1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

120 2,8K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 737,5 KB

Nội dung

Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đã từ lâu, tệ nạn ma túy là một hiểm họa lớn của toàn nhân loại Trong

đó, nhiều quốc gia đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do tệbuôn lậu ma túy và nghiện ma túy gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội Matúy làm suy thoái nhân cách, phẩm giá con người, tàn phá cuộc sống gia đình,gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệtnguồn nhân lực và tài chính, lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh

tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Nghiêm trọng hơn, matúy là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế

kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu

Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hóa thương mại, chính sách mở cửathu hút đầu tư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bọn tộiphạm ma túy tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma túykết hợp với rửa tiền Các nhóm vũ trang móc nối với bọn buôn lậu ma túy vàkhủng bố quốc tế để sản xuất ma túy làm nguồn tài chính phục vụ ý đồ chínhtrị và khủng bố quốc tế

Năm 2006, Hiệp định AFTA về tự do hóa thương mại giữa các nướcASEAN có hiệu lực, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), đặc biệt là từ năm 2010, khi cộng đồng ASEAN xây dựng nhiều thiếtchế trong quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch… con đường xuyên Á, hànhlang kinh tế Đông - Tây mở, việc đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, buônbán, dịch vụ giữa các nước Đông Nam Á cùng các nước trên thế giới sẽ diễn

ra rất sôi động Đây là thời cơ thuận lợi để tội phạm ma túy lợi dụng hoạtđộng, làm gia tăng tình hình buôn bán và sử dụng ma túy ở trong nước

Tệ nạn ma túy đang diễn biến phức tạp ở các nước trong khu vực nóichung, ở Việt Nam nói riêng, hàng năm số người nghiện ma túy ở nước ta vẫn

Trang 2

tăng bình quân 11% Tính đến hết năm 2006, toàn quốc có khoảng 140.000người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng hơn 50% so với năm 2000 Songsong với những biện pháp quyết liệt chống tội phạm buôn bán ma túy, Nhànước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúp cho nhữngngười nghiện ma túy có thể cắt cơn, phục hồi sức khỏe, hành vi và nhân cách

để có thể tái hòa nhập cộng đồng Công tác cai nghiện phục hồi tuy đạt đượcmột số kết quả bước đầu, nhưng tính hiệu quả và sự bền vững còn hạn chế, tỷ

lệ tái nghiện còn cao

Tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi

là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội,nhằm giúp đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quảcông tác phòng chống tệ nạn ma túy Chủ trương này thể hiện rõ trong các vănbản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như Chỉ thị 33-CT/TW, Chỉ thị 06-CT/TW,Nghị quyết 06/CP của Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21-CT/TW, ngày26/3/2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống vàkiểm soát ma túy trong tình hình mới

Trên thực tế, việc giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy sau khiđược chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế Hàng năm, số đối tượng được tạoviệc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phụchồi Ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường, nguyênnhân của tình trạng này còn do nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoànthể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cộng đồng, khu phố,thôn xóm ít quan tâm Bản thân đối tượng và gia đình họ còn có tư tưởng ỷ lại

xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có

cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh

tế - xã hội tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng

Do vậy, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm có thu nhập

ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện

mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hòa nhập cộng

Trang 3

đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả Điều đó đã đặt ra một yêu cầucấp thiết ở nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệthống vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy để giúp họthực sự tái hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người cóích cho xã hội

Để góp phần nhỏ bé vào yêu cầu chung đó, tôi chọn đề tài "Giải pháp

hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay" làm

luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Tình hình nghiờn cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứuliên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đềtài sau:

Nhóm đề tài về việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường:

- Đề tài cấp nhà nước 70A.02.02 "Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc

làm ở Việt Nam", Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.

- Đề tài cấp nhà nước KX-04-04: "Luận cứ khoa học cho chính sách

giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần", của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 1994.

- Đề tài cấp Nhà nước KX-07-05-05: "Những đặc trưng và xu hướng

biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị", do Tiến sĩ Nguyễn Đình Tấn - Giám đốc Trung tâm Xã hội

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, 1995

- Đề tài "Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội", Luận án tiến sĩ kinh

tế Trần Văn Tuấn, Hà Nội, 1995

- "Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp" của Phó tiến sĩ

Nguyễn Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995

Trang 4

- "Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 -2010" của Tiến sĩ

Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động xã hội, 2001

- Đề tài "Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực

tế ở Hà Nội", Luận án tiến sĩ kinh tế Đỗ Thị Xuân Phương, Hà Nội, 2005.

Nhóm đề tài về tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy:

- "Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2010", Ủy

ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,

Hà Nội, 2002

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố "Nghiên cứu các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai" 02-X07 của

Tiến sĩ Nguyễn Thành Công, Hà Nội, 2003

- Báo cáo "Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chính

phủ về cai nghiện - phục hồi", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội,

2004

Báo cáo "Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001

-2005, phương hướng nhiệm vụ thời kỳ 2006 - 2010", Ủy ban Quốc gia phòng,

chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Hà Nội, 2006

- Tài liệu "Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có

hiệu quả", Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 2007.

Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này vớinhững cách tiếp cận khác nhau

Có thể thấy rằng, các tài liệu đề cập chưa nhiều tới vấn đề việc làm vàgiải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, chưa có công trình khoa họcnào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho những ngườisau cai nghiện ma túy trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Trang 5

Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố đó, tôi cũng tham khảođược nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình.Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được nghiên cứu trong cáccông trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở một số địa phương, tôi

có thể rút ra một số vấn đề lý luận để đề xuất giải pháp hỗ trợ tạo việc làmcho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận

về tác động tiêu cực của tệ nạn ma túy tới đời sống kinh tế - xã hội, sự cầnthiết phải tổ chức và quản lý sau cai nghiện ma túy và đề xuất giải pháp hỗ trợtạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta trong giai đoạnhiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ma túy, sửdụng ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; lý luận về

hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện, góp phần hạn chế và khắcphục tác động tiêu cực của tệ nạn ma túy đối với kinh tế - xã hội

- Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cainghiện ma túy ở nước ta

- Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm chongười sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động tới tạo việc làm chongười sau cai nghiện ma túy, trọng tâm là cách thức tổ chức quản lý, cơ chế,

Trang 6

chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong hỗ trợ tạo việc làmcho người sau cai nghiện.

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu số liệu tổng hợp của các cơ quanquản lý có liên quan về hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy

và tiến hành khảo sát các mô hình điểm ở một số địa phương trong cả nước

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước Các lý thuyết về tệ nạn xã hội và tội phạm của E Durkheim,

-W Weber… và vấn đề việc làm

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có, số liệu tổng hợp, thống kê vàmột số đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát của Cục phòng chống tệnạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Văn phòng Thườngtrực phòng chống ma túy - Bộ Công an, cũng như các báo cáo tổng kết củađịa phương, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hóađồng thời tiến hành một số cuộc điều tra khảo sát tại các trung tâm, phường,

xã nhằm mục đích minh họa

6 Ý nghĩa của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 7

Đề tài góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về ma túy, sửdụng ma túy, cai nghiện ma túy, nguyên nhân và tác hại của sử dụng ma túy, táinghiện, quản lý sau cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ tạo việc làmcho những người sau cai nghiện ma túy Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quảcho người sau cai nghiện nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quanquản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làmcho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện, và tình hình ở mỗi địaphương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ táinghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 8

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MA TÚY, VIỆC LÀM

VÀ HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA

Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP)năm 1991 đã xác định: "Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, cónguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập và cơ thể con người thì có tácdụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộcvào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng" [67];theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), "Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơthể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể" [67]

Từ các quan niệm nêu trên, có thể nêu khái niệm như sau: ma túy lànhững chất có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo và khi dùng không được

Trang 9

chỉ dẫn có thể gây nghiện, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con ngườicũng như sự ổn định và phát triển của cộng đồng.

* Nghiện ma túy

Khi dùng ma túy lần đầu, người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu

và thèm muốn dùng lại Ma túy vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quancảm thụ, gây trạng thái quen thuốc, nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đauđớn, vật vã…, thèm muốn được dùng lại và trở nên nghiện ma túy Do đó,nghiện ma túy, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đó là tình trạng một bộ phậntrong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma túy Còn theonghĩa hẹp thì nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với cácchất ma túy, làm cho con người ta không thể quên và từ bỏ được ma túy

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về "nghiện ma túy", nhưngchưa có một khái niệm đầy đủ và thống nhất Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tếThế giới (WHO), "nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính

có hại cho cá nhân và xã hội do dùng lặp lại một chất ma túy tự nhiên haytổng hợp" [67]

Tổ chức DAYTOP quốc tế định nghĩa: nghiện ma túy là tình trạng rốiloạn cơ thể con người về các mặt sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi dongười đó sử dụng lặp đi lặp lại một hoặc nhiều loại ma túy từ tự nhiên haytổng hợp

* Người nghiện ma túy

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: người nghiện ma túy là người

sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thứckhác nhau như hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này Từ kháiniệm nghiện ma túy có thể rút ra cách hiểu về người nghiện ma túy như sau:người nghiện ma túy là người bị lệ thuộc đối với các chất ma túy và không thểquên hay từ bỏ được ma túy Nếu ngừng sử dụng thì người nghiện sẽ xuấthiện hội chứng cai

Trang 10

Như vậy, có thể hiểu người nghiện ma túy theo các cách định nghĩakhác nhau, nhưng điểm cơ bản là người sử dụng lặp lại nhiều lần một chất matúy tự nhiên hay tổng hợp và bị lệ thuộc vào nó, không thể quên hay từ bỏđược nó.

* Cai nghiện ma túy

Đó là biện pháp giúp người nghiện ma túy thông qua chữa trị để từ bỏ

ma túy, phục hồi sức khỏe tinh thần và tái hòa nhập cộng đồng Thực chất

"cai nghiện ma túy" là quá trình giải quyết sự rối loạn ba yếu tố của ngườinghiện (trạng thái sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi)

Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: cai nghiện là một biện pháp tổng hợpgồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức… nhằm điều trịgiúp người nghiện ma túy cắt các hội chứng cai nghiện, phục hồi sức khỏe vàtái hòa nhập xã hội

* Tái nghiện ma túy

Quá trình nghiện ma túy đã tạo cho người nghiện luôn có phản xạ nhạycảm với ma túy, nên dù đã cắt cơn nhưng có thể sau 4 - 5 năm, hễ cứ nhìnthấy ma túy, ngửi hơi ma túy, tiếp xúc với người nghiện, thậm chí nói đến tênloại ma túy quen dùng, là cơn thèm khát ma túy lại bùng lên dữ dội, khó cóthể kiềm hãm được Vì vậy, khi ra khỏi các trung tâm cai nghiện, người caitrở lại sống với gia đình và cộng đồng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môitrường xã hội còn chưa trong sạch ma túy dẫn đến khả năng tái sử dụng matúy là rất cao Việc tái sử dụng ma túy chính là tái nghiện ma túy và theoPGS,TS Nguyễn Xuân Yêm thì:

Tái nghiện được hiểu là một đối tượng nghiện ma túy đã đượcgia đình, chính quyền, các đoàn thể tại địa phương giúp đỡ, giáo dục,chữa trị cai nghiện để trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội Thếnhưng vì một lý do nào đó họ đã không kiềm chế được những ham

Trang 11

muốn cá nhân, những suy nghĩ lệch lạc nên lại tiếp tục sử dụng cácloại chất ma túy, người ta gọi trường hợp này là tái nghiện [70]

Ranh giới giữa tái sử dụng ma túy (tái nghiện) và dứt khoát đoạn tuyệtvới ma túy là rất mong manh Chính vì vậy, công việc phòng, chống táinghiện khi người cai hòa nhập cộng đồng là một việc làm tất yếu phải đượcthực hiện

1.1.2 Nguyên nhân của nghiện và tái nghiện ma túy

Nghiện và tái nghiện ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra

do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân nghiện

Nguyên nhân chủ quan do lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi.

Đó vừa là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, vừa là một nguyênnhân của tái nghiện Người nghiện vốn do có lối sống sai lệch, nhiều thóiquen xấu nên mắc vào nghiện ngập và trở thành thói quen khó bỏ, thậm chíkhi đã cai nghiện được một thời gian ở trung tâm trở về tái hòa nhập cộngđồng, người nghiện vẫn giữ những thói quen đó Thói quen sử dụng ma túylại càng khó từ bỏ đối với người nghiện bởi ma túy đã ăn sâu vào não ngườinghiện mà trong thời gian ngắn chưa thể xóa hết được "Thực tế cho thấy đã

có những người cai được trong thời gian từ 20 - 30 năm nhưng vẫn tái nghiệntrở lại" [66] Môi trường tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện vẫn cònnhững điều kiện xấu tồn tại xung quanh và nếu lối sống lành mạnh không

đủ sức hút thì khả năng tái nghiện là rất lớn, thậm chí việc tái nghiện hoàn

xảy ra

Nguyên nhân khách quan do môi trường xã hội.

Hiện nay khả năng cung về ma túy vẫn rất lớn, chúng ta chỉ ngăn chặn,bắt giữ được một lượng rất nhỏ, còn lại hầu hết ma túy vẫn đang trôi nổi, tồn

Trang 12

tại trong xã hội, nó luôn sẵn sàng đáp ứng cho người có nhu cầu Bọn tộiphạm tiếp tục buôn bán cái chết trắng vẫn hiện diện khắp nơi Chừng nào cònnhững tên tội phạm này - kể cả bọn buôn ma túy xuyên biên giới với số lượngtính bằng hàng chục, hàng trăm kg hê rô in lẫn bọn bán lẻ từng tép thì khó cóthể nói đến việc ngăn chặn tình trạng tái nghiện, càng không thể ngăn ngừanhững con người thiếu bản lĩnh trở thành những con nghiện mới Những connghiện mới xuất hiện và trở thành gánh nặng và nỗi khổ đau cho nhiều gia đình

và xã hội

Ma túy mang lại những món siêu lợi nhuận cho người buôn bán nó.Chính vì vậy, đã có rất nhiều kẻ bất chấp luật pháp, đạo đức để lao vào phạmtội buôn bán ma túy Lực hút của đồng tiền từ buôn bán ma túy đã khiến chonhiều kẻ không cần để ý đến những hình phạt cao nhất mà luật pháp quốc tếcũng như luật pháp của mỗi nước dành cho tội phạm về ma tuý Lợi dụngđiểm yếu là sự lệ thuộc vào ma túy của những người nghiện ma túy vẫn chưahết khi họ từ trung tâm cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng nên bọnbuôn bán ma túy tìm mọi cách rủ rê, lôi kéo để người nghiện sau cai phải tái

sử dụng ma túy, với hình thức ban đầu là cho không thuốc nhưng khi đãnghiện lại thì chúng bắt phải mua hoặc phải giúp chúng tiêu thụ ma túy

Nguyên nhân tái nghiện

Nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghiện.

Tái nghiện có xảy ra hay không xảy ra được quyết định trực tiếp, cuốicùng bởi người nghiện sau cai Tại sao những người đã có hiểu biết về tác hạicủa ma túy qua quá trình trải nghiệm của bản thân, qua sự giáo dục, tư vấn tạicác trung tâm lại dễ dàng nghiện trở lại các chất ma túy? Nguyên nhân thuộc

về người nghiện bao gồm:

+ Bị lệ thuộc về tâm lý vào các chất ma túy:

Quá trình nghiện ngập trước khi đi cai ở các trung tâm đã gây ra sự rốiloạn cho người nghiện ma túy cả về thể chất cho đến nhận thức, hành vi, hay

Trang 13

chính là mất cân bằng cả về thể chất và tinh thần Cai nghiện ma túy giúp chongười nghiện từ bỏ được hội chứng cai, loại bỏ một phần sự mất cân bằng chứkhông xóa được sự lệ thuộc về tâm lý, ý thức Hành vi sử dụng lại các chất

ma túy là biểu hiện rõ ràng nhất sự lệ thuộc đó, nó giống như một phươngthức mà người nghiện tìm đến để xóa đi trạng thái mất cân bằng Sau khi cai,cách suy nghĩ, hành vi của người nghiện vẫn còn bị ảnh hưởng rất đậm nétbởi ma túy Theo nhận định của hội đồng chuyên viên về lạm dụng ma túy của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì:

Sự lệ thuộc vào chất ma túy trước hết và chủ yếu là sự lệthuộc về mặt tâm thần… trong một thời gian dài tất cả những phảnứng hàng ngày của não bộ đối với ma túy nhất là đối với các thụ thểđặc hiệu đều được lưu dấu vết vào bộ nhớ của não và hình thànhmột phản xạ có điều kiện kiên cố không thể nào xóa bỏ được Do

đó, cái thèm và nhớ các cảm giác dễ chịu, sảng khoái do ma túyđem lại có cơ sở vững chắc tại các tế bào thần kinh, tồn tại tiềmtàng và thường xuyên trong não Bởi vậy khi gặp một kích thích gợinhớ chất ma túy, các dấu vết của phản xạ có điều kiện được hoạthóa, xung động thèm chất ma túy xuất hiện trở lại và thúc đẩyngười nghiện quay về với chất ma túy…đói ma túy trường diễn hay

sự lệ thuộc về mặt tâm thần là khó khăn trở ngại lớn nhất trong điềutrị nghiện ma túy hiện nay [61]

Loại bỏ sự lệ thuộc tâm lý đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài gắn vớicuộc đời người nghiện, trong thời gian đó, phải tạo cho họ được sống trongmôi trường không có ma túy, chăm sóc giúp đỡ thường xuyên…tức là tạo racác yếu tố bảo vệ để phòng chống tái nghiện

+ Tò mò muốn thử các chất ma túy:

Sự lệ thuộc về tâm lý tạo ra ở người nghiện cảm giác tò mò muốn thửlại Khi thèm nhớ, người nghiện tưởng tượng đến các cảm giác đê mê, ngây

Trang 14

ngất do ma túy mang lại Trong thời gian cai nghiện tại các trung tâm, cảmgiác thèm nhớ các chất ma túy vẫn luôn tồn tại, lúc lắng xuống, lúc mạnh mẽtùy theo trạng thái tâm lý của người nghiện: khi họ cảm thấy buồn bực, đauđớn, thất vọng thì cảm giác thèm ma túy tăng lên, tương tự như khi họ quáphấn khích, vui vẻ Trở về với cộng đồng, nếu không được sống trong mộtmôi trường cách ly với ma túy, không được sự quan tâm, giám sát, giúp đỡcủa gia đình, chính quyền, người đã cai rất dễ tái nghiện Báo cáo kết quả điềutra người nghiện ma túy năm 2001 cho biết, tỷ lệ nghiện ma túy (bao gồm cảtái nghiện ma túy) do tò mò, tìm khoái lạc ở một số địa phương như sau: Sơn

La (55,8%), Hà Giang (44,44%) [15]…

Cũng về nguyên nhân tò mò dẫn đến sử dụng ma túy, Báo cáo tình hìnhlạm dụng ma túy ở Việt Nam của UNDCP có đề cập: tò mò và xã giao chơibời là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sử dụng ma túy (60%)

Những con số đó lưu ý chúng ta về các giải pháp phòng chống táinghiện ma túy, phải làm cho người nghiện sau cai có đủ tự tin, nghị lực vàhiểu biết để vượt qua sự thèm nhớ, tò mò muốn sử dụng lại ma túy

* Người nghiện không đủ can đảm và nghị lực để đoạn tuyệt với sự lôikéo của những bạn bè xấu Với những thói quen cũ, người nghiện vẫn tiếp tụcgiao du với những bạn bè trước đây và đa số những người bạn này là nhữngngười có nhu cầu và thói quen giống người nghiện Vì thế mà nguy cơ táinghiện ma túy bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra với người sau cai

Nguyên nhân khách quan

* Do bạn bè rủ rê

Các đối tượng nghiện nhưng chưa cai nghiện hoặc người đã tái nghiệntrước, những người buôn bán các chất ma túy luôn tìm cách lôi kéo, rủ rê đểngười cai nghiện trở lại sử dụng ma túy và trở thành tái nghiện Báo cáo kếtquả điều tra người nghiện ma túy năm 2001 đã làm rõ: bị rủ rê là nguyên nhân

Trang 15

chính dẫn tới nghiện ma túy của các đối tượng (63,5%) [15] Tái nghiện vìnguyên nhân này lại cao là do bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ

xã hội, trong đó có quan hệ bạn bè Bạn bè đóng vai trò rất lớn trong cuộcsống của mỗi cá nhân Hành động của mỗi cá nhân dù tốt hay xấu đều tìmthấy dấu ấn của những người bạn anh ta Hành vi sử dụng trở lại các chất matúy không nằm ngoài nhận xét đó Sau khi được cai nghiện, trở về với cộngđồng, mọi cái dường như đều trở nên mới lạ, gần gũi nhất với người sau cailúc này là gia đình và bạn bè của họ Bạn bè của người nghiện chủ yếu là bạntiêm chích cũ, có người đã cai nghiện, có người chưa cai, có người tái nghiện

Sự tiếp xúc, giao lưu với những người bạn nghiện cũ khiến họ gợi nhớ nhữngcảm giác do ma túy đem đến Trong hoàn cảnh đó, nếu một người bạn củangười đã cai sử dụng ma túy, "khoe" ma túy hay mời chào sử dụng ma túy…thì vấn đề tái nghiện chỉ còn phụ thuộc vào ý chí của đối tượng nữa thôi, đaphần là không thể vượt qua

* Cuộc sống gia đình không hòa thuận

Nếu gia đình, người thân không thông cảm, sẻ chia và có những sự hỗ trợkịp thời cả về vật chất và tinh thần thì với tâm trạng buồn chán, bi quan sẵn có sẽlàm cho người sau cai dễ lâm vào tái nghiện Trong thực tế có nhiều gia đình cónhững người thân đã tỏ ra thiếu lòng tin, sự cảm thông đối với người cai nghiện

từ trung tâm về và có thái độ khinh ghét đối với họ, tạo ra cho họ tâm lý tự ti,mặc cảm Người nghiện ma túy khi đi cai về thường thì họ muốn tìm việclàm, có những việc làm nguy hiểm ngoài khả năng kiểm soát của gia đình (vídụ: phụ xe đi nơi này nơi khác, chạy xe ôm…) hoặc có những công việc đòihỏi vốn lớn ngoài khả năng của gia đình nên người nghiện không được đápứng và có thể xảy ra mâu thuẫn giữa gia đình và người nghiện sau cai Nhữngmâu thuẫn này có thể đưa người nghiện trở lại con đường nghiện hút ma túy

* Sự thành kiến, phân biệt đối xử của cộng đồng xã hội

Trang 16

Những thành kiến của xã hội đối với người nghiện đã có từ lâu Nhiềungười nhìn người nghiện với con mắt khinh bỉ, miệt thị, coi họ là thành phầnxấu cần cảnh giác Hầu hết người dân gọi người nghiện là thằng nghiện, connghiện, bọn đạo chích, bọn xì ke, ma túy Điều đó làm cho người nghiện càngtrở nên mặc cảm và làm cho quá trình tìm việc làm của họ càng gặp nhiều trởngại Trong cộng đồng, xã hội còn nhiều người hoài nghi về khả năng quyếttâm đoạn tuyệt với ma túy của người nghiện Cũng có lẽ do người ta đã chứngkiến cảnh người nghiện sau cai lại tái nghiện quá nhiều, đặc biệt với tỷ lệ táinghiện quá cao như hiện nay (trên 90%, thậm chí 100% tái nghiện) nên sốngười đặt niềm tin vào lời hứa của người đã cai là rất ít.

+ Do không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp:

Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại một tỷ lệ những người thấtnghiệp Thất nghiệp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hành vi sai lệchkhác nhau, trong đó có lạm dụng ma túy Mỗi lần cai nghiện tại gia đình, cộngđồng hoặc từ các trung tâm cai nghiện trở về, người nghiện hầu như chẳngcòn gì ngoài hai bàn tay trắng Trong thời gian nghiện hút, họ bán hoặc cầm

cố tất cả những gì mình có Sức khỏe người nghiện sau nhiều năm nghiện hút,chích, mắc nhiều bệnh, bây giờ họ phải chịu thêm sự hành hạ của các bệnhmới khi ngừng sử dụng ma túy nên sức khỏe suy sụp khó có thể có được việclàm có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình Người nghiệnthường kêu ca buồn chán khi ở nhà vì không có việc làm, mệt mỏi, ăn khôngngon, ngủ không đẫy giấc Khi không có việc làm ổn định hoặc thu nhập thấpkhông đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình thì con người ta trở nênchán chường, bi quan và rất dễ sa vào tái nghiện Không có việc làm dẫn đếnmột mặt là người nghiện có nhiều thời gian rỗi, có cơ hội giao du với nhữngngười bạn cũ, mặt khác, làm tăng thêm tính lười nhác của người nghiện, giảmquyết tâm cai nghiện ma túy

Trang 17

Những người nghiện sau khi được cai trở về với cộng đồng trong tìnhtrạng không có việc làm rất dễ trở lại với ma túy "Nhàn cư vi bất thiện", vìthất nghiệp, người nghiện lang bạt "nay đây mai đó", trở lại những điểm tiêmchích xưa, gặp bạn nghiện cũ, thấy những hình ảnh hết sức quen thuộc làmcho cảm giác thèm muốn trào dâng…Tái nghiện chỉ còn là ngày một ngàyhai

Việc làm là một nhân tố khá quan trọng cho người nghiện tái hòa nhậpcộng đồng và đoạn tuyệt với ma túy "Kết quả điều tra khảo sát người nghiệncho thấy nguyên nhân tái nghiện tập trung cao nhất vào lý do người nghiệnsau cai không có việc làm nên tái nghiện (chiếm 39,4%), sau đó là không có

sự quản lý, hỗ trợ (chiếm 21,7%), còn lại tập trung vào hai nguyên nhân khác:

do mua ma túy ngoài thị trường quá dễ (chiếm 20,7%) và bị kỳ thị bởi cộngđồng (chiếm 17,2%) [66]

Nguyên nhân dẫn tới người nghiện sau cai không tìm được việc làm,trước hết là do họ bị hạn chế về mặt thể chất và cả tâm lý Mặc dù được điềutrị tại các trung tâm, song sự suy yếu về sức khỏe, biến đổi về hình thức,phong thái vẫn còn biểu hiện rõ nét khiến cho người nghiện sau cai bất lợi khi

đi xin việc Mặt khác, ngành nghề đào tạo tại các trung tâm hiện nay tính khảthi không cao, dạy nghề mang tính đồng loạt, đa số người nghiện không thểứng dụng những nghề được đào tạo sau khi trở về cộng đồng (ví dụ: nghề đanlát không áp dụng được khi đối tượng nghiện sống ở trung tâm của thành phốlớn như Hà Nội…) Bên cạnh đó, người nghiện ma túy bị kỳ thị rất lớn bởingười tuyển dụng và bị cạnh tranh gay gắt từ phía những người được đào tạotại các trung tâm, cơ sở dạy nghề bên ngoài… Người sau cai nghiện còn gặptrở ngại do kém năng động, thiếu tự tin thậm chí là tự ti khi tiếp xúc, trả lờiphỏng vấn

Thực tế là người cai nghiện ma túy, sau khi cắt cơn, trở về với cộngđồng tỷ lệ tái nghiện rất cao, hơn 95% Nhiều nơi sáng tạo ra một số "mô hình

Trang 18

hậu cai", như thành lập "Câu lạc bộ sau cai" để thường xuyên giúp đỡ, giámsát nhau, dù có thu được một số kết quả, song cũng không thể ngăn chặn đượctình trạng tái nghiện Tình hình khó khăn và phức tạp như vậy là do nhiềunguyên nhân, nguyên nhân chính bao trùm là: Người nghiện ma túy ở nước tathường chích thẳng ma túy vào tĩnh mạch Chất gây nghiện cực mạnh ấy tácđộng, và lưu lại trong vùng khoái cảm của não bộ Muốn não không "nhớ" thìchỉ còn cách là loại bỏ vùng khoái cảm trong não bộ Đó là điều không thể!chỉ có những ai thật sự có ý chí cao và với sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng,thì mới mong thắng được chính sự thèm khát ấy.

Tóm lại, để cai nghiện được hoàn toàn đòi hỏi phải có sự kết hợp nỗlực, ý chí quyết tâm của bản thân người nghiện với sự hỗ trợ cần thiết của giađình, cộng đồng, xã hội để chống lại các yếu tố gây nên nghiện và tái nghiện.Chính vì vậy, hỗ trợ giúp tạo việc làm cho người sau cai nghiện từ bỏ được

ma túy, không tái nghiện vừa là giải pháp có ý nghĩa kinh tế - xã hội, nhân vănsâu sắc, vừa là một thách thức lớn cho người cai nghiện và công tác quản lýsau cai

1.1.3 Tác hại của nghiện và tái nghiện ma túy tới kinh tế - xã hội

* Tác hại về kinh tế

- Đối với bản thân người nghiện: Nghiện và tái nghiện ma túy gây ảnh

hưởng nặng nề đến sức khỏe của người nghiện, khiến họ bị suy giảm mạnh

mẽ khả năng lao động sản xuất, tuy không làm ra của cải vật chất hoặc làm ra

ít nhưng tiền tiêu dùng cho ma túy luôn được họ khai thác từ gia đình hoặcthông qua những hành vi phạm tội

- Đối với gia đình người nghiện: Nghiện ma túy và tái nghiện ma túy

khiến gia đình người nghiện bị điêu đứng về kinh tế: người nghiện lần lượtđem tiền bạc, của cải trong gia đình đi đổi lấy ma túy, đẩy đời sống gia đình

đi vào đổ vỡ, mâu thuẫn, xung đột sâu sắc và bần cùng

Trang 19

- Đối với nền kinh tế của đất nước: Ma túy gây ảnh hưởng nặng nề đến

nền kinh tế của đất nước Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội thì đến cuối năm 2006 cả nước có khoảng 140.000 người nghiện có hồ

sơ quản lý, nếu trung bình một ngày người nghiện dùng hai tép heroin (mỗi tépgiá 50.000 đ) thì một năm tổng số người nghiện đã tiêu tốn khoảng 5.110 tỷđồng Khi số lượng người nghiện trên tái nghiện thì số tiền tiêu phí sẽ lớn hơnrất nhiều Ngoài ra, hàng năm ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồngcho công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống tái nghiện, trả lương cho độingũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn ma túy, chưa kể tiền của gia đìnhngười nghiện đóng góp Thêm vào đó, nghiện và tái nghiện ma túy làm tổnthất một nguồn nhân lực rất lớn cho phát triển kinh tế vì đại đa số ngườinghiện, tái nghiện đều trong độ tuổi lao động và còn rất trẻ Như vậy, thiệt hại

về kinh tế do tái nghiện ma túy gây ra không chỉ dừng lại ở các con số kể trên

* Tác hại đối với xã hội:

Nghiện ma túy gắn liền với bệnh tật, nghiện ma túy đồng nghĩa là thântàn ma dại, sức khỏe bị suy kiệt, người nghiện chỉ có tuổi thọ trung bình là 40tuổi, trong khi tuổi thọ bình quân của người bình thường là 75 tuổi Vì thế sẽ

là lãng phí nguồn nhân lực, sức lực lớn của cả xã hội, nếu như không tổ chứccai nghiện, hỗ trợ tạo việc làm giúp người sau cai nghiện tái hòa nhập cộngđồng, phòng ngừa tái nghiện cho gần hai trăm ngàn người nghiện, trong đóchiếm tới 80% là thanh niên

Nghiện ma túy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự an toàn

xã hội, làm gia tăng và lây lan rộng các căn bệnh xã hội nguy hiểm như HIV/AIDS, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, bảnsắc và giá trị văn hóa của dân tộc Nghiện ma túy có mối quan hệ liên đới vớirất nhiều loại tệ nạn và tội phạm xã hội khác: khoảng 85% người nghiện matúy có tiền án, tiền sự, 40% các vụ trọng án là do người nghiện ma túy gây ra.Thông qua các vấn đề xã hội cũng như việc giải quyết các vấn đề đó có thể

Trang 20

đánh giá khả năng điều hành đất nước của Chính phủ và tình hình chính trị ổnđịnh của đất nước đó Không loại trừ nguy cơ các thế lực thù địch, phản độnglợi dụng vấn đề ma túy để công kích sự nghiệp cách mạng của nước ta.

1.2 VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN VÀ PHÒNG NGỪA TÁI NGHIỆN

1.2.1 Một số vấn đề chung về việc làm, tạo việc làm trong nền kinh

tế thị trường

* Quan niệm về việc làm

Việc làm là một phạm trù thuộc quyền con người, quyền có việc làm đãđược quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế, Công ước về các quyền kinh tế -

xã hội và văn hóa năm 1966 ghi nhận: "Các quốc gia thành viên của Công ướcnày thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có

cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốcgia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này" (Điều 6) "Cácquốc gia thành viên của Công ước này công nhận quyền của mọi người đượchưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…" (Điều 7)

Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội

và nhân khẩu; nó thuộc loại những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống

xã hội Khái niệm việc làm và khái niệm lao động liên quan chặt chẽ vớinhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau Việc làm thể hiện mối quan hệ củacon người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiếttrong đó lao động diễn ra, đồng thời nó là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhucầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người Về giác

độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sảnxuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất Việclàm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động,đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định.Nói cách khác, việc làm là những công việc, là những hoạt động có ích,

Trang 21

không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện

để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần cho

Như vậy, theo khái niệm trên có hai yếu tố là thu nhập và không bịpháp luật cấm là hai điều kiện cần và đủ để được thừa nhận là việc làm Ýnghĩa luật pháp - xã hội của khái niệm này là ở chỗ nó xóa bỏ sự phân biệt đối

xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, cá nhân tạoviệc làm cho người lao động Đồng thời cũng thể hiện đặc trưng của Nhànước pháp quyền, khuyến khích mọi người làm những việc không bị phápluật cấm

* Việc làm là vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là vấn đề xã hội, chính trị

Về mặt kinh tế, vấn đề việc làm gắn liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả

của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất.Giải quyết tốt được vấn đề việc làm thì mới đảm bảo được sản xuất phát triển,kinh tế mới đi lên Đồng thời, kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để giảiquyết tốt vấn đề việc làm

Về mặt xã hội, nếu giải quyết tốt được vấn đề việc làm sẽ hạn chế được

các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương, nề nếp xã hội

Về mặt chính trị, nếu không giải quyết tốt được vấn đề việc làm, đến

một thời điểm nào đó, vấn đề này sẽ vượt ra thành vấn đề chính trị, bởi vì vấn

Trang 22

đề kinh tế luôn gắn liền với chính trị: kinh tế không phát triển thì chính trị sẽkhông ổn định.

Về mặt pháp lý, về mặt lý luận, quan hệ pháp luật trong lĩnh vực việc làm

được coi là quan hệ có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động và đóng vai tròquyết định cho việc hình thành, phát triển và ổn định của quan hệ lao động.Đồng thời, chế định pháp lý về việc làm là một trong những chế định quan trọngcủa pháp luật lao động, làm tiền đề để xác lập các chế định pháp luật khác Haynói một cách khác, không có việc làm thì không có quan hệ lao động, cũng cónghĩa là không có những yếu tố khác làm nên nội dung của quan hệ lao động

Trong điều kiện kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa lao động - việclàm có những biểu hiện rất phức tạp Một mặt, lao động có xu hướng gắn kếtchặt chẽ với việc làm, mặt khác lại có xu hướng tách rời khỏi việc làm Từ đótạo nên sự khác biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các nhómtrong một tầng lớp dân cư

Việc làm không chỉ là hoạt động để kiếm sống mà còn là hoạt độngsáng tạo nhằm phục vụ xã hội, thông qua lao động hoàn thiện nhân cách conngười cả về vật chất lẫn tinh thần Việc làm là yêu cầu chính đáng của conngười, tách con người ra khỏi lao động chẳng khác gì thủ tiêu sự tồn tại củacon người, phá vỡ động lực bên trong của xã hội

Việc làm và giải quyết việc làm là một tiêu chí quan trọng thể hiện sứcmạnh của một nền kinh tế Thực hiện tốt chính sách việc làm, khắc phục tìnhtrạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội sẽ có tácdụng tích cực đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế

* Tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường

Tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường cho người lao động vàhình thành các chỗ làm việc, sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làmviệc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động

Trang 23

và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đấtnước.

Với khái niệm trên, tạo việc làm không chỉ là nhiệm vụ chức năng củanhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp vàngay bản thân người lao động Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luônquan tâm chú trọng đến tạo việc làm cho người lao động thông qua các vănbản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình,các cá nhân sẵn sàng làm việc Chính vì vậy, chính sách Nhà nước là một trongnhững tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động nhưkhuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụngđất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trườngtrạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất Bên cạnh đó, các chươngtrình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp cũng tácđộng trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn laođộng, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu

Tạo việc làm có nghĩa là tạo thêm được việc làm mới cho người laođộng, mang tính chất là người lao động đang không có việc làm nay có việclàm, hoặc có việc làm không ổn định nay có việc làm ổn định, lâu dài Nhưvậy, tạo việc làm là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhànước cũng như việc tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp

Ngoài ra tạo việc làm là sự hình thành môi trường thuận lợi nhằm kếthợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất, thông qua cơ chế chính sáchkhuyến khích thu hút của Nhà nước, thông qua sự hoạt động đầu tư của nhàsản xuất nhằm tạo thêm nơi làm việc mà người lao động có thể dùng sức laođộng của mình sản xuất thêm nhiều của cải cho xã hội

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tạo việc làm, giải quyết việc làm

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giải quyết việc làm là chính sách lớn,quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 24

Đại hội VIII của Đảng khẳng định:

Bảo đảm công ăn việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàngđầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên Nhà nướcchú trọng đầu tư tạo việc làm đồng thời tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việclàm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chứctốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp [25]

Tại Hội nghị Trung ương VIII (khóa VIII), Đảng ta nhấn mạnh việctiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm và chỉ ra cácbiện pháp khả thi để thu hút lao động và tạo việc làm Báo cáo chính trị tạiĐại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiềuviệc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nôngnghiệp và nông thôn Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các

cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động" [27]

Quan điểm này được nhấn mạnh tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX,

đó là: giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người,

ổn định và phát triển…phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cảcác thành phần kinh tế…tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động

Quan điểm và giải pháp cơ bản về giải quyết việc làm cho người laođộng của Đảng được thể hiện nhất quán trong một loạt các chính sách pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước

Ngày 11/4/1992, Nghị quyết số 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay

là Chính phủ) là văn bản đầu tiên của Chính phủ về chủ trương, phương hướng,biện pháp giải quyết việc làm đã nêu ra nội dung hết sức cơ bản, quan trọngđối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, đó là:

- Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Trang 25

- Bổ sung, sửa đổi một số chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực,các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân tạo việc làm mới, thu hútngười lao động…

Từ năm 1998, Chương trình quốc gia giải quyết việc làm (Quyết định126/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998) ra đời với mục tiêu mỗi năm tạo 1,3 - 1,4triệu chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ sửdụng lao động nông thôn lên 75% vào năm 2000

Tiếp tục chính sách về vấn đề việc làm, Chương trình mục tiêu quốcgia xóa đói, giảm nghèo và việc làm, ban hành kèm theo Quyết định143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mụctiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4 đến 1,5 triệu lao động, giảm tỷ lệthất nghiệp ở thành thị xuống dưới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở nông thôn lên trên 80% Trong lĩnh vực việc làm, Chương trình tậptrung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấungành nghề, cơ cấu lao động trong nông thôn Trong công nghiệp, vừa pháttriển các ngành có khả năng sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển các ngành

sử dụng lao động có trình độ cao

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia

- Tập trung hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đốitượng yếu thế vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm

1.2.2 Hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện

1.2.2.1 Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện

Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao, có vai trò đầu não trong tổ chứccác hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống ma túy, cụ thể trong hỗ

Trang 26

trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma túy, biểu hiện ở một số côngviệc cụ thể như:

- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp

lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc hỗ trợ tạo việc làm chođối tượng sau cai nghiện ma túy

- Nhà nước thiết lập và chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là hệ thống

cơ quan về phòng chống ma túy từ trung ương đến địa phương, cơ sở nângcao hiệu lực quản lý, điều hành các hoạt động quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việclàm cho đối tượng sau cai nghiện ma túy

- Nhà nước thiết lập và tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chứctrong khu vực và toàn cầu nhằm thực hiện luật pháp quốc tế, góp phần kiểmsoát và phòng chống ma túy trong nước có hiệu quả, hỗ trợ thực hiện công tácquản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma túy

- Nhà nước có biện pháp tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức xã hội vàcác cấp tăng cường phối hợp hoạt động có hiệu quả nhằm phòng chống ngănchặn tệ nạn ma túy ở từng địa phương, đơn vị, trường học

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước cóvai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết việc làm Nhà nước vừa làchủ sử dụng một tỷ lệ lớn lao động của xã hội, vừa là chủ thể quản lý, điềutiết cung - cầu nguồn lao động trên thị trường lao động toàn quốc Bằng hànhlang pháp lý và các biện pháp kích cầu, các chương trình dự án, các chínhsách phát triển kinh tế xã hội, các chương trình hỗ trợ việc làm, xóa đói, giảmnghèo, dân số - kế hoạch hóa gia đình, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, xâydựng các công trình then chốt, liên doanh, liên kết với nước ngoài…, đặc biệt

là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước đã điều tiết tạo chỗ làm việc và giảiquyết việc làm cho người lao động

Trang 27

Những mối quan hệ trên đây cho thấy vai trò rất lớn của Nhà nướctrong hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

Thứ nhất, về phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước thông qua thể

chế, chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển việclàm Điều 14 và 15 Bộ luật Lao động xác định Nhà nước định chỉ tiêu việc làmmới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và nhiều năm, tạo điềukiện cần thiết, như hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế và áp dụngcác biện pháp khuyến khích khác để người lao động, trong đó có người sau cainghiện giúp họ có khả năng tự giải quyết việc làm Nhất là các tổ chức, cánhân thuộc các thành phần kinh tế có điều kiện phát triển nhiều ngành nghềmới, tạo việc làm cho nhiều người lao động là người sau cai nghiện ma túy

Mục tiêu đặt ra là không chỉ có Nhà nước, mà mỗi doanh nghiệp, mỗigia đình, mỗi người lao động là người sau cai nghiện phải tự thân vận động đểtạo việc làm Doanh nghiệp và người sử dụng lao động được Nhà nước tạođiều kiện và cơ chế hữu hiệu để phát triển sản xuất, kinh doanh Nghĩa làthông qua đó Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm quan trọng nhằm giảiquyết việc làm cho người lao động Đến lượt mình, người có khả năng laođộng phải chủ động sáng tạo, để sử dụng quyền lao động, tự tạo ra việc làm,

tự tìm việc làm với sự giúp đỡ của Nhà nước khi cần thiết [47]

Thứ hai, hàng năm Chính phủ lập và thực hiện các chương trình và quỹ

giải quyết việc làm trình Quốc hội chương trình và quỹ quốc gia về việc làm;

ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địaphương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Các cơ quan nhà nước,các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tham gia thực hiện các chươngtrình và quỹ giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện

Thứ ba, Nhà nước có vai trò phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc

làm, nhằm tư vấn cho người tìm việc hoặc tìm nhân công, giúp giới thiệu,

Trang 28

cung ứng và tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường laođộng, tổ chức cơ sở dạy nghề xã hội Các sở Lao động - Thương binh và Xãhội, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội được thiết lập tổ chức dịch vụviệc làm, tuân theo sự thống nhất quản lý nhà nước theo hệ thống ngành Laođộng - Thương binh và Xã hội.

Thứ tư, Nhà nước có vai trò và trách nhiệm hoàn thiện các quan hệ thị

trường lao động và hành lang pháp lý, buộc các chủ sử dụng lao động thực hiệnđúng Bộ luật Lao động nhằm bảo đảm lợi ích cho người lao động, đặc biệt làngười sau cai nghiện Đây là điều kiện và môi trường bảo đảm sự tăng trưởngnhanh và phát triển bền vững của thị trường lao động và giải quyết việc làm

Thứ năm, Nhà nước với vai trò mở rộng thị trường xuất khẩu lao động,

hỗ trợ tạo thêm công ăn việc làm có thu nhập cho người lao động là người saucai nghiện ma túy

1.2.2.2 Yếu tố điều kiện về phía người sau cai nghiện

+ Người sau cai nghiện muốn có cơ hội việc làm trước hết phải có ýchí, nghị lực đoạn tuyệt với quá khứ để xây dựng một cuộc sống mới

+ Bản thân người sau cai nghiện phải có mong muốn tìm kiếm việc làm

để ổn định thu nhập đảm bảo cuộc sống

+ Bên cạnh đó để đảm bảo yêu cầu tuyển dụng của công việc, ngườisau cai phải có thể lực, sức khỏe tốt để lao động và cống hiến

+ Một điều cũng hết sức quan trọng là họ phải được đào tạo nghề phùhợp hoàn cảnh sau khi về với cộng đồng Trong quá trình tái hòa nhập cộngđồng, người sau cai rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ từ gia đình và cộng đồng

để giúp họ thêm tự tin vượt qua mặc cảm cá nhân, tăng khả năng xin việc khi

đi phỏng vấn và thích ứng với nhu cầu về lao động của thị trường lao động

1.2.2.3 Các nhân tố hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng

Trang 29

* Vai trò của gia đình

Nghiện ma túy là một hình thức nghiện đặc biệt nguy hiểm, nó khôngchỉ gây nên những tổn thương về thần kinh, thể xác mà còn ảnh hưởng đến tácphong lối sống và cả nhân cách nữa Để có thể chữa trị được căn bệnh này,cũng như ngăn không cho nó xuất hiện trở lại, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn củakhông những bản thân người nghiện, với những hỗ trợ cần thiết của xã hội màcòn cần cả sự nỗ lực của từng gia đình và cộng đồng

Gia đình với vai trò là một tổ ấm, với tình thương và trách nhiệm cộng sựhiểu biết cần thiết sẽ là một pháo đài không thể công phá với bất cứ tệ nạn xã hộinào chứ không chỉ riêng với ma túy Vì vậy, để thiết lập nên một hệ thống các

"tế bào xã hội" lành mạnh, đòi hỏi mỗi thành viên trong từng gia đình phải biếtđược vị trí và chỗ đứng của mình cũng như trách nhiệm của mình với nhữngngười xung quanh Với phương châm sống đó, gia đình người nghiện chính lànguồn động viên, an ủi lớn nhất giúp những người nghiện trong quá trình tìmkiếm việc làm, ổn định cuộc sống và vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này

Qua nghiên cứu cho thấy, đối với các đối tượng sau cai nghiện có giađình yên ấm, được gia đình chăm sóc tận tình, động viên giúp đỡ, ủng hộkhuyến khích họ tìm việc làm thì hiệu quả chống tái nghiện lớn hơn rất nhiềucác đối tượng có gia đình không hạnh phúc Người sau cai nghiện mang trongmình rất nhiều nỗi mặc cảm, tủi hổ Vì vậy, biết thông cảm, động viên họđúng lúc, đúng chỗ chính là một biện pháp rất tốt để cho họ vượt qua thửthách sau cai nghiện Những người trong gia đình chính là những người hiểungười thân của mình nhất nên sự đối xử của họ sẽ tác động lên chính ngườisau cai nghiện nhiều nhất, đặc biệt trong quá trình tìm việc làm, ổn định đờisống để phòng chống tái nghiện

* Vai trò của cộng đồng

Không chỉ có gia đình, toàn bộ cộng đồng sống xung quanh người sau cainghiện cũng có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự nỗ lực cố gắng tìm

Trang 30

kiếm việc làm, ổn định cuộc sống để đoạn tuyệt với ma tuý của người sau tìmcainghiện Người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng sẽ thực sự thanh thản, bớt

đi mặc cảm, tự tin hơn khi tiếp cận với các dịch vụ tư vấn tạo việc làm hoặctham dự các cuộc tuyển dụng lao động, khi họ được mọi người xung quanhchấp nhận, thông cảm và coi họ như một người bình thường chứ không cảnhgiác đề phòng, tẩy chay và mặc kệ họ Đó chính là một nguồn an ủi rất lớn và

là một biện pháp hiệu quả giúp người tái hòa nhập cộng đồng tự tin hơn trongtìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống và làm giảm nguy cơ tái nghiện rất lớn

* Vai trò của các đoàn thể trên địa bàn

Hầu hết các gia đình Việt Nam đều có người là thành viên của mộttrong các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người caotuổi, Đoàn thanh niên, Hội nông dân… kể cả các gia đình có người thânnghiện ma túy Vì vậy, các tổ chức xã hội đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc thực hiện tuyên truyền giáo dục trong hội viên về phòng ngừa matúy, tư vấn hướng nghiệp, đào tạo dạy nghề, giới thiệu việc làm để phòngchống tái nghiện Thông qua hoạt động của hội, đoàn thể vận động công nhânviên chức tham gia phòng, chống ma túy, hỗ trợ việc làm cho người sau cainghiện từ gia đình và từ tổ chức của mình

Xây dựng các câu lạc bộ phòng ngừa ma túy, tư vấn hướng nghiệp vàgiáo dục dạy nghề để thu hút hội viên tham gia với nội dung, hình thức phongphú, thiết thực, góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội Dựa vào tôn chỉ hoạt độngcủa các hội mà các hội viên sẽ nhận được sự giúp đỡ về tinh thần hoặc vậtchất trong quá trình tiếp cận các dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm

Đoàn thể với tư cách là nơi tụ tập những người cùng cảnh ngộ, cùng chíhướng,cùng sở thích…chứ không phải là chính quyền với công cụ và quyềnhạn để áp chế hoặc bắt buộc vì thế nên từng thành viên trong các hội rất dễgần, dễ thông cảm, dễ bộc bạch được những khúc mắc, nguyên do tế nhị, bày

tỏ tâm tư nguyện vọng, nhu cầu nghề nghiệp để từ đó đoàn thể có điều kiện

Trang 31

phân công kèm cặp giúp đỡ, tư vấn nghề nghiệp phù hợp, giới thiệu tiếp cậncác dịch vụ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, chuyển đổi nghề phù hợp từng thànhviên của mình Trong hoạt động quản lý tái hòa nhập sau cai và hỗ trợ tạoviệc làm phòng chống tái nghiện thì các hội viên thuộc các đoàn thể càng pháthuy được chức năng đó Thông qua các sinh hoạt định kỳ của đoàn thể, cácthành viên có điều kiện gặp gỡ, thu nhận thông tin về cơ hội việc làm để giúp

họ tiếp cận dịch vụ việc làm và công việc mới, ổn định cuộc sống để thực sựtái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả và phòng ngừa tái nghiện

Mặt khác, các tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kếthợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết việc làm, chăm lođời sống cho các đối tượng này Trong thực tế đã có rất nhiều các hội viên, đoànviên được vay vốn tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và cai nghiện được ma túy.Điều đó không chỉ góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định cho các đối tượng thực

sự cầu thị làm lại cuộc đời mà còn góp phần giảm thiểu gánh nặng cho cơ quanhành chính nhà nước trên địa bàn và cũng thể hiện được tính nhân đạo của chủnghĩa xã hội

* Vai trò của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động cần hợp tác tích cực trong xóa bỏ sự kỳ thị,phân biệt đối xử, phải tích cực và có trách nhiệm trong tiếp nhận lao động làngười sau cai nghiện ma túy

Thực tế công tác quản lý và tạo việc làm cho những người sau cainghiện ma túy trong thời gian qua cho thấy sự kết hợp lỏng lẻo, thiếu đồng bộgiữa các cấp chính quyền, gia đình, cộng đồng xã hội Xã hội hóa công tácphòng chống và cai nghiện ma túy là một chủ trương đúng đắn, nhưng hiệuquả thực thi chưa được như mong muốn Nguyên nhân chính là chưa tạo được

sự chuyển đổi nhận thức về trách nhiệm của cộng đồng, của các cấp ủy đảng,chính quyền và cơ quan nội chính địa phương Phân công nhiệm vụ và điềuhành cai nghiện còn phân tán, chưa khép kín, do vậy chưa phát huy hết đượcsức mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý sau cai và tạo việc làm

Trang 32

1.2.3 Một số phương thức hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại trung tâm

Công tác hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua lao động rèn luyện gópphần uốn nắn nhận thức, phục hồi nhân cách của người nghiện, là nhữngngười trước đó chỉ biết phung phí tiền của vào nghiện ngập, nay đã biết laođộng tạo ra sản phẩm Nhờ lao động, họ không những tự trang trải được cácchi phí sinh hoạt hàng ngày ở Trường, Trung tâm, nhiều người đã có dư vàgửi tiền tiết kiệm thông qua một số phương thức giải quyết việc làm như:

* Phương thức gián tiếp

+ Thông qua tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của lao động trị liệu, sảnxuất trong điều trị cai nghiện ma túy, qua đó nhằm nâng cao ý thức tráchnhiệm lao động, làm việc và cống hiến cho bản thân, gia đình và xã hội

+ Tham vấn và tư vấn hướng nghiệp, hướng dẫn việc làm, động viênngười sau cai nghiện tự tạo việc làm; vận động các nguồn lực trong và ngoàicộng đồng hỗ trợ vốn, đào tạo tay nghề, cung cấp việc làm, kiến thức và nhậnthức về các giá trị cuộc sống và nghề nghiệp hội nhập cộng đồng

+ Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống: công tác giáo dục đạo đức, nhâncách, ý thức pháp luật, giúp thay đổi nhận thức, hành vi của học viên, ngườisau cai nghiện về nghĩa vụ công dân trong lao động, tìm việc làm để đóng gópcông sức xây dựng xã hội

+ Dạy văn hóa, dạy nghề: các lớp dạy văn hóa dạy nghề phù hợp vớitrình độ học vấn, sức khỏe, hướng nghiệp và dạy nghề trực tiếp thông qua laođộng sản xuất (truyền nghề) cho người sau cai nghiện, giúp chuẩn bị hànhtrang cho người sau cai nghiện tái hòa nhập thành công với cộng đồng

* Phương thức trực tiếp

+ Sản xuất tự túc nâng cao chất lượng bữa ăn, như: tổ chức trồng rừng,trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau xanh và chăn nuôi gia

Trang 33

súc; tổ chức sản xuất gia công chế biến thực phẩm như: làm bánh mì, đậutương, nước tương, sữa đậu nành, nước đá… qua đó các Trung tâm có thể tựtúc được rau xanh, nhu cầu thực phẩm hàng ngày, góp phần nâng cao chấtlượng bữa ăn cho học viên, đồng thời rèn luyện, dạy nghề và giải quyết việclàm, tạo thêm thu nhập cho học viên.

+ Liên kết sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống thôngqua các hoạt động như: tổ chức xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ trưng bàysản phẩm do người sau cai nghiện làm ra để giới thiệu với thị trường và mởrộng việc liên kết sản xuất, thu hút các doanh nghiệp liên kết đầu tư dạynghề, sản xuất tại các Trường, Trung tâm thuộc các ngành tiểu - thủ côngnghiệp, may - thêu, chế biến hạt điều, mộc, nhựa gia dụng, gạch…và chănnuôi, trồng trọt

+ Giải quyết việc làm tại các cụm công nghiệp đặc thù được xây dựngvới đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và khu lưu trú để thu hút các doanh nghiệp đầu tư,

ký hợp đồng thuê đất, thu hút người sau cai nghiện và người tái hòa nhậpcộng đồng vào làm việc

+ Giải quyết việc làm với các Tổng đội lao động tình nguyện: để tạo cơ

sở cho việc thành lập Tổng đội lao động tình nguyện, tại các Trường, Trung tâmcần bố trí người sau cai nghiện có đủ sức khỏe tình nguyện tham gia vào cácĐội lao động để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, phục vụ dân sinh

+ Đưa người sau cai nghiện đi lao động tại xí nghiệp ngoài Trường,Trung tâm là một phương thức giải quyết hiệu quả việc làm cho người sau cainghiện Với công việc và thu nhập có được giúp người sau cai nghiện xóa dầnmặc cảm tự ti khi được nhìn nhận, đánh giá cao về tinh thần lao động Đây làbước chuẩn bị tốt về tâm lý cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này

1.3 KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN

1.3.1 Kinh nghiệm của nước ngoài

Trang 34

* Ở một số nước phương Tây

Hiện nay, đại bộ phận các nước phương tây đã áp dụng phương thứcdùng Methadone thay thế cho ma túy Xuất phát từ quan điểm lấy độc trị độcnên đại bộ phận người nghiện ma túy ở những nước này đều được phép sửdụng Methadone thay cho thuốc phiện và ma túy Vì vậy, ở những nước nàyhầu như không có cơ sở cai nghiện tập trung mà chỉ có các cơ sở y tế chuyêncung cấp và theo dõi cho những bệnh nhân sử dụng thuốc thay thế Sở dĩMethadone được dùng thay thế là do đặc tính ưu việt của nó: có tác dụng

dược lý giống Mooc phin (êm dịu, giảm đau, ức chế hô hấp) nên hoàn toàn thay thế được Mooc phin; thể dạng tồn tại dưới dạng thuốc uống (sirô, thuốc

viên) nên không phải tiêm chích, tránh được nhiễm HIV, cộng với tác dụng

dược lý là chuyển hóa chậm nên 1 ngày chỉ cần dùng một liều, thích hợp chobệnh nhân điều trị ngoại trú Khi dùng Methadone sẽ giảm các cơn đói ma túynên thu hẹp được phạm vi phạm tội, khiến người bệnh vừa điều trị mà vẫnhoạt động nghề nghiệp để hòa nhập cộng đồng Ở hầu khắp các nước trên thếgiới đều coi nghiện ma túy là một căn bệnh kinh niên và coi người sử dụng

ma túy là bệnh nhân và họ xem điều trị thay thế bằng Methadone hoặcBupronorphine có kiểm soát tại cộng đồng và các cơ sở được cấp phép là giảipháp tiếp cận hiệu quả trong điều trị, giúp người sử dụng ma túy vẫn có cuộcsống sinh hoạt lao động làm việc như người bình thường Do vậy, các nướcnày không cần có các mô hình hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng saucai nghiện

Nhờ những ưu việt như vậy nên trong vài chục năm gần đây Methadone

đã được sử dụng khá rộng rãi: ở Mỹ sử dụng từ 1964 (hàng năm > 70.000 người

được điều trị); ở Úc áp dụng từ 1969 (đến 1993 đã điều trị 13.000 người); ở

Thụy sĩ có 8.000 cơ sở điều trị bằng Methadone; Tây Ban Nha có 5.000 cơ sở;Cộng hòa Liên bang Đức có 4.000; Pháp từ 1993 đã có 300; Hồng Kông đã sửdụng liệu pháp này từ 1971; ở Vân Nam Trung Quốc đã áp dụng từ 1991 Mặc

Trang 35

dù điều trị ma túy bằng Methadone có nhiều ưu điểm song ở Việt Nam hiện naymới chỉ thực hiện thí điểm ở một số địa phương trong đó có Hải Phòng, QuảngNinh và một số địa phương khác Đây là một thứ thuốc thay thế rất đắt so vớimặt bằng thu nhập của đại bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là với các cơ sởchữa bệnh của Việt Nam nói chung hiện đang sử dụng bằng ngân sách của Nhànước thì rất khó có điều kiện tài chính để thực thi phương pháp này.

* Cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ở Trung Quốc

"Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới chống được ma túy và cai nghiện ma túy thành công" (Chu Ân Lai) Xuất phát từ định hướng chiến lược đó mà Đảng và

nhân dân Trung Quốc đã kiên trì đấu tranh với tệ nạn ma túy trên mọi phươngdiện từ: ngăn chặn sự trỗi dậy của tệ nạn buôn bán ma túy bằng những biện pháp

mạnh (tử hình - nếu tàng trữ hoặc vận chuyển 50g thuốc phiện); giải quyết triệt

để vấn đề trồng cây thuốc phiện; cai nghiện bằng mọi phương thức…

Tháng 12-1995, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành Pháp lệnh cai

nghiện ma túy cưỡng bức Bộ luật quan trọng này đóng vai trò đáng kể trong

việc cấm sử dụng ma túy và cai nghiện cho những người nghiện, bảo vệ sứckhỏe người dân và hạn chế sử dụng ma túy Nhiều cơ quan cấp phường, xã vàcác tổ chức xã hội cũng được sử dụng để giúp đỡ người nghiện, người sau cainghiện tìm kiếm việc làm hòa nhập cộng đồng phòng chống tái nghiện matúy Tổng cục phòng chống ma túy thuộc Bộ Công an được Nhà nước giaoquản lý thống nhất công tác cai nghiện trong toàn quốc Tổng cục này từ năm

1999 đã quản lý 700 trung tâm cai nghiện cưỡng bức quy mô lớn với 120.000giường bệnh và hàng vạn Trung tâm cai nghiện tại cộng đồng tới tận làng, xã,thôn, xóm và bản

Chính phủ Trung quốc đã thiết lập 3 hệ thống cai nghiện ma túy: cainghiện cưỡng bức, lao động trị liệu, sản xuất tạo việc làm tại các Trung tâmcai nghiện tập trung do cơ quan Công an quản lý, cai nghiện tại cộng đồng vàđược hỗ trợ tư vấn tạo việc làm phòng ngừa tái nghiện do cơ quan Công an và

Y tế quản lý, cai nghiện tại gia đình, với các hình thức hỗ trợ tạo việc làm tại

Trang 36

chỗ có sự giám sát và quản lý của cơ quan Công an và các đoàn thể xã hội.Tại các Trung tâm cai nghiện ma túy tập trung thuộc Bộ Công an quản lý ápdụng 5 phương châm: "Quản lý của Công an, rèn luyện của quân đội, giáodục như nhà trường, chữa bệnh như bệnh viện, lao động như công, nôngtrường, nhà máy" [65] Các trung tâm cai nghiện ma túy tập trung này đượcđặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của Bộ Công an và Cục Công an các khu,tỉnh Tại đây người nghiện ma túy được rèn luyện như chiến sĩ nghĩa vụ quân

sự, huấn luyện điều lệnh, kỷ luật, luyện tập thể thao, chạy dã ngoại, v.v… Việcdạy học văn hóa, ngoại ngữ và dạy nghề cho người nghiện được tổ chức nhưcác nhà trường Người nghiện ma túy còn được chữa bệnh theo các quy trìnhđiều trị, chữa trị bằng các bài thuốc đông y cai nghiện ma túy Trung Quốc,trong đó có "bài thuốc 6-26" rất nổi tiếng trên thế giới được lấy tên Ngàyquốc tế phòng chống ma túy 26 tháng 6 Tại các trung tâm này người nghiện matúy được tổ chức lao động sản xuất như các công trường, nông trường, nhà máy,

xí nghiệp theo phương châm dùng lao động để tự nuôi mình và đóng góp sảnphẩm cho xã hội

Các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng và tại gia đình đượctiến hành theo quy trình cai nghiện của Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy

đã ban hành thống nhất trên toàn quốc Đồn trưởng các đồn Công an, trưởngtrạm y tế cơ sở và các đoàn thể được giao nhiệm vụ giúp cấp ủy đảng vàchính quyền cơ sở tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện theo các quytrình chặt chẽ mà Tổng cục phòng chống ma túy, Bộ Công an đã ban hành và

hỗ trợ tư vấn tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện táihòa nhập tại cộng đồng Chính vì phân định chức năng quản lý nhà nước rõràng có người chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng chống ma túy,huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Trung Quốc, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đấu tranh giảm cung

và giảm cầu, giữa yếu tố quản lý, kỷ luật, rèn luyện, chữa trị, giáo dục, lao

Trang 37

động, hỗ trợ tạo việc làm và quản lý sau cai nghiện, nên tỷ lệ tái nghiện củaTrung Quốc hiện nay được đánh giá vào loại thấp nhất thế giới

Công tác giáo dục để nhân dân nói "không" với ma túy, truyền thônghuy động cộng đồng và các thành phần xã hội tham gia công tác quản lý saucai nghiện, hỗ trợ tư vấn tạo việc làm cho người sau cai nghiện được chínhquyền nhân dân các cấp coi trọng ở Trung Quốc Ngày 26 -6, ngày Quốc tếphòng chống ma túy hàng năm, Chính phủ Trung ương và chính quyền cáccấp đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiệnthông tin đại chúng trong cả nước về sự nguy hiểm của ma túy để nhân dâncùng Chính phủ giải quyết vấn đề ma túy, đặc biệt là vấn đề quản lý sau caitrong đó có hỗ trợ tạo việc làm phòng ngừa tái nghiện "Phòng chống ma túy"

đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc quy định là môn học trong cácnhà trường và trung học toàn quốc

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã mở Chương trình "Lưỡigươm Trung Hoa" tuyên truyền, giới thiệu về phòng chống ma túy, các môhình hay và hiệu quả trong cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, đặc biệt kêugọi sự tham gia của cả cộng đồng xã hội trong vấn đề tạo việc làm và hỗ trợtạo việc làm cho những người sau cai nghiện để góp phần nâng cao hiệu quảcông tác cai nghiện, phòng ngừa tái nghiện và cũng góp phần phòng chốngcác loại tệ nạn xã hội có liên quan, chương trình luôn gây được sự chú ý vớingười dân trong nước và ngoài nước

1.3.2 Bài học có thể vận dụng trong điều kiện hiện nay ở nước ta

- Nhà nước cần có các qui định về cấm phân biệt đối xử với người saucai nghiện ma túy, tạo cơ hội để họ có thể dễ dàng hơn trong quá trình tiếpcận các dịch vụ việc làm

- Cần phải xã hội hóa công tác cai nghiện, phục hồi và giải quyết việclàm, triển khai nhất quán và đồng bộ các giải pháp để đạt được hiệu quả cao

và bền vững trong công tác này

Trang 38

- Cân đối cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn trong cáctrung tâm cai nghiện và các cơ sở dạy nghề để phù hợp với điều kiện kinh tế -

xã hội, hoàn cảnh của từng địa phương

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỆ NGHIỆN MA TÚY VÀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN HIỆN NAY

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến cuối năm 2006, cả nước cókhoảng 140.000 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, chưa kể số đốitượng nghiện ma túy trong các trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng

do Bộ Công an quản lý [20]

Người nghiện ma túy chủ yếu vẫn là thanh thiếu niên, thành phần ngàycàng đa dạng, không còn dừng lại ở những người không có nghề nghiệp,không có việc làm ổn định hoặc có trình độ văn hóa thấp, nhận thức hạn chế,

có hoàn cảnh gia đình phức tạp, éo le mà đã lan sang cả một số sinh viên, cán

bộ, viên chức nhà nước, công nhân lao động Theo điều tra khảo sát của BộLao động - Thương binh và Xã hội có 1,4% người nghiện là học sinh, sinhviên, 1,27% là công chức, viên chức nhà nước và công nhân lao động [20]

Trang 40

Tình trạng nghiện hê rô in và ma túy tổng hợp (loại kích thích và gây

ảo giác) ngày càng phổ biến: năm 1996 tỷ lệ người nghiện hê rô in chiếm 5%,

ma túy tổng hợp chiếm 1,4% trong tổng số người nghiện; năm 2001 tỷ lệ này

là 66,8% đối với hê rô in và 2,4% đối với ma túy tổng hợp và đến nay là 87%đối với hê rô in và 4,5% ma túy tổng hợp [20]

Số người nghiện ma túy gia tăng ở 36 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong

đó có 8 tỉnh tăng từ 20 - 40%, 11 tỉnh tăng trên 50%, 17 tỉnh tăng trên100%[20]

Tình hình lây nhiễm HIV trong đối tượng nghiện ngày càng diễn biếnphức tạp, đáng lưu ý là số gái mại dâm nghiện ma túy đang có xu hướng giatăng Số đối tượng nhiễm HIV hiện đang quản lý trong các Trung tâm chữabệnh giáo dục lao động xã hội chiếm tỷ lệ ngày càng cao (40 - 50%) 50% sốngười nghiện ma túy có tiền án, tiền sự; 45% bị nhiễm HIV; 15% mắc lao vàcác bệnh truyền nhiễm khác [20]

Về độ tuổi: trong số 140.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý,dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 4,5% và 67% ở độ tuổi dưới 30; trên 80% đang ởtrong độ tuổi lao động [20]

Về trình độ văn hóa: 81,1% từ phổ thông cơ sở trở xuống, trong đó11,3% mù chữ [20]

Về nghề nghiệp: 66,2% chưa được đào tạo nghề, không có việc làmhoặc có nhưng không ổn định (chủ yếu là lao động phổ thông) [20]

Tình hình trên là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giatăng người nghiện ma túy Vì vậy, công tác dạy nghề hướng nghiệp, tổ chứclao động sản xuất và tạo việc làm cho người sau cai là một yêu cầu cần thiết

để đảm bảo quá trình cai nghiện thành công và chống tái nghiện có hiệu quả

2.1.2 Tình hình và kết quả công tác cai nghiện

Cả nước hiện có 83 Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội Trong

đó, xây dựng mới 7 trung tâm, 21 trung tâm được nâng cấp, mở rộng từ ngân sách

Ngày đăng: 03/04/2013, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn mại dâm thành phố Hà Nội (2003), Tài liệu tập huấn tình nguyện viên làm công tác xã hội trên địa bàn phường, xã, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn tình nguyện viên làm công tác xã hội trên địa bàn phường, xã, thị trấn
Tác giả: Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn mại dâm thành phố Hà Nội
Năm: 2003
2. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị 21- CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 21- CT/TW về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2008
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Hệ thống văn bản hiện hành về lao động, thương binh và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản hiện hành về lao động, thương binh và xã hội
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 1995
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997-2000), Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1997-2000, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1997-2000
Nhà XB: Nxb Thống kê
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Kế hoạch tổng thể cai nghiện - phục hồi giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch tổng thể cai nghiện - phục hồi giai đoạn 2001 - 2010
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2002
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo tình hình và kết quả 3 năm (2001 - 2003) thực hiện công tác cai nghiện phục hồi theo Quyết định 150/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình và kết quả 3 năm (2001 - 2003) thực hiện công tác cai nghiện phục hồi theo Quyết định 150/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2003
10. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội (2002), Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, Câu lạc bộ B93, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, Câu lạc bộ B93
Tác giả: Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2002
11. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội (2003), Báo cáo tình hình hoạt động của các câu lạc bộ B93, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động của các câu lạc bộ B93
Tác giả: Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2003
12. Chính phủ (2003), Quyết định số 2005/2003/QĐ-TTg ngày 02/10/2003 về việc phê duyệt đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện" tại Thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
13. Trần Văn Chử (chủ biên) (1998), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học phát triển
Tác giả: Trần Văn Chử (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
14. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2002), Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp hạn chế tái nghiện cho các đối tượng sau khi được cai nghiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp hạn chế tái nghiện cho các đối tượng sau khi được cai nghiện
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2002
15. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2001), Báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma túy năm 2001, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma túy năm 2001
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2001
16. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2002), Đề tài về các giải pháp tạo việc làm tại cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị, phục hồi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài về các giải pháp tạo việc làm tại cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị, phục hồi
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2002
17. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2003), Tập số liệu về kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập số liệu về kết quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2003
18. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2004), Hệ thống hóa văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hóa văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2004
19. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2005), Một số mô hình, điển hình phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số mô hình, điển hình phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2005
20. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2006), Báo cáo chuyên đề về nhân rộng và phát triển mô hình cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề về nhân rộng và phát triển mô hình cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2006
21. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2008), Tiểu đề án về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu đề án về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm: 2008
22. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
23. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Phân tích tình hình người nghiện ma túy ở Thành phố Hồ Chí Minh - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.1 Phân tích tình hình người nghiện ma túy ở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57)
Bảng 2.2: Qui mô đào tạo nghề qua các năm - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.2 Qui mô đào tạo nghề qua các năm (Trang 58)
Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo học nghề tại trung tâm - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.3 Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo học nghề tại trung tâm (Trang 60)
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề việc làm của các trung tâm được khảo sát - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.5 Cơ cấu ngành nghề việc làm của các trung tâm được khảo sát (Trang 62)
Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo tình trạng có hay không có việc làm - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.4 Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo tình trạng có hay không có việc làm (Trang 62)
Bảng 2.6: Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý  tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.6 Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt (Trang 70)
Bảng 2.7: Tiền lương/tháng của người lao động sau khi kết thúc  giai đoạn quản lý tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt theo nghề - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.7 Tiền lương/tháng của người lao động sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt theo nghề (Trang 71)
Bảng 2.9: Tỷ lệ đối tượng hồi gia theo mức thu nhập - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.9 Tỷ lệ đối tượng hồi gia theo mức thu nhập (Trang 74)
Bảng 2.10: Kết quả tái hòa nhập cộng đồng của Thành phố Hồ Chí Minh (tính đến tháng 3/2008) - Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay
Bảng 2.10 Kết quả tái hòa nhập cộng đồng của Thành phố Hồ Chí Minh (tính đến tháng 3/2008) (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w