4.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ.
Năm 2007, cán cân thương mại của EU thâm hụt khoảng 185 tỷ Euro, mặc dù có giảm nhẹ so với năm 2006 (193 tỷ Euro) nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2005 (127 tỷ Euro). Nguyên nhân chính là do nhập khẩu nhiều năng lượng có giá trị lớn. Tuy nhiên, giá năng lượng nhập khẩu đã giảm chút ít so với năm 2006 (năm 2007, trị giá nhập khẩu năng lượng là 332 tỷ Euro so với năm 2006 là 340 tỷ Euro). Đó là lý do vì sao thâm hụt thương mại năm 2007 của EU đã giảm nhẹ so với năm 2006. Năm 2007, trao đổi thương mại
hai chiều giữa Mỹ và EU ước tính đạt 443 tỷ Euro, tiếp đó là đến Trung Quốc với 303 tỷ Euro và Nga với 233 tỷ Euro47.
• Thặng dư cán cân thương mại:
Trong các đối tác thương mại chính ngoài khu vực, Mỹ là nước mà EU có thặng dư thương mại lớn nhất, năm 2007 là 80,5 tỷ Euro. Ngoài ra, cán cân thương mại của EU cũng thặng dư với Thụy Sỹ, Thổ Nhỹ Kỳ và Ấn Độ – những đối tác thương mại quan trọng nhất của EU. Thặng dư thương mại của EU với những nước này lần lượt là: 16,1 tỷ Euro với Thụy Sỹ; 5,7 tỷ Euro với Thổ Nhỹ Kỳ và với Ấn Độ là 3,2 tỷ Euro.
Trong các quốc gia thành viên, Đức là quốc gia có thặng dư thương mại cả nội khối và ngoại khối lớn nhất (thặng dư thương mại năm 2007 đạt 195,4 tỷ Euro, trong đó thặng dư thương mại ngoại khối đạt 72,6 tỷ Euro và thặng dư thương mại nội khối đạt khoảng 122,8 tỷ Euro). Một điều đặc biệt là, mặc dù Hà Lan thâm hụt thương mại ngoại khối khoảng 90,3 tỷ Euro nhưng lại có thặng dư thương mại nội khối lớn nhất, khoảng 133,8 tỷ Euro đã làm cho tổng cán cân thương mại của Hà Lan thặng dư 43,5 tỷ Euro.48
• Thâm hụt cán cân thương mại:
Ngược lại với quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU, Trung Quốc là đối tác mà EU có thâm hụt thương mại lớn nhất (năm 2007 là 159,6 tỷ Euro). Sau Trung Quốc là thâm hụt thương mại của EU với Nga: 54,5 tỷ Euro; với Nhật Bản là 34,3 tỷ Euro và Na Uy là 33,6 tỷ Euro.
Tính riêng các nước thành viên, Anh là nước có thâm hụt thương mại lớn nhất với thâm hụt thương mại ngoại khối đạt 72,1 tỷ Euro và thương mại nội khối đạt 62,1 tỷ Euro. Tiếp đến là Tây Ban Nha và Pháp có thâm hụt thương mại lần lượt là: 96 tỷ Euro và 45,1 tỷ Euro.49
47, 48, 49 Eurostat – Statistics in focus, International trade of the European Union in 2007, European Commission, 92/2008, http://epp.eurostat.ec.europa.eu/cache/ITY_OFFPUB/KS-SF-08-092/EN/KS-SF-08-092-EN.PDF. 48
4.2. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ.4.2.1. Khu vực EU. 4.2.1. Khu vực EU.
KNXK và KNNK của khu vực EA 15 cũng như khu vực EU đều giảm mạnh, đặc biệt từ quý IV/2008 chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu, do đó cán cân thương mại của khu vực xấu đi. Thâm hụt thương mại năm 2008 của EU khoảng 242,1 tỷ Euro – giảm 49,7% so với năm 2007.
• Thặng dư cán cân thương mại:
Trong các đối tác thương mại lớn, EU thặng dư thương mại với Mỹ là lớn nhất, đạt 63,1 tỷ Euro nhưng con số này đã giảm 16,7% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008, nền kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, khiến nhu cầu tiêu dùng của Mỹ giảm. Chính điều này đã làm giảm KNXK của EU sang Mỹ, góp phần làm giảm thặng dư thương mại của EU với Mỹ. Ngược lại, thặng dư cán cân thương mại của EU với các đối tác quan trọng khác như Thụy Sỹ, Thổ Nhỹ Kỳ lại tăng so với năm 2007. Thặng dư thương mại của EU với Thụy Sỹ năm 2007 đạt 17,6 tỷ Euro, tăng 1,6% so với năm 2007. Trong khi đó, thặng dư thương mại của EU với Thổ Nhỹ Kỳ tăng ở mức cao hơn: 2,7% so với năm 2007, đưa thặng dư thương mại lên 8,4 tỷ Euro50.
Đối với từng quốc gia thành viên, Đức là nước xuất siêu lớn nhất trong quan hệ thương mại ngoại khối cũng như quan hệ thương mại nội khối. Thặng dư thương mại của Đức trong quan hệ thương mại ngoại khối đạt 69,22 tỷ Euro – tăng 1,53% so với năm 2007 nhưng trong quan hệ thương mại nội khối lại giảm 20,34% so với năm 2007, khiến thặng dư thương mại chỉ đạt 106,24 tỷ Euro.
50 Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.25.
Hà Lan vẫn là nước có thặng dư thương mại nội khối lớn nhất, đạt 147,63 tỷ Euro với tốc độ tăng trưởng là 14% nhưng lại thâm hụt thương mại ngoại khối với tốc độ tăng trưởng âm: -15,89%, khiến thâm hụt thương mại ngoại khối giảm chỉ còn 107,09 tỷ Euro. Cũng giống như Hà Lan, Ý có thặng dư thương mại nội khối đạt 9,94 tỷ Euro, tăng 4,19% so với năm 2007, nhưng thâm hụt thương mại ngoại khối lại giảm 6,23%, đạt 21,42 tỷ Euro51.
• Thâm hụt cán cân thương mại:
Năm 2008, thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc là lớn nhất, đạt 169,2 tỷ Euro, giảm 8,5% so với năm 2007, cũng một phần là do khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng trên thế giới đã khiến quan hệ thương mại hai chiều giữa EU và Trung Quốc gặp khó khăn. Quan hệ thương mại giữa Nga và EU cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính, làm cho thâm hụt cán cân thương mại của EU với Nga là 68,1 tỷ Euro, giảm 13% so với năm 2007. Tiếp đến là thâm hụt cán cân thương mại của EU với Na Uy, Nhật Bản lần lượt là 48,3 tỷ Euro và 32,4 tỷ Euro52.
Pháp và Anh đều là những nước nhập siêu cả trong thương mại nội khối cũng như ngoại khối. Thâm hụt thương mại nội khối của Anh và Pháp lần lượt là 51,32 tỷ Euro – tăng 11,13% so với năm 2007 và 64,55 tỷ Euro – giảm 14,46% so với năm 2007. Trong khi đó, thâm hụt thương mại ngoại khối của Anh đạt 66,70 tỷ Euro – tăng 4,95% so với năm 2007 và của Pháp chỉ có 3,4 tỷ Euro – giảm 4,18% so với năm 2007.53
4.2.2. Khu vực đồng Euro – EA 15.
Trong khu vực đồng euro EA 15, cán cân thương mại đã thay đổi đột ngột. Năm 2007, EA 15 thặng dư thương mại ở mức tương đối cao: 15,8 tỷ Euro nhưng năm 2008, cán cân thương mại của EA 15 đã thâm hụt ở mức cao: -33,2 tỷ Euro. Nói chung, tốc độ tăng trưởng cán cân thương mại của EA
51, 53 Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.31-32
52 Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.25.
15 trong quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng đều ở mức âm. Trong đó, với Mỹ, cán cân thương mại của EA 15 đã giảm nhiều nhất: 14,1%. Tiếp đó là Trung Quốc, Anh và Nga lần lượt với tốc độ tăng trưởng cán cân thương mại là: -6,8%, -4,7% và -4,7%54.
• Thặng dư cán cân thương mại:
Cán cân thương mại của EA 15 với phần lớn các đối tác lớn đều thặng dư ở mức tương đối cao, nhưng so với năm 2007 thì đã giảm mạnh, góp phần khiến cán cân thương mại của cả khu vực thâm hụt lớn. Thặng dư thương mại của EA 15 với Anh là lớn nhất, đạt 55,4 tỷ Euro. Tiếp đến là Mỹ, Ba Lan và Thụy Sỹ với thặng dư thương mại của EA 15 với những nước này lần lượt là:49,3 tỷ Euro; 25,1 tỷ Euro; 16,4 tỷ Euro.
• Thâm hụt cán cân thương mại:
Trong các đối tác quan trọng, EA 15 thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc với 117,8 tỷ Euro. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của EA 15 với Nga chỉ là 35,5 tỷ Euro và với Nhật Bản là 22,9 tỷ Euro.
Tóm lại, dưới tác động của khủng hoảng tài chính đang lan ra toàn thế giới, quan hệ thương mại của EA 15 cũng như EU với các đối tác quan trọng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của cả khu vực, khiến thâm hụt cán cân thương mại cũng ít hơn năm 2007. Tính riêng từng nước thành viên, hoạt động thương mại năm 2008 cũng giảm sút mạnh, đặc biệt là từ quý IV/2008. Có thể nói, 2008 là năm hết sức khó khăn đối với thương mại của cả khu vực EU nói chung và các quốc gia thành viên nói riêng.
54 Eurostat (2009), External and intra-European Union trade, European Commission, monthly statistics – issue number 4/2009, pp.27.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN EU