1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp để giáo viên nâng cao chất lượng giao tiếp với trẻ trong trường mầm non

12 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: “Biện pháp để giáo viên nâng cao chất lượng giao tiếp với trẻ trong trường mầm non”.. Thực tế cho thấy hiện nay trong quá trình điều khiển sự phát triển của trẻ, người gi

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:………

1 Tên sáng kiến: “Biện pháp để giáo viên nâng cao chất lượng giao tiếp với trẻ trong

trường mầm non”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :

Lĩnh vực Chuyên môn

3 Mô tả bản chất của giải pháp:

Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà, cha mẹ Song do sự phát triển của xã hội và “Môi trường mầm non là nền tảng đầu tiên giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời” nên trẻ được đến trường Mầm non Thời gian sinh hoạt ơ trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày, làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, hoàn toàn tin tương vào cô giáo, linh hoạt như ơ gia đình đó

là nhiệm vụ khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp

Thông thường giáo viên tuy đã đi học ơ trường sư phạm đã được trang bị vốn kỹ năng sư phạm cần thiết nhưng khi bước vào thực tế thì có nhiều tình huống xảy ra khi trực tiếp, giao tiếp với trẻ, giáo viên không khỏi bị lúng túng với vai trò là người mẹ

mà thực tế có nhiều giáo viên chưa từng làm mẹ Người giáo viên ơ trường mầm non không chỉ là một giáo viên hướng dẫn bình thường, nhưng còn là người gợi cảm hứng

để trẻ phát triển về óc sáng tạo cũng như khả năng tư duy Mặt khác, giáo viên mầm non còn là một chỗ dựa an toàn để trẻ thỏa sức khám phá thế giới, bảo vệ trẻ trong những tình huống trẻ gặp khó khăn, cũng như vỗ về động viên khi trẻ té ngã Vậy nên, việc giao tiếp với trẻ đóng vai trò quan trọng nhất trong tương quan giữa cô và trẻ trong giai đoạn này Biết cách giao tiếp đúng mức sẽ giúp giáo viên hiểu và tương tác với trẻ tốt hơn nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Để giáo viên có sự tự tin, có thêm kinh nghiệm khi giao tiếp với trẻ thì giáo viên cần được rèn kỹ năng giao tiếp, đó là sự cần thiết khi thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

Trang 2

Ở Trường Mầm non, để có thể tiếp xúc gần gũi thân thiện và để đưa kiến thức đến với trẻ, giúp trẻ phát triển, hình thành nhân cách ơ trẻ thì mọi hoạt động của cô và trẻ đều phải đi bằng con đường giao tiếp Thực tế cho thấy hiện nay trong quá trình điều khiển sự phát triển của trẻ, người giáo viên cũng như những người lớn luôn quan tâm phải nói với trẻ thế nào để trẻ hiểu, và tiếp thu kiến thức một cách dể dàng trong các hoạt động

Giáo viên tuy đã được trang bị ơ trường sư phạm những kỹ năng cần thiết, song khi vào thực tế tiếp xúc với trẻ trong các hoạt động không khỏi bị lúng túng, hiện tại

do áp lực công việc, hạn chế thời gian nên việc rèn các kỹ năng giao tiếp với trẻ giáo viên vẫn còn xem nhẹ

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận:

3.2 1 Mục đích:

Giúp giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp với trẻ trong trường Mầm non Vĩnh Thành

3.2.2 Nội dung giải pháp:

I Nhóm biện pháp rèn kỹ năng

1 Rèn kỹ năng nghe

Cô giáo mầm non không chỉ biết nói tốt, mà còn phải biết nghe tốt, đặc biệt là nghe lời nói, cách nói của trẻ nhỏ ơ trường mầm non Có nghe trẻ nói thì cô giáo mới

có thể hiểu hết được tâm tư tình cảm, mong muốn và khao khát của trẻ Thật vậy, đến một độ tuổi nhất định, trẻ thật sự muốn nói, muốn giải bày, muốn chia sẻ với người lớn, nhất là với cô giáo Thông thường các cô nghe sau đó lại quên hoặc không nhớ hết những gì đã nghe.Vì vậy ơ trường mầm non cô giáo cần biết chú ý lắng nghe trẻ nói

- Cách nghe để đạt kết quả tốt:

+ Phải xác định rõ mục đích nghe, có hứng thú với nội dung, có hiểu biết ít nhiều

về vấn đề người trình bày, có trí nhớ tốt, có sức khỏe tốt

- Nghe thế nào để có kết quả tốt:

+ Cần xác định cách nghe riêng cho từng đề tài, từng loại bài, nắm được các luận điểm, sự kiện, tình tiết, ghi chép cẩn thận

Cô giáo cần rèn luyện kỹ năng nghe để học tập, để thu nhận kiến thức Cô phải lắng nghe trẻ nói chia xẻ với trẻ những tình cảm ước mơ…sửa cho trẻ những từ sai, những câu không mạch lạc Có như thế cô giáo mới có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ góp phấn hình thành nhân cách

2 Rèn kỹ năng nói:

Thực hiện khảo sát khi giáo viên nói với trẻ không có lưu loát không chú ý lời

mơ đầu, theo dõi diễn biến trẻ nghe, kết thúc đột ngột, nói câu cụt, câu không có đầy

đủ ngữ pháp, hoặc còn dùng từ chưa phù hợp

Trang 3

Trong các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ngôn ngữ của người giáo viên càng đóng vai trò quan trọng Hằng ngày khi đón trả trẻ, ăn ngủ vệ sinh, dạo chơi, tham quan học tập…cô giáo lúc nào cũng phải nói, nói để hướng dẫn trẻ từ việc đơn giản đến phức tạp Vì vậy người giáo viên mầm non cần phải học nói Hầu như trong các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ không thể thiếu lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô Ngôn ngữ của

cô là những mẫu mực về lời nói, để trẻ tập nói theo Ngoài việc hàng ngày tiếp xúc với trẻ, cô phải tiếp xúc với phụ huynh, đồng nghiệp, với hoàn cảnh và nội dung nói như vậy giáo viên phải biết điều chỉnh cách nói của mình một cách linh hoạt để thành công trong giao tiếp

- Để hoạt động nói đạt hiệu quả cần lưu ý:

+ Nội dung nói, có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề trình bày, giọng nói tốt, thể hiện phù hợp

+ Uy tín người nói, xác định mục đích nói, lựa chọn nội dung trình bày, dự kiến cách trình bày

3 Rèn kỹ năng đọc:

Với giáo viên mầm non, đọc không chỉ giúp mơ mang kiến thức mà là một yêu cầu quan trọng vì giáo viên là người truyền tri thức được thể hiện trong văn bản thành lời để trẻ hiểu nội dung văn bản Trẻ mầm non chưa biết chữ, do vậy người giáo viên

là môi giới giữa văn bản, tác giả với trẻ Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm chỉ đến với trẻ thông qua lời kể và đọc của cô giáo Vì vậy cô giáo cần rèn luyện cách đọc để giúp trẻ hiểu được nội dung, có những ước mơ vươn lên trong cuộc sống, đồng thời giúp trẻ nhận ra hình tượng, cảnh vật, tình tiết… và biết đánh giá một tác phẩm học thật đúng đắn

Qua các tiết dạy Làm quen văn học giáo viên đọc chuyện, thơ cho trẻ nghe chưa thể hiện ngữ điệu của các nhân vật, giọng đọc chưa diễn cảm, trẻ chưa cảm thụ tác phẩm văn học sâu sắc thật sự

Việc rèn kỹ năng đọc còn giúp cho giáo viên sau này làm tốt công việc dạy trẻ đọc diễn cảm các bài thơ, kể diễn cảm được các câu chuyện, tạo điều kiện cho trẻ bước vào trường phổ thông thuận lợi

4 Rèn kỹ năng tô chữ cái:

Muốn thực hiện tốt những giờ làm quen với chữ cái, hướng dẫn trẻ tập tô chữ cái, giáo viên cần luyện chữ của mình cho đẹp, nắm vững quy trình để hướng dẫn trẻ tập tô cho đúng, tránh trình trạng hướng dẫn sai

- Những hạn chế khi giáo viên dạy trẻ viết:

Tô chưa liền mạch, các nét chữ căn bản chưa nắm rõ quy trình, chưa rèn tư thế ngồi và cách cầm bút đúng để thành thói quen

- Cần rèn tư thế:

Trang 4

+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mặt cách vơ 25-30cm Tay trái đặt lên phía trước bên phải cuốn vơ, tay phải cầm bút, điều khiển bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa)

+ Viết nhanh, liền mạch giữa các nét, đúng quy trình, dấu thanh đặt vào chữ cái ghi âm chính của vần, dấu nặng đặt phía dưới, các dấu( \ ) (?) (/) (~) đặt phía trên + Việc luyện chữ viết có ý nghĩa đối với cô giáo mầm non và với trẻ đó là giúp

cô giáo biết viết đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và đồng thời còn giúp trẻ vào học phổ thông được tốt, cô giáo cần phải rèn kỹ năng viết

II Nhóm biện pháp để giao tiếp hiệu quả với trẻ:

1 Không ngắt lời trẻ:

Trẻ em bất cứ lứa tuổi nào cũng có đôi lúc không thể hiện một cách linh hoạt, rõ ràng Nếu một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một vấn đề nào đó, cô nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục Hãy kiên nhẫn, gợi ý để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe

2 Nhận biết những dấu hiệu:

Cô phải chú ý đến những biểu hiện trên sắc thái gương mặt trẻ, để có thể biết được rằng chúng đang muốn diễn đạt điều gì và cảm thấy như thế nào Cũng lưu ý với trẻ về cách kiểm soát biểu hiện trên gương mặt, để giúp trẻ tránh được những phản ứng thiếu tích cực trong giao tiếp Duy trì biểu thị bằng ánh mắt và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc thông qua ánh mắt, nói rõ lý do tại sao lại như vậy

3 Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi:

Cô giáo cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ, hỏi trẻ và yêu cầu trẻ đặt các câu hỏi bằng cách khép lại cuộc nói chuyện để trẻ suy nghĩ, đặt câu hỏi về nội dung cuộc trò chuyện, về những gì trẻ đã học

4 Biểu lộ kỹ năng nghe:

Lắng nghe là một kỹ năng tốt cho trẻ và cô giáo Lắng nghe trẻ giúp chúng tìm hiểu làm thế nào để bày tỏ cảm xúc của mình cô lắng nghe và dạy trẻ lắng nghe, khuyến khích trẻ duy trì sự quan tâm và sự tò mò về thế giới xung quanh

5 Khuyến khích kỹ năng giao tiếp

Khuyến khích trẻ nói chuyện, duy trì ánh mắt giao tiếp với trẻ, ngừng lại công việc đang làm để lắng nghe trẻ nói, để trẻ biết được rằng những gì mà chúng đang nói

là quan trọng và cũng dạy trẻ hành vi lịch sự đối với người khác khi họ đang nói chuyện

6 Ngoài những biện pháp trên trong môi trường sư phạm cần:

a) Xây dựng cảnh quan sư phạm trong trường mầm non:

Trang 5

Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, việc tạo cảnh quan sư phạm trong trường mầm non, môi trường xung quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này

Hương ứng cùng Hiệu trương trong việc treo băng rol, khẩu hiêu “Giao tiếp thân thiện”, “Ngôi trường là nhà, cô là mẹ, các cháu là con”, “Hãy lắng nghe trẻ nói và hãy nói những lời yêu thương với trẻ”

Đôn đốc giáo viên luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng

đồ chơi được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt phù hợp chủ đề, để hấp dẫn trẻ, trẻ được nhìn tranh ảnh phản ánh hiện thực

Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trơ thành thói quen ơ trẻ

Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi đã xếp lịch các bé ơ các lớp trực nhật cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp

Đồ dùng đồ chơi trong lớp giáo viên phải đảm bảo an toàn cho trẻ để bảo vệ các

cơ quan giác quan giao tiếp như: tai, tay, mắt, da, đồ dùng đồ chơi còn có tính thẩm

mỹ và khoa học để thuận lợi trong việc học, việc giao tiếp giữa cô và trẻ

b) Cô gương mẫu chuẩn mực:

Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ lưu tâm nhất Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ

cô luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì cô trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ

Giáo viên hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay cô nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng Tác phong quần

áo cô luôn chú ý: ăn mặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích

Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trẻ như con em của mình, tôn trọng mọi ý kiến của trẻ luôn lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, luôn tạo cho trẻ sự an toàn tuyệt đối khi ơ bên cô

Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ Cô giáo phải thực

sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo

Trang 6

Cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo trong cách lên lớp thu hút cháu Cô có thể tự sáng tác ra những câu chuyện bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc cô có thể ghi qua băng rồi kể trẻ nghe trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh

Cô giáo phải biết ứng dụng công nghệ thông tin để giao tiếp với trẻ: cho trẻ xem qua Video, Happykid…

Tóm lại cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Với các biện pháp được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm không chỉ áp dụng có hiệu quả ớ trường mầm non Vĩnh Thành mà còn có áp dụng một cách linh động phù hợp với các trường Mầm non

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện giúp giáo viên giao tiếp với trẻ rất thuận lợi đó là điều làm tôi phấn khơi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều Giúp tôi có nghị lực trong công tác, giáo viên của tôi sẽ là những giáo viên chuẩn mực trong giao tiếp với trẻ, giáo viên lâu năm có thêm kinh nghiệm, giáo viên mới ra trường không còn bỡ ngỡ, lúng túng trước trẻ khi gặp những tình huống khó khăn tiếp xúc với trẻ và kết quả đạt được kết quả như sau:

- Giáo viên lên lớp tự tin 100 %

- Giáo viên biết thiết kế các hoạt động, biết đặc các câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ 90 %

- Giáo viên dạy lớp 5 tuổi có kỹ năng dạy chữ viết tốt 90 %

- Giáo viên biết cách trò chuyện với trẻ tạo cảm giác thân thiện 90 %

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của cô 90 %

- Trẻ biết trò chuyện cùng cô: 95%

- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp: 95%

Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý, và cũng được rèn về tác phong ngôn phong sư phạm, giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp với phụ huynh tạo niềm tin trong giáo viên, hỗ trợ tốt giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 7

3.5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

1

2

3

4

5

Nguyễn Thị Kiều Oanh

Võ Thị Thu Thủy

Nguyễn Thị Lan

Nguyễn Thị Mỹ Tiên

Lê Thị Kim Ánh

P hiệu trương Tổ trương chuyên môn Tổ trương chuyên môn Gíao viên

Gíao viên

MNVĩnh Thành

//

//

//

//

3.6.Những thông tin cần được bảo mật: Không có

3.7.Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trình độ chuyên

môn

3.8 Tài liệu kèm theo: Không có

Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2013

Trang 8

Phụ lục I-a MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN (Ban hành kèm theo hướng dẫn liên ngành số /HDLN-SKHCN-SNV

Ngày tháng năm 2012 của Sơ khoa học và công nghệ và Sơ Nội vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Mã số:………

Kính gửi: Hội đống sáng kiến kinh nghiệm huyện Chợ Lách

Tác Giả: Hồ Thị Huỳnh Mai

Đơn vị: Trường Mầm non Vĩnh Thành

Tác giả:

Số

TT

Họ tên tác giả Ngày sinh Nơi công

tác

Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

Ký tên

I.Đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Lĩnh vực áp dụng:

II.Mô tả giải pháp:

1.Tình trạng giải pháp đã biết:

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

6 Tài liệu kèm theo gồm

Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./

Vĩnh Thành ngày 06 tháng 03 năm 2012

Trang 9

Người nộp đơn

Phụ lục I-a MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN (Ban hành kèm theo hướng dẫn liên ngành số /HDLN-SKHCN-SNV

Ngày tháng năm 2012 của Sơ khoa học và công nghệ và Sơ Nội vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Mã số:………

Kính gửi: Hội đống sáng kiến kinh nghiệm huyện Chợ Lách

Tác Giả: Nguyễn Thị Huệ

Đơn vị: Trường Mầm non Vĩnh Thành

Tác giả:

Số

TT

Họ tên tác giả Ngày

sinh

Nơi công tác

Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

Ký tên

1 Nguyễn Thị Huệ 15/9/1969 MNVT GV ĐHSPMN 90

I.Đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Lĩnh vực áp dụng:

II.Mô tả giải pháp:

1.Tình trạng giải pháp đã biết:

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

6 Tài liệu kèm theo gồm

Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./

Vĩnh Thành ngày 06 tháng 03 năm 2012

Người nộp đơn

Trang 10

Phụ lục I-a MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN (Ban hành kèm theo hướng dẫn liên ngành số /HDLN-SKHCN-SNV

Ngày tháng năm 2012 của Sơ khoa học và công nghệ và Sơ Nội vụ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Mã số:………

Kính gửi: Hội đống sáng kiến kinh nghiệm huyện Chợ Lách

Tác Giả: Phan Thị Ngọc Dung

Đơn vị: Trường Mầm non Vĩnh Thành

Tác giả:

Số

TT Họ tên tác giả Ngàysinh Nơi côngtác Chức vụ Trình độchuyên

môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

Ký tên

I.Đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Lĩnh vực áp dụng:

II.Mô tả giải pháp:

1.Tình trạng giải pháp đã biết:

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu

6 Tài liệu kèm theo gồm

Tôi/chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./

Vĩnh Thành ngày 06 tháng 03 năm 2012

Người nộp đơn

Phụ lục I-a MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN (Ban hành kèm theo hướng dẫn liên ngành số /HDLN-SKHCN-SNV

Ngày đăng: 10/04/2015, 11:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w