Các bài tập học sinh tự giải.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 29)

Bài tập 1: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về các văn bản thơ Đồng chí, Bếp lửa, Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu.

Bài tập 2: Phân tích các tác phẩm Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi sao xa

xôi.

Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ của Thanh Hải có tên là "Mùa xuân nho nhỏ" nhưng thể hiện một khát vọng không nhỏ.

Bằng hiểu biết của mình về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Bài tập 4: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài tập 5: Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì

mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.

(Ngữ văn 9 - Tập hai)

Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “góp vào đời sống”.

Bài tập 6: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9 – tập 1) là một truyện ngắn mang đầy chất thơ khi viết về thiên nhiên, con người trong những năm miền Bắc đang hào hứng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề nêu trên?

Bài tập 7: Nói về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết:

“ Chỉ cần một trang văn xuôi họ cũng có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người ”

Những điều sâu xa và da diết mà Nguyễn Thành Long đã mang đến cho em qua những trang văn trong “Lặng lẽ Sa Pa ” là gì? Em hãy phân tích.

Bài tập 8: Tô Hoài có nhận xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long:

“Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc”

Theo em nhận xét đó có đúng với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa không? Hãy phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến của em.

Bài tập 9: Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người

lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi nên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.”

Em hãy phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” để làm sáng tỏ nhận xét trên.

Bài tập 10: Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012).

Bài tập 11: Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thủy của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).

Bài tập 12: Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 –tập I.

Bài tập 13: Phân tích, so sánh hình ảnh trăng (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng) trong ba bài thơ: “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Ánh trăng”.

Bài tập 14: Nét đẹp của thế hệ trẻ qua hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về

tiểu đội xe không kính và anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Bài tập 15: Hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua các tác phẩm truyện ngắn được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.

Bài tập 16: Em hãy làm rõ hình ảnh con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới qua hai tác phẩm đã học: “Làng” của Kim Lân và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Bài tập 17: Phân tích tình cảm cha con trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

---***---

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 PHẦN TRUYỆN, THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w