Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 41)

b. Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ

2.2.1.Cơ cấu nguồn vốn huy động

2.2.1.1. Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động

Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động tại SGD1 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch so với năm trước (%) Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng 2010/ 2009 2011/ 2010 Tiền gửi 20.089.809 98,82 20.684.707 99,4 18.606.354 99,5 2,96 -10,05 -Tiền gửi không kỳ hạn 5.697.470 27,18 5.406.982 26,14 4.573.442 24,58 -5,1 -15,4 -Tiền gửi có kỳ hạn 14.392.339 71,64 15.277.725 73,26 14.032.912 74,92 6,15 -8,15 Phát hành GTCG 239.686 1,18 124.586 0,6 95.805 0,5 -48,02 -23,02 Tổng vốn huy động 20.329.495 100 20.809.293 100 18.702.159 100 2,36 -10,13

Biểu 3: Cơ cấu vốn huy động theo phương thức huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức huy động cho thấy nguồn vốn huy động của SGD1 BIDV chủ yếu từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.

Về tiền gửi: Năm 2010 đạt 20.684.707 triệu đồng, tăng 594.898 triệu, tương ứng với 2,96% so với năm 2009, năm 2011 đạt 18.606.354 triệu, giảm 2.078.353 triệu, tương ứng -10,05% so với năm 2010.

Trong đó:

- Tiền gửi không kỳ hạn trong 3 năm tăng trưởng với tỷ lệ âm, năm 2010 là -48,02%, năm 2011 là 23,02% . Mặc dù vậy tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động được của ngân hàng. Đây là nguồn vốn huy động được chủ yếu từ các doanh nghiệp, tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả các chi phí phát sinh.

- Tiền gửi có kỳ hạn: đây vẫn luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong

tổng vốn huy động chứng tỏ mức độ tín nhiệm cao của các bộ phận khách hàng đối với ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của năm 2010 là 15.277.725 triệu đồng, tăng 6,15% so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 tỷ lệ tăng trưởng có sụt giảm chỉ còn -8,15% so với năm 2010, đó có thể do yếu tố khách quan khi thị trường kinh tế đầy biến động

trong năm qua, người dân đổ xô đầu tư vàng, doanh nghiệp dự trữ ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán tiền hàng dẫn đến không còn “mặn mà” với hình thức tiết kiệm đơn thuần nữa.

Về phát hành giấy tờ có giá: Theo bảng trên ta thấy huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh qua các năm gần đây. Nếu như năm 2009, doanh số đạt 239.686 triệu đồng thì năm 2010 chỉ là 124.586 triệu đồng và năm 2011 còn hơn 95.805 triệu, giảm hơn 23% so với năm 2010. Việc phát hành các giấy tờ có giá của ngân hàng với mục đích tài trợ cho các dự án cụ thể. Công cụ huy động vốn này của SGD1 trong những năm vừa qua là không cao. Tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian qua ngân hàng không sử dụng được hết vốn huy động, do vậy nhu cầu về vốn huy động không cần đến tiền phát hành giấy tờ có giá nên SGD1 đã ngừng phát hành, do vậy khách hàng chuyển sang gửi tiền tiết kiệm nên số lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao, còn số tiền gửi kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi giảm. Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng cần phải có chi phí cao do mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Việc phát hành không thể liên tục, và nhiều khi việc phát hành giấy tờ có giá với mục đích tăng nguồn vốn huy động nhưng trong thực tế nguồn vốn huy động tăng rất ít mà chỉ có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Bảng 5: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế tại SGD1 2009 -2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch so với năm trước

(%)Giá trị %Tỷ Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng 2010/ 2009 2011/ 2010 Dân cư 2.181.670 10,73 1.479.154 7,11 1.682.380 9,0 -32,2 13,74 Tổ chức kinh tê 18.147.825 89,27 19.330.138 92,89 17.019.779 91,0 6,5 -12,7 Tổng vốn huy động 20.329.495 100 20.809.298 100 18.702.159 100 2,36 -10,13

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của SGD1-BIDV)

Biểu 4: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thể của Chi nhánh SGD1 bao gồm nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế không ổn định song lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của SGD1. Năm 2009, vốn huy động được 18.148 tỷ đồng thì năm 2010 tăng 182 tỷ, nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống còn 17.020 tỷ. Sở dĩ có sự không ổn định như vậy là do áp lực lạm phát tăng cao của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm. Những giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô quyết liệt và đồng bộ của chính phủ và NHNN trong thời gian qua đã bước đầu phát huy tác dụng, giúp nền kinh tế có những chuyển biến tích cực. Chính sách thắt chặt cung tiền, giảm nguồn cung tín dụng đã khiến các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tận dụng tối đa nguồn vốn tự có để sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án nhằm tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh cũng như tiết giảm chi phí tài chính. Xu hướng này đã làm sụt giảm mạnh tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại SGD1 nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Do đó, ngân hàng cần có nhiều biện pháp huy động để mở rộng loại hình này hơn nữa.

- Vốn huy động từ khối dân cư: cũng giống như khối các tổ chức kinh tế, lượng vốn huy động được trong 3 năm gần đây cũng không ổn định. Năm 2009, lượng vốn huy động được là 2.182 tỷ đồng thì năm 2011 chỉ là 1.682 tỷ, giảm 500 tỷ. Với tình hình lạm phát như hiện nay thì đó cũng không hẳn là mức tăng trưởng quá tồi tệ, do tâm lý người dân lo ngại lãi suất thực âm tiền đồng nên sẽ có nhiều phương án lựa

chọn kênh đầu tư khác.

2.2.1.3. Cơ cấu vốn huy động theo thời gian

Bảng 6: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian tại SGD1 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch so với năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(%)Giá trị %Tỷ Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng 2010/ 2009 2011/ 2010 Vốn ngắn hạn 5.432.041 26,72 6.520.245 31,33 5.894.921 31,52 20,03 -9,6 Vốn trung hạn 10.618.095 52,23 10.679.332 51,32 9.373.522 50,12 0,58 -12,23 Vốn dài hạn 4.279.359 21,05 3.609.721 17,35 3.433.716 18,36 -15,65 -4,88 Tổng vốn huy động 20.329.495 100 20.809.298 100 18.702.159 100 2,36 -10,13

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của SGD1-BIDV)

Biểu 5: Cơ cấu vốn huy động theo thời gian

Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011, nguồn vốn ngắn hạn trong tổng vốn huy động chiếm tỷ trọng tăng khá ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2009 là 26,72%, năm 2010 là 31,33% và năm 2011 là 31,52%. Năm 2010 vồn ngắn hạn tăng khá cao là do sự biến động trên thị trường tài chính dẫn đến tâm lý người dân không muốn gửi thời hạn dài để có thể có các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.

Lượng vốn trung và dài hạn cũng có nhiều biến động trong giai đoan 2009 - 2011. Tỷ trọng vốn trung hạn so với tổng vốn huy động giảm nhẹ sau 3 năm, xuống còn 50,12%. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn dài hạn cũng giảm, chỉ nhích lên sau năm 2010 là 1,01%. Nguyên nhân là do năm 2009 xảy ra cuộc chạy đua lãi suất vô cùng quyết liệt giữa các ngân hàng, lãi suất đỉnh điểm lên đến 19%/năm tại thời điểm đó, do đó người dân đổ xô đi gửi tiết kiệm, vì vậy nguồn vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể. Song đến năm 2010, khi thị trường tài chính có nhiều biến động, giá vàng và ngoại tệ tăng đột biến, chính vì vậy tâm lý của người gửi tiền là không muốn gửivới kỳ hạn dài nhằm mục đích có thể rút ra bất kỳ lúc nào để đầu tư vàng và ngoại tệ, nguồn có khả năng sinh lời cao hơn.

2.2.1.4. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch so với năm trước

(%)Giá trị %Tỷ Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng 2010/ 2009 2011/ 2010 VNĐ 14.759.213 72,6 14.830.788 71,27 13.372.501 71,97 0,48 -9,83 Ngoại tệ quy ra VNĐ 5.570.282 27,4 5.978.510 28,73 5.208.158 28,03 7,33 -12,88 Nguồn vốn 20.329.495 100 20.809.298 100 18.702.159 100 2,36 -10,13 (Nguồn: phòng Kế hoạch tổng hợp – SGD1)

Quan sát bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị huy động vốn nói chung và giá trị huy động vốn theo đồng tiền nói riêng của Chi nhánh tăng qua nhẹ trong năm 2009- 2010 và giảm nhẹ qua năm 2011. Cụ thể, tổng vốn huy động của Chi nhánh đã tăng 479.798 triệu đồng, từ mức 20.329.497 triệu đồng lên 20.809.293 triệu đồng, tương

đương 2,4%. Trong đó huy động bằng nội tệ đóng góp 71.570 triệu đồng, huy động bằng vàng và ngoại tệ đóng góp 408.228 triệu đồng. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng mạnh về đồng ngoại tệ, huy động bằng tiền đồng có tốc độ giảm nhanh. Điều này thể hiện rõ tâm lý ưa chuộng ngoại tệ trong xã hội, mà chủ yếu là đồng USD, và sự suy yếu của đồng nội tệ trong thời gian gần đây. Dù vậy, huy động bằng nội tệ vẫn chiếm uy thế hơn, chiếm trên 70% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Lý giải thực trạng này có thể kể đến 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là lãi suất huy động bằng VND luôn cao hơn hẳn lãi suất huy động bằng vàng và ngoại tệ, các hình thức gửi tiết kiệm cũng phong phú hơn với nhiều tiện ích kèm theo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng, hơn nữa, hiện nay, đây vẫn là đồng tiền giao dịch chính trên thị trường nội địa.

Thứ hai là cơ chế điều chỉnh tỷ giá của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này cũng như trước đó chưa thật phù hợp với thị trường dẫn đến sự chênh lệch lớn trong giá mua bán ngoại tệ (chủ yếu là USD) giữa ngân hàng với thị trường tự do, vì vậy, thay vì gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng với lãi suất thấp và nhiều thủ tục, người dân và các doanh nghiệp lại chọn cách đầu tư ngắn hạn bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do để kiếm lời.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 41)