Giải pháp chung của EU

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 51 - 53)

1. Các giải pháp đã và đang thực hiện

1.1.1. Giải pháp chung của EU

Trước sự xuống dốc của nền kinh tế khu vực EU, trong hai ngày 14 và 15/9/2008, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương 27 nước EU đã họp khẩn cấp để thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Ủy ban châu Âu và chính phủ các nước thành viên EU đã nhất trí đề ra các biện pháp nhằm nhanh chóng chấn chỉnh, nâng cao tính minh bạch của các tổ chức tài chính và tính hiệu quả trong tổ chức xử lý rủi ro của các ngân hàng cũng như các thể chế tài chính khác.

Với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm của EU, ngày 30/9/2008, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đề nghị tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu để bàn cách đối phó và ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính lan rộng. Ông Sarkozy cũng đề xuất thành lập “một hệ thống tư bản điều chỉnh”, theo đó, các nguồn vốn phải được tập trung để thực hiện mục tiêu phát triển một cách thực chất chứ không phải dành cho các hoạt động đầu cơ.

Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng yêu cầu thiết lập “một trật tự tài chính toàn cầu mới” và kêu gọi tất cả các nước cần đoàn kết để hành động trên phạm vi toàn cầu nhằm đối phó với “cú sốc kép” về khủng hoảng tín dụng và giá nguyên liệu thô tăng cao. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 10/2009, các nước thành viên EU vẫn chưa thống nhất được kế hoạch chung cho các nước thành viên EU, điển hình là việc gạt bỏ đề xuất của Pháp về một quỹ chung để cứu các ngân hàng.

Ngày 4/10/2009, để tìm một giải pháp chung của châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Anh và Italia đã mở một cuộc họp khẩn cấp tại Paris. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã yêu cầu mở cuộc họp này, trong khi các định chế tài chính của châu Âu bắt đầu cảm thấy tác động của cuộc khủng hoảng lan tài chính từ Mỹ ra phần lớn các nước trên thế giới.

Qua hội nghị, các nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã đồng ý hợp tác hỗ trợ các định chế tài chính, nhưng sẽ không lập một quỹ ứng cứu chung. Thay cho kế hoạch chung, các nước đã nhất trí với một “học thuyết” mới, theo đó, “mỗi chính phủ sẽ hành động theo các biện pháp và phương cách riêng của mình nhưng dựa trên tinh thần phối hợp”55 như lời của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ngoài ra, lãnh đạo 4 nước cũng đã thông qua gói cứu trợ trị giá 32 tỷ Euro (khoảng 44 tỷ USD) do Thủ tướng Anh Gordon Brown đề xuất nhằm giúp các công ty vượt qua cơn bão tín dụng hiện nay. Khoản cứu trợ này sẽ được lấy từ ngân hàng đầu tư châu Âu (European Investmant Bank - EIB).

55 http://www.baomoi.com, Châu Âu đối phó khủng hoảng tài chính,

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/www.thanhnien.com.vn/Chau-Au-doi-pho-khung-hoang-tai- chinh/2054908.epi

Kể từ cuộc gặp thượng đỉnh của 4 nhà lãnh đạo các nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, liên tiếp sau đó là các cuộc gặp khẩn cấp của các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro và Liên minh châu Âu (EU) tại Luxembourg, cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G7 tại Washington cũng như cuộc gặp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng nhóm G20 với lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) tại Hoa Kỳ. Nhiều giải pháp và tuyên bố đã được đưa ra nhằm ổn định thị trường tài chính nhưng vẫn chỉ mang tính chất cục bộ và đơn lẻ mà chưa có một giải pháp chung của toàn thể nhóm Euro. Nhóm họp tại Paris chỉ sau Hội nghị thượng đỉnh thu nhỏ của 4 nhà lãnh đạo có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu tròn một tuần, Hội nghị thượng đỉnh của 15 nước khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro diễn ra ngày 12/10/2008 tiếp tục bàn thảo phương thức đối phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Cuối cùng, sau cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hơn ba giờ đồng hồ, các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro đã nhất trí về một kế hoạch giải cứu tập thể dành cho các ngân hàng của khu vực này.

Các biện pháp cụ thể mà tuyên bố của cuộc họp đưa ra bao gồm 56:

- Từ nay tới cuối năm 2009, các nước sử dụng đồng Euro sẽ cam kết bảo lãnh cho các khoản nợ do các ngân hàng phát hành với kỳ hạn tối đa 5 năm.

- Cho phép các chính phủ được mua lại cổ phần trong các ngân hàng - Cam kết tái cấp vốn cho các ngân hàng có tầm quan trọng đối với cả hệ thống trong trường hợp các ngân hàng này rơi vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản.

Tuy nhiên, kế hoạch trên chưa nêu rõ xem chính phủ các nước châu Âu sẽ chi bao nhiêu tiền cho kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU (Trang 51 - 53)

w