Nâng cao chất lượng dạy nghề, học nghề và lao động sản xuất ở trung tâm

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 99 - 101)

- Số người được vay Người 592 Số tiền được vayĐồng 3.566.000

3.2.4.1 Nâng cao chất lượng dạy nghề, học nghề và lao động sản xuất ở trung tâm

Các trung tâm cần quán triệt mục tiêu lấy lao động (mà là lao động thật sự) làm phương cách trị liệu chính cho quá trình cải tạo phục hồi cơ thể và nhân cách người nghiện (kinh nghiệm công trường 06 của Tuyên Quang cũng là một điển hình đáng học tập).

+ Hiện có tỷ lệ lớn đối tượng học nghề tại trung tâm cai nghiện, gia đình và bản thân đối tượng cũng có nguyện vọng học nghề tại các trung tâm này, đồng thời Luật phòng chống ma túy đã qui định thời gian đối tượng tham gia chữa trị, phục hồi tại các cơ sở này từ 6 tháng đến 2 năm. Vì vậy, việc tổ chức học nghề cho diện đối tượng này tại các cơ sở chữa bệnh rất quan trọng. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm và đề án nâng cấp củng cố các cơ sở chữa bệnh cần có kế hoạch cụ thể để các cơ sở này có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cán bộ, qui chế học nghề phù hợp với nhóm đối tượng này.

+ Việc học nghề cần đầu tư để nâng cao thực hành, tăng thời gian học nghề so với người học nghề bình thường khác. Các trung tâm cai nghiện phải trở thành vệ tinh trong mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm, trước hết là các trung tâm do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.

+ Tăng cường quản lý nhà nước của các ngành chức năng đến hoạt động dạy nghề tại các trung tâm này. Hiện nay, quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề tại các cơ sở này còn bị phân tán, thiếu sự phối hợp giữa ngành dọc với các ngành chức năng, trong khi số lượng đối tượng chữa trị thường xuyên tại các cơ sở này vào khoảng hàng chục ngàn người, 70% trong số họ là thanh niên và có nhu cầu học nghề. Ngành nghề dạy phải phù hợp trình độ đối tượng và khả năng hành nghề, tìm việc làm, tạo điều kiện cho đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội.

+ Nghiêm túc nghiên cứu và quy hoạch lại công tác dạy nghề tại các Trung tâm theo phương châm dạy những nghề mà xã hội cần (các nghề dịch vụ: nghề giúp việc nhà, nghề rửa xe máy, nghề vệ sĩ, nghề thám tử tư, sửa chữa nhỏ trong gia đình) chứ không phải dạy những nghề mà Trung tâm có.

Đối tượng dạy nghề nên xét theo hoàn cảnh chứ không xét theo khả năng tài chính: đối tượng lựa chọn để dạy nghề nhất thiết phải ưu tiên những người vô gia cư, những người không còn người thân, những người gia đình neo khó không có việc làm ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w