Phân bổ nguồn lực cho công tác quản lý sau cai nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 105 - 107)

- Số người được vay Người 592 Số tiền được vayĐồng 3.566.000

3.2.5.3Phân bổ nguồn lực cho công tác quản lý sau cai nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện

tạo việc làm cho người sau cai nghiện

Việc tổ chức quản lý sau cai, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện là quá trình được đầu tư cơ bản chưa lâu và chưa nhiều, bên cạnh đó tệ nạn lạm dụng ma túy có xu hướng còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới,

do vậy việc đầu tư cho công tác này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của ngành Lao động được giao. Đồng thời việc đầu tư này cũng cần tính toán để có thể đón đầu được những diễn biến mới của tình hình sử dụng ma túy, của tình hình sau cai nghiện và cần phù hợp với diễn biến kinh tế xã hội của đất nước.

+ Đầu tư về cơ sở vật chất cho việc tổ chức quản lý sau cai, trong đó có hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện: Đây là một quá trình lâu dài và nhiều phức tạp, để giải quyết có hiệu quả vấn đề trên cần một giải pháp mang tính đồng bộ. Sự đồng bộ cần thiết trong quá trình cai nghiện của đối tượng, cũng như sự đồng bộ cần có trong các lĩnh vực hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ quá trình tái hòa nhập xã hội, hỗ trợ thay đổi nhận thức văn hóa xã hội của người sau cai nghiện, thái độ của cộng đồng và của doanh nghiệp trong hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện.

Vì vậy, việc nhận thức, đánh giá tầm quan trọng của tạo việc làm trong quá trình quản lý sau cai nghiện ở mọi hình thức là cần thiết, nên việc đầu tư cho công tác tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện càng cần thiết hơn. Vấn đề không chỉ là chất lượng hoạt động của các tình nguyện viên mà còn là sự thay đổi căn bản trong nhận thức của chính các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, kết hợp với tăng cường sự hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của các ban chỉ đạo phòng chống ma túy tại cộng đồng với tiêu chí đúng người, đúng việc và đúng với sức lao động bỏ ra để khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng cùng tham gia tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

+ Đầu tư phân bổ, đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực làm công tác quản lý sau cai, tư vấn giới thiệu và hỗ trợ tạo việc làm: tăng cường đầu tư các cán bộ có chuyên môn về công tác xã hội, chuyên môn tư vấn, chuyên môn tâm lý, nhằm củng cố chất lượng quản lý sau cai, nâng cao khả năng tư vấn, chia sẻ thông tin, giới thiệu tiếp cận các dịch vụ đào tạo nghề, giới thiệu

việc làm. Thông qua hoạt động tư vấn có thể nắm bắt được nguyện vọng, tâm lý và nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện và để giới thiệu việc làm phù hợp giúp người sau cai ổn định tâm lý, cuộc sống và phòng ngừa tái nghiện.

+ Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý sau cai, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện: mở các lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ, mời chuyên gia có trình độ về nghiệp vụ chuyên môn như: giáo dục, dạy nghề, tư vấn, tổ chức lao động, sản xuất, tư vấn giới thiệu việc làm,…để giảng dạy hướng dẫn trực tiếp cho cán bộ làm công tác hỗ trợ tạo việc làm, quản lý sau cai.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 105 - 107)