Định hướng phát triển chung của SGD1 đến

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 54)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM

3.1.1.Định hướng phát triển chung của SGD1 đến

Bước sang giai đoạn mới, 2012 - 2015, trong điều kiện nền kinh tế thế giới chưa thực sự hồi phục, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, Sở giao dịch 1 tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với vai trò là một trong những đơn vị chủ lực trong hệ thống, lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Sở giao dịch 1 đã ý thức rõ trách nhiệm to lớn của một ngân hàng thương mại nhà nước trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao hiệu quả lao động và kinh doanh. Trong giai đoạn 3 năm tiếp theo, chi nhánh Sở giao dịch 1 cần tập trung vào một số trọng tâm sau:

Quy mô tăng trưởng: tối thiểu cao hơn mức bình quân của hệ thống, theo đó các

chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng tăng trưởng bình quân 22 - 25% /năm.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu: hướng đến mô hình chi nhánh chuẩn, đáp ứng các

thông lệ và chuẩn mực quốc tế, trong đó lưu ý phát triển dịch vụ gắn với những tiện ích công nghệ, chú trọng các chỉ tiêu tăng trưởng thu dịch vụ ròng, lợi nhuận trước thuế lớn hơn mức bình quân kế hoạch của toàn hệ thống, dẫn đến về chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

Nền tảng khách hàng:tiếp tục tập trung có chọn lọc đối tượng khách hàng

truyền thống của BIDV là các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả căn cứ vào định hướng, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. Đổi mới phương thức tiếp cận đối với khách hàng SMEs, chú trọng các đối tượng ngành nghề theo quy chế bảo lãnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quyết định 03/2011/QĐ- TTg. Tiếp tục phát triển nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo sát xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với tình hình thị trường.

tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tối thiểu 3 - 3,5% hàng năm. Tăng tính ổn định và bền vững, gia tăng tỷ trọng huy động vốn cá nhân, giảm dần phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn.

Huy động tín dụng: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng

ổn định và bền vững: lựa chọn khách hàng tốt, đa dạng hóa khách hàng theo lĩnh vực ngành nghề có triển vọng phát triển ổn định, bền vững, giảm cho vay với những lĩnh vực rủi ro cao. Nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2, nâng cao phấn đấu hướng tới chuẩn mực và thông lệ chung.

Ngân hàng bán lẻ: gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ, phấn đấucơ cấu tỷ

trong hoạt động bán lẻ đạt trên 30%. Tập trung phát triển mạng lưới ATM, POS, tiếp tục phấn đấu tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng đảm bảo duy trì và phát triển thị phần trên thị trường thẻ tín dụng. Tập trung phát triển nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên, từng bước gia tăng nhóm đối tượng khách hàng VIP là nhóm có thu nhập và trình độ cao trong nước và quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh: lựa chọn phân khúc thị trường, phân nhóm khách

hàng, sản phẩm. Từ đó tập trung nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Giữ gìn văn hóa truyền thống: phổ biến và hình thành văn hóa doanh nghiệp

BIDV, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi: gìn giữ, phát huy truyền thống lâu đời cùng với tiếp thu ảnh hưởng tích cực từ môi trường kinh doanh quốc tế hiện đại. Duy trì phát huy các chuẩn mực, giá trị, hành vi ứng xử trong công việc, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 54)