này. Đây là hình thức cứu trợ khác các nước châu Âu khác, có thể gọi là “trách nhiệm hóa” ngân hàng UBS. Theo thời gian, cổ phiếu có chứa các khoản nợ tín dụng nhà đất nêu trên nếu lên giá trở lại, UBS có thể bán và vẫn có thể sinh lời. Hình thức cứu trợ này của SNB có thể làm các ngân hàng đang gặp khó khăn có trách nhiệm hơn.

Đặc biệt, đầu tháng 10/2008, hàng loạt các nước thành viên đã bơm một số tiền lớn để bảo vệ các ngân hàng của mình khỏi sự phá sản. Điển hình là:

- Chính phủ Đức đã công bố một gói giải cứu trị giá lên đến 671 tỉ USD để vực dậy hệ thống tài chính của nước này.

- Tổng thống Pháp Sarkozy cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ tiếp 491 tỉ USD để cứu các ngân hàng.

- Hà Lan sử dụng 273 tỉ USD để đảm bảo cho các khoản vay liên ngân hàng.

- Chính phủ Áo cung cấp 116 tỉ USD.

- Tây Ban Nha cho biết nước này sẽ đảm bảo khoản tiền lên đến 135 tỉ USD để phát hành trái phiếu ngân hàng trong năm nay.

- Bồ Đào Nha đảm bảo sử dụng 27 tỉ USD, gần bằng 12% GDP hàng năm của nước này, để khuyến khích các ngân hàng của nước mình cho vay lẫn nhau.

Sau nhiều tuần hành động riêng lẻ và đã thất bại trong việc ngăn chặn đà trượt dốc trên thị trường tài chính, ngày 16/10/2008, 8 ngân hàng châu Âu thuộc 7 nước: Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và Áo đã ký thỏa thuận hỗ trợ tài chính lẫn nhau, cho nhau vay tới 15 tỷ Euro. Theo thông báo của Credit Agricole - ngân hàng lớn nhất của Pháp - ngân hàng này và 7 ngân hàng khác thuộc nhóm Unico (gồm DZ Bank của Đức, ICCREA của Italia, Pohloja của Phần Lan, Rabobank của Hà Lan, Raiffeisen Zentralbank của Áo, Raiffeisen Thụy Sỹ và Banco Cooperativo của Tây Ban Nha) đã thỏa thuận “cho nhau vay tiền và mở lại các kênh dịch vụ tín dụng ngân hàng không được bảo lãnh” với các khoản cho vay thời hạn tới 3 tháng và các dịch vụ tín dụng tổng cộng trị giá từ 10 đến 15 tỷ Euro57. Thỏa thuận cho vay liên ngân hàng này rất quan trọng để các ngân hàng có thể cứu những khoản vay thương mại của họ, thông qua đó quyết định khả năng tín dụng của các ngân hàng.

Đây là hành động thể hiện sự đoàn kết nhất của Liên minh châu Âu (EU) trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Về phía Anh, ngày 19/1/2009, Chính phủ nước này đã tung ra chương trình giải cứu thứ hai dành cho các ngân hàng của nước này trị giá 100 tỷ Bảng.

57http://www.tapchicongsan.org.vn, 8 ngân hàng châu Âu thỏa thuận hỗ trợ tài chính lẫn nhau, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=181035134

Gói giải cứu này gồm có các nội dung chính sau58:

Thứ nhất, các ngân hàng có thể xin được Chính phủ bảo lãnh cho lượng nợ xấu mà họ đang nắm giữ. Theo đó, các ngân hàng sẽ thống nhất với Chính phủ về số tiền mà họ dự báo sẽ thua lỗ từ một khoản nợ cụ thể nào đó. Sau đó, Bộ Tài chính Anh sẽ bán bảo hiểm cho 90% số lỗ tăng thêm từ khoản nợ này.

Thứ hai, Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England - BoE) có thể sẽ mua lượng tài sản trị giá lên tới 50 tỷ Bảng trong các công ty thuộc mọi lĩnh vực kinh tế của nước này.

Thứ ba, ngân hàng bị quốc hữu hóa Northern Rock sẽ được cho thêm thời gian để trả nợ Chính phủ.

Thứ tư, cổ phần của Chính phủ Anh trong ngân hàng hàng đầu nước này – Royal Bank of Scotland (RBS) sẽ được nâng từ mức 58% hiện nay lên mức 70%, bằng cách hoán đổi số lượng cổ phiếu ưu đãi trong RBS trị giá 5 tỷ Bảng mà Chính phủ Anh nên nắm giữ sang cổ phiếu phổ thông.

Đây là gói giải cứu thứ hai của Chính phủ Anh dành cho ngành ngân hàng nước này kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu. Ngày 8/10/2008, kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng thứ nhất của Anh được công bố. Trong đó bao gồm khoản tiền 50 tỷ Bảng (tương đương 87 tỷ USD) để mua lại cổ phần trong các ngân hàng lớn, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ vay giữa các ngân hàng.

Có thể nói, khu vực các ngân hàng cũng là trọng điểm ở nhiều nền kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoảng, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng vốn sẽ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại của khu vực EU nói riêng, thì biện pháp bơm vốn và cho các ngân hàng vay nhằm tăng tính thanh khoản trong nước của ngân hàng Trung ương là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

58http://vneconomy.vn, Nước Anh cấp tập giải cứu ngân hàng,

1.2.Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, cụ thể và tập trung, nhất là liên tục hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư kinh doanh.

1.2.1. Giải pháp chung của EU.

Ngay từ tháng 8/2009, Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank - ECB) đã cắt giảm 0,5% lãi suất cho vay trong một động thái ngoại lệ phối hợp với Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System - FED) và 5 ngân hàng trung ương khác nhằm thúc đẩy các thị trường tài chính đang gặp khó khăn. Cùng với quyết định cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt, ECB cũng cắt giảm 0,5% hai loại lãi suất ưu đãi khác là lãi suất tiền gửi, xuống còn 2,75%, và lãi suất chiết khấu, xuống còn 3,75%.

Với hy vọng cải thiện tình hình khu vực đồng Euro vốn đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế lần đầu tiên kể từ khi thành lập năm 1999, ECB đã liên tục cắt giảm lãi suất từ những tháng cuối năm 2008. Tháng 10/2008, ECB đã cắt giảm lãi suất và duy trì ở mức 4,25% và ngày 6/11, tiếp tục cắt giảm xuống còn 3,25%.

Sang đến những tháng đầu năm 2009, hoạt động cắt giảm lãi suất này của ECB vẫn chưa dừng lại. Nhằm đưa 16 nền kinh tế thuộc khu vực đồng euro thoát ra khỏi suy thoái, ngày 15/1/2009, ECB đã công bố cắt giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, xuống còn 2%, mức thấp nhất mà cơ quan hoạch định chính sách tài chính cho châu Âu này từng áp dụng trong giai đoạn từ tháng 6/2003 đến 12/2005. Đây cũng là lần thứ tư liên tiếp kể từ tháng 10/2008 duy trì lãi suất ở mức 4,25%, ECB đã phải cắt giảm lãi suất do lo ngại kinh tế khu vực ngày càng lún sâu vào suy thoái. Ngoài lãi suất chủ chốt, ECB cũng tiếp tục cắt giảm hai loại lãi suất ưu đãi khác là lãi suất tiền gửi (xuống còn 1%) và lãi suất chiết khấu (xuống còn 3%)59.

59 http://www.asset.vn , Ngân hàng châu Âu tiếp tục cắt giảm lãi suất, http://www.asset.vn/view.aspx? id=13485

Ngày 5/3/2009, ECB đã quyết định tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống còn 1,5%. Đây là lần cắt giảm lãi suất lần thứ 5. Ngày 2/4/2009, lần thứ sáu, ECB đã hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục mới. Trong cuộc họp diễn ra tại Frankfurt, Đức, các quan chức ECB nhất trí đưa lãi suất đồng Euro từ mức 1,5% về mức 1,25%, thấp chưa từng có trong lịch sử hơn 10 năm của ngân hàng này. Tuy nhiên, mức cắt giảm 0,25% này của ECB thấp hơn mức kỳ vọng 0,5% trước đó của thị trường60.

1.2.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên.

Đi đôi với biện pháp giải cứu chung của EU, trong thời gian từ tháng 9/2008, hệ thống ngân hàng Trung ương của các nước đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm tăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng, cũng như các tổ chức tài chính thông qua việc hạ thấp mặt bằng lãi suất cho vay với lãi suất thấp.

Điển hình trong động thái này là BoE - một trong những ngân hàng Trung ương “tích cực” nhất trong giải pháp hạ lãi suất để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng. Ngày 7/11/2008, BoE đã công bố mức cắt giảm lãi suất 1,5% xuống còn 3% - mức giảm lớn nhất kể từ khi BoE hoạt động độc lập năm 1997, vượt xa dự đoán của các nhà phân tích và thị trường đưa ra trước đó. Trước đó, BoE đã cắt giảm lãi suất 5%/năm xuống còn 4,5%/năm.

Đầu tháng 1/2009, BoE đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất trong lịch sử 315 năm của ngân hàng này: 1,5%. Tiếp tục, ngày 5/2/2009, BoE đã thông báo hạ lãi suất xuống 50 điểm, đưa tỷ lệ lãi suất cơ bản xuống còn 1%, mức thấp nhất trong lịch sử, đến gần hơn với mức 0%. Đây là tháng thứ 5, Anh liên tục giảm mức lãi suất, cũng là lần hạ thứ 8 kể từ tháng 12/2007.

60http://atpvietnam.com , ECB hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục mới, http://atpvietnam.com/vn/quocte/28528/index.aspx

Đặc biệt, nhằm kích thích kinh tế phục hồi tăng trưởng, ngày 5/3/2009, BoE đã điều chỉnh 50 điểm cơ bản từ 1% xuống 0,5%, mức lãi suất thấp nhất của ngân hàng này kể từ năm 1694. Từ tháng 10/2008, trải qua 6 lần cắt giảm lãi suất, ngân hàng này đã giảm được 4,5%. Ngoài ra, BoE còn tuyên bố khởi động chính sách mở rộng tiền tệ, tung 75 tỷ Bảng Anh trong 3 tháng tới, thu mua công trái chính phủ và các tài sản ngân hàng, nâng cao khả năng cung ứng vốn ngân hàng, đẩy nhanh giải ngân, kích thích nền kinh tế phục hồi61.

Cũng tương tự như thế, các ngân hàng ở khu vực sử dụng đồng euro cắt giảm lãi suất từ 4,25%/năm xuống còn 3,75% và từ ngày 7/11/2008 tiếp tục cắt giảm xuống còn 3,25%/năm. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cắt giảm từ 2,75% xuống còn 2,25%/năm, ngày 7/11/2008 cắt giảm xuống còn 2%/năm. Ngân hàng Thụy Điển cắt giảm từ 5% xuống còn 4,25%/năm62.

Như vậy, dễ dàng thấy rằng, cắt giảm lãi suất đã trở thành một “phong trào” toàn cầu trong lần suy thoái này. Có lẽ hiếm khi nào lãi suất các đồng tiền chủ chốt của thế giới cũng ở mức thấp nhất như hiện nay, với lãi suất USD trong khoảng 0 - 0,25%; lãi suất Yên Nhật ở 0,1%; lãi suất Euro ở 1,25% và lãi suất Bảng Anh ở 0,5%.

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 53 - 59)

w