1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

16 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Văn nghị luận là một thể loại nhằm phỏt biểu tư tưởng, tỡnh cảm, thỏi độ của người viết một cỏch trực tiếp về văn học, chớnh trị, đạo đức, lối sống… bằng ngụn ngữ trong sỏng, lập luận ch

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN

A Đặt vấn đề.

I Lí do chọn đề tài

Công tác bồi dưỡng HSG là vấn đề quan trọng mang tính sống còn của mỗi nhà trường Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG trong mỗi nhà trường là một công việc thường xuyên liên tục và mang tính bền vững Tuy nhiên, môn Văn trong nhà trường đang dần trở nên yếu thế so với các môn tự nhiên vì tính thực tiễn của nó Vậy làm sao để có những học sinh thực sự xuất sắc và yêu thích môn Văn, thi HSG Văn có giải luôn là niểm trăn trở của các thầy cô giáo đã và đang trực tiếp tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG Văn Vì những lí do trên trong quá trình tham

gia BDHSG, tôi xin đề xuất một số vấn đề qua chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho HSG lớp 9

II - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

1 Mục đích nghiên cứu:

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung

2 Phạm vi nghiên cứu :

* Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS , ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 ở các trường THCS

* Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là học sinh ở các trường đại trà

3 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung

B Nội dung.

1 Thế nào là văn nghị luận ?

Trang 2

Văn nghị luận là một thể loại nhằm phỏt biểu tư tưởng, tỡnh cảm, thỏi độ của người viết một cỏch trực tiếp về văn học, chớnh trị, đạo đức, lối sống… bằng ngụn ngữ trong sỏng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục

Sức hấp dẫn của một bài văn nghị luận là ở những luận điểm đỳng đắn, sỏng rừ, mới mẻ; là cỏch lập luận chặt chẽ, lớ lẽ sắc sảo, bằng những dẫn chứng thuyết phục

2 Cỏc yếu tố trong bài văn nghị luận.

Cú ba yếu tố trong bài văn nghị luận là luận điểm, luận cứ và cỏch lập luận

Luận điểm trong bài văn nghị luận là tư tưởng, quan điểm của người viết được thể hiện trực tiếp dưới hỡnh thức cõu văn khẳng định hay phủ định Yờu cầu của luận điểm là cần chớnh xỏc,

minh bạch

Luận cứ là những lớ lẽ và dẫn chứng để làm sỏng tỏ luận điểm Yờu cầu của luận cứ là phải cú tớnh thuyết phục

.Vậy lớ lẽ là gỡ ? Lớ lẽ là một chõn lớ hiển nhiờn hoặc một ý kiến đó được nhiều người thừa nhận (ý kiến đú thường là của những người cú uy tớn) Vớ dụ như Quyền con người trong hai

bản Tuyờn ngụn của Phỏp và Mĩ được bỏc Hồ lấy làm lớ lẽ trong Tuyờn ngụn Độc lập

Dẫn chứng là những bằng chứng tiờu biểu, xỏc đỏng Trong bài Đại cỏo Bỡnh Ngụ, Nguyễn

Trói đó kể ra hàng loạt tội ỏc của giặc Minh Nào là tàn sỏt, khủng bố; nào là lừa dối, gõy nhũng nhiễu; nào là phỏ hoại nghề truyền thống, vơ vột, búc lột… Đú là những bằng chứng về tội ỏc của kẻ thự mà chỳng khụng thể chối cói được

Cũn lập luận là cỏch trỡnh bày lớ lẽ, cỏch dẫn dắt dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm.Cú cỏc phương phỏp lập luận như : diễn dịch, qui nạp, nờu phản đề, đặt cõu hỏi

3 Thế nào là đề văn nghị luận?

Đề văn nghị luận thực chất là “đơn đặt hàng” của người ra đề đối với người viết Nghĩa là người viết phải nờu lờn được suy nghĩ, thỏi độ của mỡnh trước một vấn đề trong cuộc sống hoặc trong văn học, nhằm thuyết phục người đọc hay người nghe

4 Đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống Người viết sẽ trình bày các tư tưởng, quan điểm của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị Nghệ thuật nghị luận càng sắc bén, chặt chẽ, văn bản càng có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí

Trang 3

Hình thức nghị luận thứ nhất là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Vốn sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày: một vụ cãi lộn,

đánh nhau, một vụ đụng xe dọc đường, một việc quay cóp khi làm bài, một hiện tượng nói tục, chửi bậy, thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá, đam mê trò chơi điện tử, bỏ bê học tập… Các

sự việc, hiện tượng như thế học sinh nhìn thấy hằng ngày ở xung quanh nhng ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá chúng về các mặt đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu… Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng xung quanh mà các em không xa lạ, từ những suy nghĩ của bản thân mà viết những bài văn nghị luận nêu tư tưởng, quan niệm, đánh giá đúng đắn của mình Đó có thể coi là một hình thức nghị luận phù hợp với kinh nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh

Hình thức nghị luận thứ hai là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn về một tư t-ưởng, đạo đức, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người Các tư tưởng đó th-ường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm Những tư tưởng, đạo lí ấy thường đựơc nhắc đến trong đời sống song hiểu cho rõ, cho sâu, đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người

Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có phần giống với bài nghị luận về về một sự việc, hiện tượng đời sống ở chỗ: sau khi phân tích sự việc, hiện tượng, người viết có thể rút ra những

tư tưởng và đạo lí đời sống Nhưng hai kiểu bài này khác nhau về xuất phát điểm và lập luận

Về xuất phát điểm, bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu tư tưởng, bày tỏ thái độ Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời sống để chứng minh nhằm trở lại khẳng định (hay phủ

định) một tư tưởng nào đó Đây là nghị luận nghiêng về tư tưởng, khái niệm, lí lẽ nhiều hơn; các phép lập luận giải thích, chứng minh, tổng hợp thường được sử dụng nhiều

Như vậy, kiểu bài nghị luận xã hội trước hết được dùng để bàn luận, đánh giá, nhận xét

về những vấn đề xã hội, những hiện tượng, sự việc hoặc những vấn đề tư tưởng đạo lí trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con người Như trên đã chỉ ra, các tác phẩm văn học cũng trở thành một nguồn đề tài vô cùng phong phú, có nhiều nội dung trở thành đối tượng của kiểu bài nghị luận Trong chương trình Ngữ văn 9, nhiều tác phẩm đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng, công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người Những điều chủ yếu mà các tác phẩm đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, những đổi thay sâu sắc: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu

Trang 4

Bác Hồ, những tình cảm gần gũi bền chặt của con người như tình bà cháu, tình mẹ con trong sự thống nhất chung những tình cảm rộng lớn Dưới đây là một số ví dụ cụ thể để minh chứng và

có thể coi là một tư liệu vận dụng trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích củng cố sâu sắc hơn kiến thức đọc hiểu của học sinh, khả năng liên hệ đến thực tế và rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em

5 Cỏch làm một bài văn nghị luận.

Căn cứ vào đề tài, người ta chia đề văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận chớnh trị- xó hội

và nghị luận văn học

Để đỏp ứng được yờu cầu trờn, em hóy đọc kĩ đề, gạch chõn những từ ngữ quan trọng, xỏc định

ba yờu cầu của đề:

Yờu cầu về nội dung, em cần trả lời cõu hỏi, đề yờu cầu nghị luận về vấn đề gỡ ? Trả lời cõu hỏi này cũng cú nghĩa là em đó tỡm được luận điểm cho bài viết

Yờu cầu về hỡnh thức, em cần trả lời cõu hỏi, đề văn nghị luận thuộc loại nào ? Những thao tỏc lập luận và phương thức biểu đạt chớnh sẽ được sử dụng trong bài viết là gỡ ? Trả lời cõu hỏi này, em sẽ trỏnh được sự nhầm lẫn giữa cỏc phương thức biểu đạt, thao tỏc lập luận khi làm bài Yờu cầu về tư liệu, em cần xỏc định phạm vi tư liệu, dẫn chứng cho bài viết Làm như vậy trỏnh được việc đưa dẫn chứng tràn lan, khụng đỳng trọng tõmhoặc xa đề, khụng cần thiết

Bước tiếp theo, em tiến hành Lập dàn ý cho bài văn của mỡnh Nghĩa là tỡm hệ thống ý, dẫn chứng để làm sỏng tỏ cho luận điểm của bài Quỏ trỡnh lập dàn ý, em lưu ý sắp xếp sao cho cú

hệ thống để làm sỏng rừ luận điểm, trỏnh lộn xộn, thiếu ý hoặc thừa ý Tất nhiờn, muốn làm được như vậy, em phải nắm vững kiến thức văn học Khụng cú kiến thức thỡ làm sao đề xuất được cỏc luận điểm, luận cứ Làm xong dàn ý, em cú thể dựng lời văn, diễn đạt cỏc ý thành đoạn văn bài văn được rồi Trong quỏ trỡnh viết văn, em nờn kết hợp cỏc phương thức biểu đạt, cỏc thao tỏc lập luận để bài viết vừa phong phỳ vừa trỏnh được sự đơn điệu

Cuối cựng là khõu kiểm tra lại bài viết Việc kiểm tra lại bài viết cú mất thờm một chỳt thời gian nhưng sẽ giỳp cỏc em trỏnh được một số lỗi như : chớnh tả, dựng từ, đặt cõu

6 Cỏc thao tỏc cơ bản

a/ Giải thớch:

+ Yờu cầu đặt ra:

Đi sõu vào những phỏt ngụn rất sỳc tớch để tỡm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bờn trong Tức

là ta phải làm sỏng tỏ, giảng giải, búc tỏch vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đỏo cỏi đang được đề cập khi chỳng cũn đang mơ hồ

+ Cụng việc cụ thể:

Trang 5

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho

cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

b/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu

đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình

hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM) Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm

ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian,

từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại miễn sao hợp logic

Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn Ta cần tránh

Trang 6

công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực

c/Bình luận:

Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba khả năng:

- Hoàn toàn nhất trí

- Chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện)

- Không chấp nhận (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt

để hơn

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống

7 Một số đề và hướng dẫn, gợi ý

Đề 1: Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu có viết:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hãy trình bày ý kiến của anh/chị về quan niệm sống nói trên

Dàn ý

I.Mở bài:

- Mỗi người có một quan niệm sống riêng, thậm chí đối lập nhau

- Với Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

II.Thân bài:

1.Giải thích ý nghĩa (nói như vậy có nghĩa là gì?).

- Thế nào là “cho”, “nhận” ? “Cho” là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác

“Nhận” là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình

Trang 7

- Ý nghĩa của câu nói: Sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người (Mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi)

2.Mở rộng, nâng cao: (Lí giải, phân tích, đánh giá tính chất đúng đắn, đồng thời bác bỏ, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề được bình luận).

*Lí giải tại sao?

- Thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà phải trải qua một quá trình Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ, cống hiến của bao người

- Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một lối sống ích kỉ, không thể chấp nhận Xét về mặt đạo lí: đó là sự vô ơn, bội nghĩa Xét về qui luật phát triển xã hội: đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển…

*Các biểu hiện của quan niệm sống đẹp:

- Cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác để cuộc sống của họ ngày càng tố đẹp hơn: những người trong gia đình, người thân, người quen biết và cả những người ta chưa quen biết khi họ có nhu cầu được sẻ chia, giúp đỡ Giúp đỡ bằng nhiều hình thức: vật chất, tinh thần tuỳ vào điều kiện bản thân mình

- Xác định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, dân tộc: thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình; biết đặt quyền lợi của tập thể lên trên lợi ích bản thân; biết cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc nếu cần…

*Nêu gương sống đẹp và phê phán những biểu hiện lệch lạc:

- Thế hệ thanh niên ngày nay đã có nhiều bạn trẻ sống đẹp như vậy, học sẵn sằng cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho quê hương, đất nước; họ sẵn sàng san sẻ gánh nặng với người khác mà không chút so đo, tính toán…

- Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thanh niên có lối sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ lo vun vén cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác…

3.Bài học rút ra: Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quền lợi và trách nhiệm, giữa “cho”

và “nhận”; nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác; cho cồng đồng, đất nước

III.Kết bài:

- Quan niệm sống của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại

- Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình

Trang 8

Đề 2: Hiện nay, khi chọn nghề, nhiều thanh niên, học sinh thường theo hai xu hướng sau: Hoặc

chọn nghề làm ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân mình yêu thích

Hãy cho biết quan điểm chọn nghề của anh/chị?

Gợi ý:

I.Mở bài:

- Khác với đại đa số thanh niên ngày trước, không mấy ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm với cuộc đời vì “ai đã có phận nấy”, thanh niên ngày nay có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình, vì vậy ai cũng băn khoăn về con đường phía trước

- Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, mỗi người đều có một lựa chọn nghề nghiệp riêng, nhưng xu hướng chung mà phần đông thanh niên hiện nay đang hướng đến là họ chọn nghề làm ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân họ ưa thích

- Chọn nghề là quyền của mỗi người, và tất nhiên, tôi cũng có quan điểm lựa chọn riêng của mình

II.Thân bài:

1.Vai trò của việc chọn nghề đối với sinh viên, học sinh:

-Việc chọn nghề có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó không chỉ liên quan đến cuộc đời mỗi người mà còn liên quan đến cả gia đình, cộng đồng, xã hội

-Chọn nghề cũng thể hiện một phương diện quan trọng của quan điểm sống, lí tưởng của tuổi trẻ

2.Trao đổi về hai xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay:

*Chọn nghề làm ra nhiều tiền:

-Mặt tích cực:

+Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa chung nhất là được thoã mãn những nhu cầu của con người) Nó là một phương tiện không thể thiếu để giúp con người thoả mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện được hoài bão, mơ ước của mình Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì tiền bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về vật chất của bản thân, gia đình

+ Tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính cuả mình sẽ kiến tạo được một hạnh phúc lâu bền, đích thực

- Mặt hạn chế:

Trang 9

+ Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên hạnh phúc Nó

có vai trò quan trong, thậm chí là quyết định nhưng không phải là điều kiện duy nhất để dệt nên hạnh phúc của con người Bởi hạnh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần Có tiền không phải là có tất cả

+ Nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình không yêu thích, không phù hợp thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời

* Chọn nghề mà mình yêu thích:

- Mặt tích cực:

+ Thoả mãn được nhu cầu, sở thích ca nhân mình nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống

sẽ trở nên đáng yêu hơn khi đáp ứng niềm đam mê ấy của mình

+ Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say Và một khi đã

mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng cao…

- Mặt hạn chế:

+ Cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, không bao giờ cái “tôi” sở thích của mình cũng đáp ứng, hài hoà được với cái “ta” chung của gia đình, cộng đồng, xã hội (Hạnh phúc không thể trọng vẹn nếu như mình không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người)

+ Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao Vì vậy nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà không chú ý đến những mặt khác sẽ khó đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra

* Nhận xét chung: Cả hai quan niệm nêu trên đều còn phiến diện vì mới chỉ xuất phát từ

ý thức chủ quan chứ chưa quan tâm nhiều đến các phương diện khác trong đời sống

3 Quan điểm chọn nghề của bản thân:

- Không chỉ quan tâm đến sở thích cá nhân, chú ý đến vấn đề thu nhập mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, những chỉ định của nghề nghịêp, nhu cầu của xã hội, của đất nước

- Lúc cần thiết, có thể hi sinh quyền lợi, sở thích của mình để chọn lựa nghề theo yêu cầu

của gia đình, quê hương, đất nước (“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”).

III Kết bài:

- Chọn nghề không chỉ là chọn một công việc mà còn là chọn cho mình một tiền đồ Xã hội càng phát triển thì việc lựa chọn nghề nghệp càng có ý nghĩa quan trọng (Biết lựa chọn

Trang 10

nghề nghiệp phù hợp, đúng đắn thì chẳng khác nào như “tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để xác định hướng đi”, không thì như “chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va” –

như cách nói của Nguyễn Khắc Viện)

- Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” không hề đơn giản không ai có thể lựa chọn nghề nghiệp thay cho mình Muốn chọn lựa nghề nghiệp một cách đúng đắn nhất, thiết nghĩ mỗi người sẽ hướng đến “mẫu số chung” là đảm bảo sự hài hoà giữa nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của quốc gia, dân tộc

Đề 3 “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên

nhẫn đứng trong đêm” (R Ta - gor).

Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên

Gợi ý:

* Yêu cầu về kĩ năng :

- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội

- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục

*Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.

1 Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói:

a Giải thích nghĩa đen : ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng trong đêm

b Ý nghĩa biểu tượng

- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm bền bỉ

→ Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy

2 Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến:

Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:

- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

- Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (Nhắc nhở, hướng con người đến với lối sống ân nghĩa)

Ngày đăng: 19/04/2018, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w