CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

31 4.5K 14
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM ĐẢO  CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Họ và tên: TRẦN THỊ THANH HUYỀN Chức vụ: Giáo viên. . Đơn vị: Trường THCS Tam Đảo Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc. NĂM HỌC 2013 - 2014 CHUYÊN ĐỀ 1 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. *** A- MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ: 1.Thông qua nội dung chuyên đề giúp đội tuyển HSG Ngữ văn 9 nắm được các kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao cũng như các kiểu bài thường gặp có liên quan đến phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 9. 2. HS biết vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các bài tập liên quan đến nội dung chuyên đề. 3. Giáo dục cho HS có ý thức học tập tốt, tìm hiểu tài liệu để mở rộng, nâng cao kiến thức, có những hiểu biết sâu sắc hơn về phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại; vận dụng tốt kiến thức đã học vào việc giải các bài tập . B - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN. 1. Đối tượng bồi dưỡng: Đội tuyển HSG Ngữ Văn lớp 9. 2. Phạm vi kiến thức bồi dưỡng: - Kiến thức cơ bản và nâng cao phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 9. - Các dạng đề thường gặp liên quan đến phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 9. 3. Thời gian thực hiện: 22 tiết - Lí thuyết: 4 tiết - Bài tập minh họa: 18 tiết. + Kiểu bài phân tích tác phẩm Văn học: 6 tiết + Kiểu bài phân tích nhân vật: 2 tiết + Kiểu bài so sánh Văn học: 4 tiết + Kiểu bài nghị luận tổng hợp về một vấn đề Văn học: 2 tiết C - NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: I - Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề. 1. Kiến thức cơ bản trong SGK. a) Các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại. Phần thơ: - Từ 1945 đến 1954: Đồng chí - Từ 1954 đến 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò. 2 - Từ 1965 đến 1975: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Sau 1975: Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu. Phần truyện: - Làng. - Lặng lẽ Sa Pa. - Chiếc lược ngà. - Bến quê. - Những ngôi sao xa xôi. b) Một số thao tác cần lưu ý để làm tốt một bài văn nghị luận về các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 9. Bước 1: Nắm vững nội dung kiến thức các tác phẩm Văn học. - Tác phẩm do ai sáng tác? - Sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Đề tài và chủ đề của tác phẩm? - Tóm tắt nội dung của tác phẩm đó (đối với tác phẩm văn xuôi)? - Đối với tác phẩm thơ: nắm nội dung toàn tác phẩm, học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. - Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm là gì? Bước 2: Trước một bài Văn cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó - dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung.(VD: Với tác phẩm Làng của Kim Lân, có thể gắt gặp các dạng đề như phân tích các nhân vật trong tác phẩm, phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ) Ở mỗi dạng đề cần định hướng được những ý chính cần triển khai. Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm. - Đối với mỗi dạng đề cần lập ra một dàn bài. Việc làm này sẽ giúp HS lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài. - Khi lập dàn ý HS tự đặt ra những câu hỏi và trả lời cho câu hỏi của chính mình. Điều này sẽ giúp HS vạch được cho mình những ý chính thật đầy đủ. Sau khi có được những ý chính mới triển khai các ý phụ. Thêm vào đó HS có thể tham khảo các bài văn hay để bổ sung các ý cần thiết. Bằng cách sơ đồ hóa dàn bài bằng những gạch đầu dòng và mũi tên sẽ giúp HS thấy rõ các ý mà mình định triển khai. Và như thế, việc thiếu ý là một điều hiếm khi xảy ra khi làm bài. Bước 4: Viết bài và sửa chữa. Trong quá trình viết bài cần vận dụng đa dạng phong phú các phép lập luận. Việc sử dụng ngôn từ không chỉ đúng mà cần phải hay, biểu cảm. Khi viết chú ý vận dụng các phép liên kết để bài văn được lô gic chặt chẽ, tự nhiên, thuyết phục được người đọc người nghe Đặc biệt khi nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ có khác với nghị luận 3 tác phẩm truyện ở chỗ: nếu như những nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật, cách tạo dựng tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật thì những đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ lại được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, các bút pháp nghệ thuật, cách ngắt nhịp Khi nghị luận một tác phẩm truyện có thể tách rời giữa những nhận xét về nội dung và nghệ thuật nhưng nghị luận thơ lại phải đi từ nghệ thuật đến nội dung. Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Viết xong bài văn cần đọc lại và sửa chữa những lỗi sai có thể mắc phải. c) Tìm hiểu từng kiểu bài cụ thể. c1. Kiểu bài phân tích tác phẩm Văn học: cần làm nổi bật được nội dung nghệ thuật chính của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, căn cứ vào từng tác phẩm để có cách triển khai cụ thể. Cần liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài cùng giai đoạn để người đọc người nghe hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm đang nghị luận - Các dạng bài phân tích tác phẩm thường gặp: * Dạng bài phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm : Dạng bài này thường gặp dưới hình thức phân tích một nhận định về tác phẩm. Nhận định đó có thể thuộc về nội dung, thuộc về đề tài, thuộc về tính chất, thuộc về một khái niệm lí luận Văn học hoặc tác dụng của tác phẩm. Yêu cầu khi làm dạng bài này: + Xác định đúng vấn đề của tác phẩm cần phải phân tích. + Phát hiện xem lời nhận định có những khía cạnh nào nói, quan hệ giữa khía cạnh đó, ý nghĩa tổng hợp lời nhận định? Những chi tiết của tác phẩm biểu hiện các khía cạnh ấy. + Đánh giá được những ý nghĩa, giá trị và tác dụng của vấn đề. Các bước tiến hành: Lần lượt trả lời các câu hỏi: + Đề bài yêu cầu phân tích nhận định của ai? Nhận định về tác phẩm nào? Tác giả nào? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + Lời nhận định thiên về nội dung tác phẩm, tác dụng của tác phẩm hay yêu cầu dùng tác phẩm để minh họa cho một vấn đề của lí luận Văn học? + Lời nhận định đó có những khía cạnh nào cần tách bạch ra để làm rõ hơn? Những chi tiết nào của tác phẩm biểu hiện từng khía cạnh của vấn đề? + Ý nghĩa giá trị của lời nhận định. Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu tác giả tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + Trích dẫn nhận định. - Thân bài: 4 + Giải thích và chứng minh từng khía cạnh của nhận định. + Giải thích quan hệ giữa các khía cạnh. - Kết bài: Ý nghĩa giá trị của lời nhận định. * Dạng bài phân tích tác phẩm thơ: Yêu cầu khi làm dạng bài này: + Tìm ra được niềm xúc động của nhà thơ, phát hiện cách thức nhà thơ diễn đạt niềm xúc động ấy. + Tìm ra những giá trị đóng góp cho cuộc sống của tác phẩm thơ ấy. Các bước tiến hành: Lần lượt trả lời các câu hỏi: + Bài thơ là cảm xúc của tác giả về con người hay sự việc, hiện tượng nào? + Có mấy ý thơ? (có thể tìm ý bằng cách cắt ngang hay bổ dọc). + Từng ý thơ đã được diễn đạt bằng những từ ngữ đặc sắc, những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh nhịp điệu ra sao? + Giá trị đóng góp cho cuộc sống? Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình. ( Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó). - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. * Dạng bài phân tích tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Yêu cầu khi làm dạng bài này: + Nắm chắc cốt truyện bằng cách liệt kê, theo dõi các chặng đường phát triển của của tình tiết. + Xác định nhân vật trung tâm và những chi tiết tiêu biểu rồi sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lý. Bình xét các chi tiết ấy để giải thích tính cách nhân vật. + Hiểu lời kể của tác giả. Từ ngữ, cách viết, lối kể của tác giả đã làm hiển hiện được cảnh, việc, người như thế? Truyền đến cho người đọc tư tưởng quan điểm gì? Các bước tiến hành: Lần lượt trả lời các câu hỏi: + Những chặng đường phát triển chủ yếu của các sự việc, các biến cố trong tác phẩm. + Những chi tiết biểu hiện tính cách nhân vật trong từng chặng đường? Quá trình biến đổi của nhân vật qua các chặng đường? 5 + Từ câu chuyện được sắp xếp có đầu cuối, từ nhân vật có suy nghĩ hành động trong các tình huống ấy gợi cho ta những cảm xúc, nhận định, những liên hệ suy tưởng gì? Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, chủ đề tác phẩm, mục đích phân tích tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. - Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài: + Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Khẳng định vị trí của tác giả và tác phẩm trong Văn học, trong cuộc sống. c2. Kiểu bài phân tích nhân vật. Yêu cầu khi làm dạng bài này: - Xác định được những đặc điểm tính cách của nhân vật sau đó phân tích nhận xét từ nhiều phía để làm sáng tỏ tính cách của nhân vật: + Tính cách nhân vật thể hiện qua những chi tiết cụ thể về diện mạo, dáng dấp, ngôn ngữ, suy nghĩ, tình cảm, hành động của nhân vật trong các hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy cần phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp, phân loại chúng theo một trình tự hợp lí. + Trên cơ sở sắp xếp, phân loại các chi tiết tiêu biểu mà phân tích nhận xét từ nhiều phía để làm sáng tỏ tính cách nhân vật. + Phân tích bình xét về tính cách nhân vật, tổng hợp các mặt đã phân tích thành một nhận định khái quát, nêu bật ý nghĩa và tác dụng nhận thức, giáo dục của nhân vật. Các bước tiến hành: Lần lượt trả lời các câu hỏi: + Đề bài yêu cầu phân tích một hay một nhóm nhân vật của một hay một vài tác phẩm nào? + Chọn trình tự nào để sắp xếp cho hợp lí? Những chi tiết nào biểu hiện tính cách nhân vật? + Nhân vật đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào? Đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề gì đặt ra trong tác phẩm? Lưu ý: Khi lập dàn ý ở dạng bài này phải vạch hai ý chính nhất: ngoại hình và tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm nổi bật tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung cần lưu ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm Văn học thường mang tính hình tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích đặc điểm nhân vật cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm, qua nhân vật đó (Khái quát bình diện Văn học). 6 Trong mỗi một ý lớn sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn, cần dùng một mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình. Và ở mỗi ý nhỏ, cần tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho những đặc điểm đó. Dẫn chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm, cần học thuộc một số câu văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách, chân thực và sống động. c3. Kiểu bài so sánh Văn học. Yêu cầu khi làm dạng bài này: - Yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… - Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền Văn học. - Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là phải chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng Văn học. Tuy nhiên, đối với đối tượng học sinh phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này. - Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh Văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý - Mở bài: + Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) + Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. - Thân bài: + Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) + Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) + So sánh nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh) 7 + Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì Văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích) - Kết bài: + Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. + Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. c4. Kiểu bài nghị luận tổng hợp về một vấn đề Văn học (VD: Tình yêu quê hương, đất nước qua các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9), HS cần đi từ vấn đề bao quát nhất: Thế nào là tình yêu Tổ quốc? Sau đó đi vào chứng minh những biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc trong các tác phẩm thơ hiện đại trong Ngữ văn 9: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu; Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong lao động; Tình yêu Tổ quốc là tình yêu mến lãnh tụ, thành kính với lãnh tụ; Tình yêu Tổ quốc cũng là tình yêu thiên nhiên quê hương tươi đẹp. Dàn ý: căn cứ vào từng đề bài để có cách triển khai cụ thể. 2. Kiến thức nâng cao, mở rộng. - Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong SGK Ngữ Văn 9 –tập I. - Phân tích, so sánh hình ảnh trăng (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng) trong ba bài thơ: “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Ánh trăng”. - Nét đẹp của thế hệ trẻ qua hình ảnh người lính trong văn bản Bài thơ Tiểu đội xe không kính và anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. - Hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ qua các tác phẩm truyện ngắn được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở. - Hình ảnh con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới qua hai tác phẩm “Làng” của Kim Lân và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. - Tình yêu quê hương, đất nước qua các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. - Tình cảm gia đình qua các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9. II -Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề. - Kiểu bài phân tích tác phẩm Văn học. - Kiểu bài phân tích nhân vật. - Kiểu bài so sánh Văn học. - Kiểu bài nghị luận tổng hợp về một vấn đề Văn học. 8 III- Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề. - Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm, đọc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, giảng bình, liên hệ, so sánh, thống kê, khái quát hoá. - Cho HS tiếp cận VD mẫu để học sinh nhận biết cách làm từng dạng bài. - Thực hành viết bài văn theo yêu cầu. IV- Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề. 1. Kiểu bài phân tích tác phẩm Văn học. * Dạng bài phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm. VD: Đọc “ Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng đây là một truyện ngắn đầy chất thơ, chất chữ tình. Hãy phân tích và chứng minh. Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, giàu chất trữ tình. Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ ( 1955 ), Những tiếng vỗ cánh ( 1967 ), Giữa trong xanh (1972)… Với truyện kí Bát cơm Cụ Hồ – 1953 Nguyễn Thành Long đã đựơc trao giải thưởng Phạm Văn Đồng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả trong chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đến với truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa pa”, ta không chỉ thán phục những con người làm việc quên mình vì người khác, vì tổ quốc mà còn say sưa, ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ qua những trang viết rất mực tài hoa. Phải nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công cho truyện ngắn này là chất trữ tình.Vì thế đã có ý kiến cho rằng đây là một truyện ngắn đầy chất thơ, chất chữ tình. Truyện ngắn có cốt truyện khá đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên- nhân vật chính của tác phẩm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600mét. Giữa khung cảnh thiên nhiên Sa pa đẹp như một bức tranh. Chất thơ bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ ấy. Sa Pa được miêu tả dưới một góc nhìn của một nhà hội hoạ. Nói đến Sa Pa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một nơi nghỉ ngơi, yên tĩnh và tuyệt đẹp. Nghĩ ngay đến những rừng hoa ban trắng muốt, những cánh rừng bạt ngàn dưới ánh nắng ban mai, những đồi núi trập trùng dưới sương mờ bao phủ, những thửa ruộng bậc thang, những phiên chợ tình lãng mạn Thiên nhiên Sa Pa dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long hiện lên cũng không kém phần sinh động. Thật vậy, Nguyễn Thành Long đã nhập vai, đã hóa thân vào người hoạ 9 sĩ, mượn cái nhìn của nghệ thuật hội họa, mượn lăng kính đầy màu sắc để tô vẽ nên một thiên nhiên không kém phần thơ mộng, lung linh, kì ảo, trữ tình. Sa Pa xuất hiện đầu tiên với hình ảnh “những rặng đào” và “những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”. Đúng là Sa Pa rồi! Bạn đã nhận ra chưa? Còn người hoạ sĩ thì đã nhận ra cảnh quan ấy để rồi tơ tưởng đến một ngày được về ở hẳn nơi ấy. Chỉ một ước muốn ấy thôi cũng cho thấy bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lòng người. Đẹp nhất vẫn là lúc nắng lên. Dưới ánh nắng, dường như mọi vật đều trở nên sinh động. Ánh nắng làm cho bức tranh trở nên đầy màu sắc, khiến con người họa sĩ và cô kĩ sư cũng nín bặt vì vẻ đẹp lạ kì của cảnh. Đến đây ta lại như thấy cái nhìn của một nhà làm phim đang quay rất chậm và cận cảnh một bức tranh phong cảnh. Cảnh đẹp quá, khiến tay quay như không dám lia nhanh máy và dường như nín thở vì sợ cảnh ấy vụt biến khỏi tầm nhìn “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu hình hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe”. Rõ ràng tác giả đang ở điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống. Không gian bao quát, có cả mây, có cả rừng và thậm chí xuống đến cả gầm xe nhưng lại đựơc nhìn theo có một chiều. Vẫn rất hợp lí. Ta cứ tuởng tượng, người hoạ sĩ đang ngồi trên xe và xe thì đang nằm ngang với mây trời Tây Bắc. Chính vì lẽ đó mà có những đụn mây vón cục xen vào những tán lá rừng. Vì lẽ đó mới thấy được những giọt sương len trên vòm lá, cùng lúc với những tia nắng mặt trời chiếu trên đỉnh những chòm thông. Thiên nhiên được nhân hoá trở nên sống động lạ kì “ Nắng len tới”; chòm thông rung tít với “những ngón tay bằng bạc”; cây tử kinh với cái “ Nhìn bao che” “nhô dầu” ; “ mây xua nắng đi” Bức tranh hiện lên với nhiều màu sắc tươi sáng, màu xanh của những cánh rừng bạt ngàn, màu tím của những cây tử kinh, màu trắng của những đụn mây trời và màu vàng tươi của sắc nắng Khung cảnh bồng bềnh, sương khói, lãng đãng mây trời và ngập tràn ánh sáng ấy chính là khung nền cho một cuộc gặp gỡ cũng thấm đẫm chất trữ tình, bàng bạc chất nên thơ. Chất trữ tình trong truyện chủ yếu toát lên từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị ấy, từ những nét đẹp rất đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa. Trong câu chuyện rất mực tình cờ trên một chuyến xe, qua lời kể của bác tài xế, anh thanh niên hiện lên là một chàng thanh niên “Cô độc nhất thế gian” với một nỗi “thèm người” hiếm có. Nỗi “thèm người” ấy khiến anh phải một mình đẩy cả một gốc cây to ra ngáng đường xe chạy, để được nhìn đôi chút, được trò chuyện một lát với những người từ dưới xuôi lên. Nỗi “thèm người” ấy không phải là nỗi nhớ phồn hoa đô thị, nhớ cuộc sống an nhàn ở dưới xuôi mà đó là thèm cái tình người, thèm được bày tỏ tình cảm. Bởi dù phải lao động một mình ở một nơi hoàn toàn khắc nghiệt như vậy nhưng con người ấy không hề cảm thấy buồn tẻ, cô đơn. Ta hãy nghe anh tâm sự: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi chứ sao gọi là một mình được?”. Nỗi “thèm người” của anh chính là lẽ đương nhiên của một con người, của một chàng trai trẻ. Qua cái nhìn của người họa sĩ, anh thanh niên hiện lên là một “chàng trai nhỏ bé với khuôn mặt rạng rỡ”. Anh sống trong một căn nhà ba gian, sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại ở một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Một cuộc 10 [...]... vào ý thơ trên và các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học ở Ngữ văn lớp 9, em hãy viết một bài văn với nhan đề: "Tình yêu Tổ quốc" Dàn ý a) Mở bài: - Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu - Trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong... sáng tỏ nhận xét trên Bài tập 10: Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012) Bài tập 11: Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thủy của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy) Bài tập 12: Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 –tập I Bài tập 13: Phân tích, so sánh... trong những nội dung lớn của văn học Việt Nam Tình yêu Tổ quốc là suối nguồn, là hành trang để tuổi trẻ Việt Nam nối tiếp truyền thống ông cha, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phồn vinh, giàu mạnh Thật tự hào về tình yêu Tổ quốc Việt Nam nên nhà thơ Lê Anh Xuân cũng khái quát: “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam. ” V- Các bài tập học sinh tự giải Bài tập 1: Phân... nay và mãi mãi mai sau - Biểu hiện tình yêu Tổ quốc trong đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh: Tình yêu Tổ quốc thể hiện cụ thể trong chiến đấu, trong lao động và trong cả hòa bình * Những biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc trong các tác phẩm thơ hiện đại trong Ngữ văn 9: 28 - Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu (trong "Đồng chí" - Chính Hữu, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"... Long ( 192 5 – 199 1 ) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ Sau năm 195 4, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng... lấp lánh trên bầu trời Việt Nam Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến Vẻ đẹp của Phương Định như gợi nhắc ở người đọc về những hy sinh mất mát của cả dân tộc trong chiến tranh 3 Kiểu bài so sánh Văn học VD 1: Đánh giá về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ, có ý kiến nhận xét như sau: “Hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không... một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh” (Ngữ văn 9 - Tập hai) Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “góp vào đời sống” Bài tập 6: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 – tập 1) là một truyện ngắn mang đầy chất thơ khi viết về thiên nhiên, con người trong những... sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó 4 Kiểu bài nghị luận tổng hợp về một vấn đề Văn học VD: Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc Đặc biệt tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình Trong bài thơ "Tình sông núi", nhà thơ Trần Mai Ninh viết: "Có mối tình nào hơn thế nữa Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền... lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Họ là hình ảnh “Nhân dân ta rất anh hùng” - Âm điệu trẻ trung, vui tươi, lời thơ gần với những lời nói trong sinh hoạt thường ngày và cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo đã thể hiện phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật c) Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ về mặt nột dung và nghệ thuật... niềm tự hào dân tộc… Trong hòa bình, tình yêu nước được thể hiện cụ thể ở tinh thần lao động, sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý nhất của con người Việt Nam, được phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, nó làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam Nếu lịch sử dân tộc, nền Văn học dân tộc là một đại trường giang như Hồng Hà, Cửu Long,… thì tình yêu Tổ quốc . Phúc. NĂM HỌC 2013 - 2014 CHUYÊN ĐỀ 1 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. *** A- MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ: 1.Thông qua nội dung chuyên đề giúp đội tuyển HSG Ngữ văn 9 nắm. kiến thức bồi dưỡng: - Kiến thức cơ bản và nâng cao phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 9. - Các dạng đề thường gặp liên quan đến phần truyện, thơ Việt Nam hiện đại thuộc chương. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM ĐẢO  CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Họ và tên: TRẦN THỊ THANH HUYỀN Chức

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan