Một số phương thức hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại trung tâm

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 33)

tại trung tâm

Công tác hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua lao động rèn luyện góp phần uốn nắn nhận thức, phục hồi nhân cách của người nghiện, là những người trước đó chỉ biết phung phí tiền của vào nghiện ngập, nay đã biết lao động tạo ra sản phẩm. Nhờ lao động, họ không những tự trang trải được các chi phí sinh hoạt hàng ngày ở Trường, Trung tâm, nhiều người đã có dư và gửi tiền tiết kiệm thông qua một số phương thức giải quyết việc làm như:

* Phương thức gián tiếp

+ Thông qua tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của lao động trị liệu, sản xuất trong điều trị cai nghiện ma túy, qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm lao động, làm việc và cống hiến cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Tham vấn và tư vấn hướng nghiệp, hướng dẫn việc làm, động viên người sau cai nghiện tự tạo việc làm; vận động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng hỗ trợ vốn, đào tạo tay nghề, cung cấp việc làm, kiến thức và nhận thức về các giá trị cuộc sống và nghề nghiệp hội nhập cộng đồng.

+ Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống: công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức pháp luật, giúp thay đổi nhận thức, hành vi của học viên, người sau cai nghiện về nghĩa vụ công dân trong lao động, tìm việc làm để đóng góp công sức xây dựng xã hội.

+ Dạy văn hóa, dạy nghề: các lớp dạy văn hóa dạy nghề phù hợp với trình độ học vấn, sức khỏe, hướng nghiệp và dạy nghề trực tiếp thông qua lao động sản xuất (truyền nghề) cho người sau cai nghiện, giúp chuẩn bị hành trang cho người sau cai nghiện tái hòa nhập thành công với cộng đồng.

* Phương thức trực tiếp

+ Sản xuất tự túc nâng cao chất lượng bữa ăn, như: tổ chức trồng rừng, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau xanh và chăn nuôi gia

súc; tổ chức sản xuất gia công chế biến thực phẩm như: làm bánh mì, đậu tương, nước tương, sữa đậu nành, nước đá… qua đó các Trung tâm có thể tự túc được rau xanh, nhu cầu thực phẩm hàng ngày, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho học viên, đồng thời rèn luyện, dạy nghề và giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập cho học viên.

+ Liên kết sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống thông qua các hoạt động như: tổ chức xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ trưng bày sản phẩm do người sau cai nghiện làm ra để giới thiệu với thị trường và mở rộng việc liên kết sản xuất, thu hút các doanh nghiệp liên kết đầu tư dạy nghề, sản xuất tại các Trường, Trung tâm thuộc các ngành tiểu - thủ công nghiệp, may - thêu, chế biến hạt điều, mộc, nhựa gia dụng, gạch…và chăn nuôi, trồng trọt.

+ Giải quyết việc làm tại các cụm công nghiệp đặc thù được xây dựng với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và khu lưu trú để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, ký hợp đồng thuê đất, thu hút người sau cai nghiện và người tái hòa nhập cộng đồng vào làm việc.

+ Giải quyết việc làm với các Tổng đội lao động tình nguyện: để tạo cơ sở cho việc thành lập Tổng đội lao động tình nguyện, tại các Trường, Trung tâm cần bố trí người sau cai nghiện có đủ sức khỏe tình nguyện tham gia vào các Đội lao động để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, phục vụ dân sinh.

+ Đưa người sau cai nghiện đi lao động tại xí nghiệp ngoài Trường, Trung tâm là một phương thức giải quyết hiệu quả việc làm cho người sau cai nghiện. Với công việc và thu nhập có được giúp người sau cai nghiện xóa dần mặc cảm tự ti khi được nhìn nhận, đánh giá cao về tinh thần lao động. Đây là bước chuẩn bị tốt về tâm lý cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 33)