1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

ĐẠO làm NGƯỜI

14 563 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Trong chúng ta ai cũng là con người nên đạo làm người trong mỗi chúng ta không thiếu. Nhưng để xác định đạo làm người như thế nào cho đúng bổn phận lương tâm và sống cho ra một con người thì điều này quan trọng. Cho nên kho tôi đọc cuốn sách liên quan đến cuộc đời của Khổng Tử. Ông được coi là bậc thánh của Trung Quốc và được mọi người ngưỡng mộ. Và ở Việt Nam thì Khổng Tử không có gì là xa lạ. Nhưng khi tôi đọc thấy trong đó có câu “Vi nhân nan, vi nhân nan” dịch ra là: “Làm người khó, làm người khó”. Thì tôi nghĩ: Một người được tôn sư là thánh mà nói một câu rất tầm thường như vậy sao? Nhưng khi tôi đã lớn hơn rồi, tôi đã học và hiểu, biết đối nhân xử thế, nhìn cách đối xử của chúng ta ở bên ngoài thì đúng là một câu của bậc thánh. Câu này muốn nói lên điều gì? Tất cả chúng ta đều là người hết đó. Nhưng mà để sống cho ra con người thì lại là một chuyện không phải là dễ. Ai cũng là con người nhưng có sự thương yêu, hiếu thảo,…. Tất cả những điều này không phải ai cũng có hết. Cho nên đã là con người mà sống ra đạo lý con người là một chuyện không phải dễ. Sống được đạo lý của một con người rồi thì chúng ta muốn nói thần thánh gì chúng ta nói. Còn đạo lý con người mà chúng ta chưa lý giải được thì chúng ta đừng có nói cái gì hết. Cho nên có một triết gia nói rằng: “Học thuyết của Đác-uyn nói về vượn người thành người không biết có đúng hay không? Nhưng mà để một loài vượn trở thành người thì phải trải qua bao nhiêu triệu năm, còn một loài người muốn trở thành cầm thú chỉ trong gang tấc”. Chỉ nhìn lên tờ báo thôi, chúng ta sẽ cảm thấy rằng: Con người chúng ta trở thành cầm thú rất là nhanh. Trong gang tấc chỉ cần một lời nói, hay hành động nhỏ đã khiến chúng ta trở thành cầm thú được. Từ tín dục cho đến lòng đạo đức hiếu thảo, nếu chúng ta không khéo thì chúng ta sẽ trở thành con người giống như cổ xưa quá. Cho nên ở đây ông nói rất là hay đáng để mình phải suy nghĩ trong xã hội ngày nay.

Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk ĐẠO LÀM NGƯỜI Trong chúng ta ai cũng là con người nên đạo làm người trong mỗi chúng ta không thiếu. Nhưng để xác định đạo làm người như thế nào cho đúng bổn phận lương tâm và sống cho ra một con người thì điều này quan trọng. Cho nên kho tôi đọc cuốn sách liên quan đến cuộc đời của Khổng Tử. Ông được coi là bậc thánh của Trung Quốc và được mọi người ngưỡng mộ. Và ở Việt Nam thì Khổng Tử không có gì là xa lạ. Nhưng khi tôi đọc thấy trong đó có câu “Vi nhân nan, vi nhân nan” dịch ra là: “Làm người khó, làm người khó”. Thì tôi nghĩ: Một người được tôn sư là thánh mà nói một câu rất tầm thường như vậy sao? Nhưng khi tôi đã lớn hơn rồi, tôi đã học và hiểu, biết đối nhân xử thế, nhìn cách đối xử của chúng ta ở bên ngoài thì đúng là một câu của bậc thánh. Câu này muốn nói lên điều gì? Tất cả chúng ta đều là người hết đó. Nhưng mà để sống cho ra con người thì lại là một chuyện không phải là dễ. Ai cũng là con người nhưng có sự thương yêu, hiếu thảo,…. Tất cả những điều này không phải ai cũng có hết. Cho nên đã là con người mà sống ra đạo lý con người là một chuyện không phải dễ. Sống được đạo lý của một con người rồi thì chúng ta muốn nói thần thánh gì chúng ta nói. Còn đạo lý con người mà chúng ta chưa lý giải được thì chúng ta đừng có nói cái gì hết. Cho nên có một triết gia nói rằng: “Học thuyết của Đác-uyn nói về vượn người thành người không biết có đúng hay không? Nhưng mà để một loài vượn trở thành người thì phải trải qua bao nhiêu triệu năm, còn một loài người muốn trở thành cầm thú chỉ trong gang tấc”. Chỉ nhìn lên tờ báo thôi, chúng ta sẽ cảm thấy rằng: Con người chúng ta trở thành cầm thú rất là nhanh. Trong gang tấc chỉ cần một lời nói, hay hành động nhỏ đã khiến chúng ta trở thành cầm thú được. Từ tín dục cho đến lòng đạo đức hiếu thảo, nếu chúng ta không khéo thì chúng ta sẽ trở thành con người giống như cổ xưa quá. Cho nên ở đây ông nói rất là hay đáng để mình phải suy nghĩ trong xã hội ngày nay. Cho nên chính những chỗ đó mà những nhà nhân văn đạo đức sợ chúng ta bị mất gốc về một nền văn hóa. Mà một nền văn hóa đặc biệt quan trọng, đó là đạo lý của con người. Trong đạo lý của con người thì đạo lý hiếu thảo , đạo đức, biết tôn ti trật tự trong luân thường đạo lý là một điều quan trọng trong đạo làm người. Những nhà đạo đức đã thức tỉnh 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk chúng ta, nhất là nhứng giới trẻ ngày nay có xu hướng quên đi cội nguồn của mình. Khi một đời sống xã hội văn minh nhiều sự phát triển khác. Thì sự văn minh đó như một nền văn hóa phát triển, đạo đức suy đồi là một sự đau khổ cho nhân loại, cho một quốc gia hay là một tổ chức. Điều này chúng ta nên nhớ. Cho nên tôi có đọc câu chuyện trong cuốn sách “Cổ học tinh hoa” trong đó khi nói về khí chính nhân. Vua nước Tề có hỏi Khổng Tử một câu như thế này: “Làm sao để ổn định chính sự trong một quốc gia?” Thì khi đó Khổng Tử mới bình tĩnh và trả lời như sau: “Muốn ổn định được chính sự quốc gia, trước hết phải ổn định được luân thường đạo lý, Trong luân thường đạo lý có đạo vua – tôi, cha – con. Nếu trong một đất nước mà vua không vua, tôi không ra tôi. Trong một gia đình mà cha không ra cha, con không ra con thì đất nước đó loạn và nhà nước đó lâm nguy”. Sau lời nói của Khổng Tử thì vua nước tề nói gật đầu và nói rằng: “Nếu đạo vua – tôi, cha – con mà không có thì gạo thóc đầy bồ cũng không ngồi yên mà hưởng được. Đây là điều mà chúng ta nên nhớ. Như vậy nếu trong một gia đình mà đời sống chúng ta sung túc hay giàu có, nhưng dối loạn về mặt luân thường đạo lý thì chúng ta thử nghĩ xem gia đình đó có hạnh phúc không? Có thể hưởng những số tiền mà mình có không? Xin thưa với mọi người rằng: Sẽ không bao giờ mình thấy được cái gốc của nguồn cội hạnh phúc. Chúng ta cứ nghĩ là chúng ta đua đòi vật chất với những thứ ở bên ngoài, thì chúng ta sẽ có được hạnh phúc. Chúng ta nghĩ như vậy thì đúng là một điều sai lầm. Những người đã đi ra nước ngoài chạy theo đồng tiền, bỏ rơi các con. Làm nụng vất vả nghĩ rằng làm ra được đồng tiền cung cấp cho con đầy đủ tiền bạc và hạnh phúc. Nhưng khi có được đồng tiền thì sao? Có tiền thì mất con. Cho nên có một cô gái là Tổng giám đốc của một công ty tại Việt Nam cô có nói trong nước mắt như sau: “Bây giờ con trai tôi đang bị nghiện ma túy nặng không thể bỏ được. Nếu bây giờ mà đem cả sự nghiệp này để lấy một đứa con ngoan thì tôi sẵn sàng đổi”. Đó là câu nói của một vị Tổng giám đốc. Tiền bạc thì cô không thiếu, nhưng bây giờ đứa con mình bị mất tất cả. Như vậy thì chúng ta thấy điều này quan trọng vô cùng. Cho nên tôi đã đọc cuốn sách mà ông kể lại như một tự sự Có một bà mẹ này sau khi chồng qua đời, bà chỉ còn 2 thằng con trai. Bà cố gắng làm ăn vất vả để kiếm tiền cho con. Bà cho thằng con trai nhỏ đi du học ở nước ngoài. 2 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Sau một thời gian đi học thì đứa con biệt tích không hề liên lạc gì với bà hết. Còn đứa con trai lớn nó ép bà sang ngôi nhà cho nó đứng tên và cuối cùng nó bán đi, đề có tiền mở công ty riêng để nó làm giám đốc. Thì sau khi căn nhà đó được bán xong thì nó đưa bà vào viện dưỡng lão. Chúng ta thử nghĩ đi, một bà mẹ góa phụ ở vậy nuôi hai đứa con, bây giờ cả hai đứa như vậy bà rất là buồn và khi bà bị bệnh sắp chết, người ta thông báo cho gia đình thì đứa con trai đó không vào thăm. Và cuối cùng, vào một buổi sáng bà đi ra ngoài và bị vấp té mà chết. Khi nghe được tin đó thì buổi chiều anh này mới vào mà đánh chiếc xe vào và mang theo một tấm chiếu. Bản thân người này cũng không dám lấy cái tay đụng vào mẹ, phải nhờ người khác quấn hộ và bỏ lên yên xe, chở về nơi mai tang và trao cho người ta số tiền để mai táng hộ. Vì anh ta nghĩ mình là giám đốc, đang có công ăn việc làm ổn định, giờ mà đụng đến xác chết thì làm ăn không được. Thực sự là anh ta sợ xui, vậy mà anh ta lại làm những việc mà trời không dung, đất không tha này thì làm sao đời anh tồn tại được. Như vậy thì nếu chúng ta không được giáo dục, một Đạo làm người không biết được điều căn bản thì con người chúng ta có lịch sự, sang trọng đến mấy thì nó cũng chỉ là giả trang, dối lừa với thiên hạ giống như một viên thuốc bọc đường để chúng ta đi lừa gạt người khác, nhằm cung phụng cho nhu cầu của chúng ta. Nhưng nếu ai đọc bài “TẠI SAO PHẢI CÓ PHƯỚC ĐỨC?” thì chúng ta sẽ hiểu, không ai đựng đầy hơn ly nước mình đang có. Nên nhớ rằng: Khi chúng ta không đủ phước rồi, giống như ly nước đã đầy rồi, thì chúng ta có mang cả con sông đổ vào cũng không đầy hơn được nữa. Cho nên vì những chỗ đó chúng ta phải thấy đạo làm người rất được quý trọng. Một nền văn hóa gốc mà bị mất đi, thì con người chúng ta sẽ bị dối loạn và bất hạnh sẽ xảy ra. Có chuyện ở Cần Thơ như sau: Mẹ mình chết mà cô gái này tỉnh queo, buổi sáng vừa tẩm niệm xong, vậy mà buổi chiều đã mang vợt đi đánh Tenis với bạn bè. Bạn bè hỏi “Tại sao mẹ mày mất mà nhìn mày bình thường vậy?” cô này nói rằng: “Bà ấy chết là việc của bà ấy chết chứ, còn chơi là việc tao chơi chứ”. Thì chị em mới nói với nhau rằng: “Mẹ nó chết mà nó không buồn thì tội gì mình phải buồn vì nó” thay vì người ta đi phúng viếng, nhưng khi nghe như vậy thì khỏi đi phúng viếng luôn. Cô có một đứa con trai, mấy đứa bạn mới nói 3 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk rằng: “Chiều nay tao đến viếng bà ngoại mày”. Thì cậu con trai mới nói rằng: “Lúc đó tao bận đưa con đi chơi rồi”. Hẹn 6 giờ đi phúng viếng thì anh con trai này nói là giờ đó đi ăn với bạn rồi”. Thì nhóm bạn này mới lắc đầu. Một đám tang của mẹ, của bà ngoại mà tất cả mọi người đều xem như không co chuyện gì xảy ra. Như vậy đến một ngày nào đó mà chính những người này sẽ già và nằm xuống, bệnh tật nằm đó mà các con ở ngoài ăn chơi như vậy, thì liệu họ sẽ nghĩ như thế nào? Chắc họ sẽ đứt từng đoạn ruột mà chết. Họ có cảm thấy đau khổ khi mọi người trong gia đình đối xử với nhau như vậy không? Thì tại vì họ chưa tới nên mình không cảm giác được điều này. Và chính bản thân họ lại làm với mẹ mình như vậy, mình lơ là như vậy. Nhưng chuyện gì đã xảy ra với gia đình cô gái này. Thời gian gần đây sàn vàng có nhiều biến động và tất cả gia sản của cô gái này đã mất hết. Không còn một cái gì nữa. Lúc này mà có hối hận thì cũng đã muộn rồi. Một đạo đức mà ta đánh mất đi, thì ta đã làm tổn phước của chúng ta. Phước báo này bị mất thì làm sao chúng ta có hạnh phúc được. Mà cô đã từng làm mẹ, mà mình lại dạy con những điều như vậy thì làm sao mà tích lũy được phước đức cho con. Đời người ta con dạy rằng: Người trồng cây hạnh người chơi Tôi trồng cây đức để đời cho con. Người làm cha làm mẹ hiểu được cội nguồn của phúc đức, đều gieo cho con mình những hạt giống lành để được hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Bởi vì người cha, người mẹ biết rằng: Mình không thể sống được đến suốt đời để bảo vệ cho con, chỉ có phúc đức mới bảo vệ được nó. Và con người mà có phước đức thì mới ăn nên làm ra được. Người mẹ đạo đức nào cũng hiểu được điều này nên đã dạy con như vậy. Còn chúng ta mà dạy cho con rằng: “Tiền này, con đi chơi đi. Tiền này, con đi hút Hêrrôin đi con…”, chúng muốn cái gì được cái đấy, không biết lễ giáo đạo đức là cái gì? Sống bằng đồng tiền như vậy thì rất nguy hiểm. Vì đồng tiền là con dao 2 lưỡi. Nó giúp cho chúng ta có được cuộc sống tiện nghi hạnh phúc, nhưng nó cũng cắt chúng ta đau khổ từng thớ thịt. Cho nên để xác định đạo làm người không chỉ có đạo Hiếu, nhưng mà thiếu đi sự hiếu thảo thì không thể nào gọi là con người được. Bởi vì chúng ta hãy nhìn tất cả những sinh vật trên trái đất này đi. Có sinh vật nào biết hiếu thảo không? Chắc chắn là không. Sự 4 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk hiếu thảo này chỉ có trên một loài động vật cao nhất, đó là con người. Đạo hiếu không phải là tất cả, nhưng không có đạo hiếu thì không thể gọi là một con người. Cho nên chúng ta phải thấy, nếu sống trong cuộc đời mà không có tôn ti trật tự, luân thường đạo lý thì hãy xét lại mình đi. Đâu phải con người có mặt trên cuộc đời này để ăn, để làm giàu, để có một cái gì đó cho mình là đủ. Người ta hay nói “Hùm chết để da, người chết để tiếng” là vậy. Một khi chúng ta làm một việc gì đó vô nhân, thất đức thì chúng ta sẽ cảm thất rằng: Những cái này sẽ không giúp chúng ta hạnh phúc và tồn tại lâu dài. Cho nên chúng ta phải có vài câu hay hay như thế này. Không đau khổ lấy gì làm chất liệu Không buồn thương sao biết chuyện con người Không đói nghèo làm sao thi vị hóa Không lang thang sao biết gió mưa nhiều Không hỏi sao biết đời vinh nhục Không đau buồn sao biết nghĩa gian nan Không yêu thương sao biết sầu ly biệt. Không hiếu thảo sao biết đạo làm người. Câu “Không hiếu thảo sao biết đạo làm người.” Câu này cho chúng ta thấy. Mình làm người không biết chuyện gì xảy ra, nhưng trước tiên chúng ta phải biết sống có nguồn có cội một chút, thì tự thân chúng ta sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy xứng đáng với một đời sống, giá trị của một con người. Tôi lấy ví dụ như thế này: Người học giỏi thông thường là người ham học. Người có ham mê sự nghiệp thì ham kinh doanh. Tức là chúng ta thấy được giá trị của kinh doanh là cái gì? Mục đích của kinh doanh là gì? Còn người biết được giá trị của học hành thì biết được mục đích của học hành là gì? Như vậy: Chỉ có người đạo đức mới hiểu được giá trị của hiếu thảo. Một người không bao giờ biết đến đạo đức, hay không bao giờ biết đến điều này, thì hiếu thảo người ta xem như là bất đắc dĩ. Họ làm theo kiểu ép buộc, họ nghĩ “xã hội ép tôi phải như vậy, nên tôi cố gắng tỏ ra hiếu thảo với cha mẹ tôi, chứ thực ra thì tôi cũng không có cảm giác yêu thương gì trong đó. Mẹ tôi sinh ra tôi trên cuộc đời là bổn phận, và phải lo cho tôi. Khi tôi có lông có cánh rồi thì tôi bay”. Đây là nguyên tắc của đa số các người 5 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk phương Tây mà họ mắc phải. Và những thế hệ trẻ bây giờ đang bị du nhập bởi văn hóa phương Tây những điều này. Lớn lên rồi thì không bao giờ nghe lời của cha mẹ nữa, nói kiểu gì cũng không nghe. Không cần đến lễ nghĩa đạo đức gì hết. Giới trẻ hay xem những điều như thế này như là phong kiến, là ràng buộc chúng ta. Nhưng nếu ai nghĩ nó là phong kiến thì chúng ta hãy xét lại. Một ngày nào đó mà chúng ta lớn tuổi và già đi, chúng ta sẽ cảm thấy bất hạnh và khó chịu như thế nào khi đàn con của chúng ta người không ra người, quỷ không ra quỷ như vậy. Mọi thứ chúng ta đều không dạy nó được điều gì? Không nhắc nó được điều gì? Thì nó hư là điều chắc chắn. Có những người mà tôi đã được nghe người ta kể lại như sau: Họ không biết đi chùa có lợi ích gì? Và cũng không đưa con đi chùa, nên khi lớn nên nó hư thì cha mẹ mới biết rằng: Những nơi tâm linh là nơi có môi trường đạo đức tốt nhất, thì khi đó có thuê nó đi nó cũng không đi nữa. Đây là lỗi rất lớn của những người làm cha làm mẹ. Bây giờ tôi có thấy một xu hướng rất tốt là như thế này. Cha mẹ hay dẫn con đi chùa. Khi đến những nơi tâm linh, chúng ta dẫn các con của mình đi, chúng ta muốn giúp bỏ vào tiền vào thùng CÔNG ĐỨC thì chúng ta không nên bỏ. Mà chúng ta hãy đưa tiền đó cho con và dẫn con chúng ta đến đó chúng ta nói rằng: “ Này con! Con hãy bỏ số tiền này vào thùng CÔNG ĐỨC đi. Chư Phật sẽ gia trì cho con, và phước báo này sẽ cho con được nhiều hạnh phúc”. Chúng ta chỉ cần nói đơn gian như vậy thôi, nhưng các con của chúng ta sẽ nhận thức ra một điều gì đó. Khi chúng ta ra chợ gặp một ngưới khó khăn, bệnh tật, tàn tật. Chúng ta hãy dắt con của chúng ta theo, chúng ta sẽ lấy 500 -1000 . Tùy vào khả năng của chúng ta, và đưa cho các con của ta và nói rằng: “Này con! Hãy đem cho người đó đi. Đừng ghê họ, đừng sợ họ, đừng khinh miệt họ nha con. Tất cả những cái đó là tội, sẽ làm cho con mất phước, con sẽ không được hạnh phúc, con hãy làm bằng tình thương và sự thánh thiện của con”. Chúng ta hãy dạy con chúng ta bằng nền tảng đạo đức như thế, thì mai này khi nó lớn lên thì nó sẽ trưởng thành theo thiên hướng tốt, hướng tích cực. Khi một đứa con nó đã biết đâu là TỘI – PHƯỚC, NHÂN QUẢ trong lòng, nó đã sợ TỘI – PHƯỚC rồi, thì muốn hay không thì nó vẫn dễ dạy hơn rất nhiều so vói một đứa con mà trong lòng nó không có một chút đạo đức gì hết. Mà người ta gọi đó là người thiếu lương tâm. Mà đã không có lương tâm thì nó như 6 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk con Rô-bốt sao mà dạy nó được. Rô-bốt nó còn theo sự điều khiển của mình, chứ con mình thì đâu có chịu nghe theo sự điều khiển của mình. Lúc đó có than trời trách đất thì cũng chịu. Vì vậy mình hãy dạy cho chúng nó biết thế nào là cái nhân, cái nghĩa, cái đạo đức này là nền tảng hạnh phúc trong gia đình. Điều này tất cả ai cũng làm được, phải biết đạo đức này như một đạo lý ngàn đời không thay đổi. Và đạo đức về ân nghĩa sinh thành này nó rất là quan trọng. Đạo làm người không chỉ có đạo hiếu, nhưng nó là một mảng hết sức quan trọng, để đánh giá và phân chia được chúng ta với muôn loài. Vì chúng ta có tôn ti trật tự và trái tim yêu thương, hiếu thảo của một đạo đức. Cho nên Hòa thượng Tinh Vân ở Đài Loan có dạy đệ tử của mình rất là hay xung quanh câu chuyện sau: Hòa thượng có người đệ tử sau khi tốt nghiệp đại học thì học lên cao học và cuối cùng là học lên tiến sĩ. Và sau nhiều năm cố gắng đã hoàn thành xong tiến sĩ. Khi có mảnh bằng trong tay thì người này rất là hãnh diện và về gặp thầy mình và nói rằng: “Thưa thầy! bây giờ con đã tốt nghiệp tiến sĩ rồi, thì con phải học gì nữa?”. Thực ra câu này mang tính chất là tự mãn, chứ không phải là nhu cầu muốn học thêm. Câu này muốn thể hiện rằng: “Thầy ơi giờ con là tiến sĩ rồi, học vị cao nhất rồi, chắc không phải học gì nữa đâu”. Hòa thượng nhìn đệ tử mình cười và nhẹ nhàng nói: “Con à! Bây giờ con cần phải học đạo làm người”. Để tử nghe thấy vậy rất là bất ngờ. Khi đó đệ tử nói với thầy rằng: “Đạo làm ngườiđạo cả đời mà, sao giờ phải học”. Thì Hòa thượng mới nói rằng: “Chính vì học cả đời cho nên con cần phải học để sống trọn cuộc đời”. Khi đó hòa thượng mới dạy đạo làm người là gì? Biết lỗi là đạo làm người, tha thứ là đạo làm người, hiếu thảo là đạo làm người, nhẫn nhục là đạo làm người… Hòa thượng dạy vô số đạo làm người như vậy. Và người đệ tử mới nhận ra rằng: Trường học thì mình đã học hết, nhưng trường đời này thì mình chưa biết gì cả. Như vậy trọn cuộc đời chúng ta học cho trọn đạo làm người, rồi sau này có xuôi tay nhắm mắt cũng cảm thấy xứng đáng. Còn bây giờ nếu ta có học vị tiến sĩ, mà tiến sĩ thì được cái gì? Để được danh thơm, tiếng tốt mà đạo đức không có thì làm sao? Chúng ta có nhớ phim Bao Công xử án không? Trong đó có đoạn Lưỡng trạng nguyên như sau: 7 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Anh này giỏi cả văn lẫn võ. Tức là anh đỗ trạng nguyên cả về văn và võ. Chỉ có điều gốc tích của anh không được tốt, vì trước đây mẹ anh làm nghề kỹ nữ. Triều đình Trung Quốc là triều đình phong kiến, nên nếu biết được điều đó là điều xỉ nhục với những người làm quan. Anh hiểu rất rõ điều này, mà anh đang là một trạng nguyên chuẩn bị lấy công chúa. Anh nghĩ rằng: Nếu một mai triều đình biết được, thì anh sẽ bị mất chức và sẽ bị sỉ nhục trước tất cả mọi người. Cho nên anh đã tìm cách để giết mẹ mình. Khi anh về thì anh báo cho mẹ biết là anh về thăm mẹ. Tuy người mẹ làm nghề kỹ nữ nhưng quanh năm suốt tháng lo tiền cho con, để có tiền ăn học và thành tài như ngày hôm nay. Bà ngồi ở nhà chờ người con thành đạt về, và bà nghĩ là nếu bây giờ có chết thì cũng không sao. Nhưng khi đứa con về, nó báo với mẹ là đỗ Trạng nguyên cả văn lẫn võ, nhưng nó không cười và nói với mẹ như thế này: “Mẹ đã hy sinh cho con nhiều rồi, thôi mẹ đã hy sinh thì hãy hy sinh cho chót”. Bà mẹ không hiểu điều này, khi đứa con đậu trạng nguyên mà về gặp mẹ và nói như vậy thì bà mẹ không hiểu điều gì. Bà nói: “Con là con của mẹ, nếu con muốn gì thì mẹ cũng cho chứ, có gì mà cho chót”. Sau đó thì nó làm một bữa ăn rất thịnh soạn, chỉ có điều là trong thức ăn này có độc dược. Người mẹ rất vui vì đây là bữa ăm mừng con mình đậu Trạng nguyên, nhưng khi ăn đến nửa bữa thì bà thấy khác khác. Khi đó nó mới nói rằng: “ Mẹ hãy tha lỗi cho con, vì con là Trạng nguyên mà nguồn gốc mẹ lại là kỹ nữ, không lẽ mẹ muốn sau này con sẽ mất tất cả sao? Cho nên trong cơm này có độc dược, mẹ hãy tha lỗi cho con”. Thì bà mẹ chỉ nói lên được một câu: “Mày là thằng bất hiếu” và sau đó chết. Rồi sau đó anh này mang xác mẹ đi chôn. Nhưng đâu có thể tránh được luật pháp. Từ Trạng nguyên của cả văn và võ mà phải chịu chết dưới bàn tay của Bao Công. Như vậy anh này học cho giỏi, biết tất cả văn, sử… Mà đạo làm người anh lại không biết. Mà đạo làm ngườiđạo hiếu là đạo căn bản mà anh không biết, thì sau này làm quan làm sao ích nước lợi dân được. Một người bất hiếu, không thương cha thương mẹ, thì sau này ông có tốt với dân được hay không? Ông có thương dân thiệt lòng hay không? Đạo làm con mà làm không tròn mà nói yêu dân, thì chỉ có cái miệng nói được thôi chứ thật sự ra thì không bao giờ làm được. Cho nên thời kỳ phong kiến ngày xưa có câu: “Tiên trị gia, hậu trị quốc. Trong nhà có ổn thì ngoài nước mới yên”. Muốn làm gì 8 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk thì làm, nhưng trước tiên mình phải gương mẫu trong gia đình mình đã. Muốn gương mẫu trong gia đình thì mình phải tu thân, bản thân mình phải tốt cái đã. Mà muốn được bản thân mình tốt thì cái tâm mình phải tốt cái đã. Cái nền tảng mà mình không có, sau này mình có là một trạng nguyên, làm lớn thì sau này ra làm quan thì giết chết hết thiên hạ sao? Mẹ anh ta mà anh còn giết thì sau này anh thương ai? Điều này vô cùng quan trọng. Nên Hòa thượng Tinh Vân là bậc chân tu nên thấy đệ tử mình lên học vị tiến sĩ rồi, sợ cái danh, cái lợi làm cho mờ ám tâm trí đi. Khi đó sẽ làm mất đạo đức của con người đi. Cho nên mới nói cho đệ tử mình phải học đạo làm người. Chúng ta cũng phải để ý những điều này. Nếu như bản thân chúng ta hay con cái chúng ta sau này, cho dù có được là kỹ sư, thạc sĩ, bác sĩ,… Học cao gì thì không biết. Nhưng mà đạo đức, đạo làm người không xong thì chắc chắn cuộc đời bất hạnh đang ở sát chúng ta đó. Cho nên chúng ta phải thấy được điều này hết sức quan trọng. Chúng ta thấy rằng Đức Phật là một vị bậc thầy của trời người, vậy mà khi Phụ vương chết thì lấy một vai mình kề vào kim quang của phụ vương để khiêng đi đến nơi thiêu. Chúng ta thấy một Đức thế tôn, bậc thầy cảu trời người mà còn như vậy, thì chúng ta có là Giáo sư – Tiến sĩ đã là cái gì đâu. Chẳng qua là để đánh giá kiến thức của mình thôi, kiến thức phải dựa trên một vị có đạo đức, thì kiến thức này mới giúp chúng ta nên người và xã hội mói dựa vào kiến thức này để hưởng được cuộc sống hạnh phúc được. Cho nên một vị tu Tiên bên Đạo Giáo có phát biểu như sau: “Dục tu tiên đạo, tiên tu nhơn đạo, nhơn đạo bất tu, tiên đạo diễn hỷ”. Tức là: “Muốn tu đạo tiên để thành tiên, thì trước tiên mình phải tu cái đạo làm người”. Câu “nhơn đạo bất tu, tiên đạo diễn hỷ” tức là: “Nếu đạo làm người chưa là được thì đạo tiên còn xa vời lắm”. Cái câu này hay vô cùng. Mình có thể làm tiên được, nhưng mình phải làm cho xong đạo làm người đi đã, khi đó mình muốn tu đạo gì thì tu. Chứ đạo làm người là nền móng cho các đạo khác, mà mình không là được thì đạo làm tiên làm sao mình với tới được. Người theo Đạo Phật cần phải để ý điều này, muốn làm Phật hay thánh, muốn Vãng sanh thế này thế khác, tôi không biết cái đó như thế nào? Nhưng đạo đức của một con người với con người, lương tâm yêu thương con người và gần gũi hơn là với một mái ấm gia đình, mà chúng ta không gần gũi bao dung được, mà chúng ta đòi 9 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk thành Phật, thành Thánh thì nó cũng xa xôi như câu nói của người tu Đạo Tiên kia lắm. Cho nên một người Phật tử mà chỉ chí thành với Phật Pháp mà ở gia đình chúng ta không xong, thì chúng ta có chí thành cách mấy cũng chỉ là sự giả dối mà thôi. Cho nên ngày xưa có một số người mỉa mai mình là việc trong nhà không lo lại đi lo chuyện ngoài đường. Hay “Phật Thích Ca trong nhà không thờ mà lại đi thờ Phật Thích Ca ngoài đường”. cho nên Nguyễn Đình Chiểu có nói câu như thế này: Rằng câu quyết hạn chi tài Cúng chùa, cũng miếu nào ai chứng lòng Trong nhà hiếu thảo vốn không Gọi rằng làm phước, phước trồng vào đâu? Câu thơ này có ý nghĩa rằng: Cho vay cắt cổ rồi lấy số tiền đó cúng chùa thì trời nào chứng giám cho mình. Rồi câu “Trong nhà hiếu thảo vốn không, gọi rằng làm phước, phước trồng vào đâu”. Tức là “Trong nhà mà đạo đức, hiếu thảo mà mình không có, mà mình nói đi tu đi học, đi làm phước thì ai có thể chấp nhận được”. Cho nên đây là điều rất là căn bản mà người Phật Tử cần phải để ý để tu như thế nào cho thành Phật. Cho nên đạo làm người là nền móng cho mỗi chúng ta. Sau này có thành gì thì tôi không biết. Nhưng sống trong một xã hội như thế này mà chúng ta không làm được bất kỳ một lợi ích gì, mà chúng ta chỉ mong như vậy thì quá là tiêu cực. Bao nhiêu văn chương ca kịch Việt Nam đã ca ngợi lòng hiếu thảo và biết ơn đấng sinh thành này đối với chúng ta như trời biển mà chúng ta cần phải nhớ. Những mùa Vu Lan về tôi nghe những bài hát về cha, về mẹ mà lòng tôi nao nao một cái gì đó rất là khó hiểu. Nó rung động ở một nơi nào đó nơi con tim của mình, rồi nó có thể khiến cho mình trào dâng nước mắt. Đó là những cảm xúc rất tự nhiên nhân bản của một con người. Và điều này không riêng tôi, nó nằm trong tất cả mọi người. Ví dụ: Nếu bây giờ ai đi làm ăn xa , lo cho mình đồng tiền và sự nghiệp. Nhưng đến một ngày chúng ta nghe tin cha hay mẹ mình ốm sắp mất, thì tự nhiên khóc như môt đứa con nít, khóc vô cớ. Thật ra từ đáy lòng mối tương quan giữa tình thâm này làm sao chúng ta mất được. Cho nên tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện nghe như là chuyện huyền thoại ở đâu đó. Nhưng đó là chuyện thật của thế kỷ 21. Một xã hội văn minh và đầy tri thức, nhưng nhiều khi 10 . thượng mới dạy đạo làm người là gì? Biết lỗi là đạo làm người, tha thứ là đạo làm người, hiếu thảo là đạo làm người, nhẫn nhục là đạo làm người Hòa thượng. Eakar – Đăk Lăk ĐẠO LÀM NGƯỜI Trong chúng ta ai cũng là con người nên đạo làm người trong mỗi chúng ta không thiếu. Nhưng để xác định đạo làm người như thế

Ngày đăng: 09/08/2013, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w