Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SGD1 BIDV giai đoạn 2009 –

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 33)

b. Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ

2.1.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SGD1 BIDV giai đoạn 2009 –

2009 – 2011

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh SGD1 đã nỗ lực kinh doanh và đạt được những kết quả nhất định góp phần vào kết quả chung của toàn hệ thống BIDV.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của SGD1 – BIDV (2009-2011)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng thu nhập 8.126.509 8.941.374 9.542.620

-Thu từ lãi 8.008.509 8.798.904 9.401.230

-Thu ngoài lãi 118.000 142.470 141.390

Tổng chi phí 7.826.509 8.494.989 8.987.874

Lợi nhuận trước thuế 300.000 446.385 554.746

Biểu 1: Tổng thu nhập của SGD1 – BIDV (2009 – 2011)

Đơn vị: tỷ đồng

Trong 3 năm gần đây 2009 – 2011, nhờ có được các chính sách hợp lý mà thu nhập của SGD1 đã tăng lên đáng kể. Thu nhập năm 2009 là 8.127 tỷ đồng, trong đó thu từ lãi là 8.008 tỷ đồng, thu ngoài lãi là 118 tỷ đồng; đến năm 2011 thu nhập tăng lên 9.543 tỷ đồng trong đó thu từ lãi tăng lên 9.401 tỷ đồng, thu ngoài lãi là 141 tỷ.

Lợi nhuận của SGD1 BIDV có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng là 225 tỷ đồng, năm 2010 đạt gần 335 tỷ đổng, tăng 48,8% so với năm 2009. Đến năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng là 416.060 tỷ đồng, tăng 24,27%.

Như vậy có thể nói trong những năm qua Chi nhánh SGD1 – BIDV đã hoạt động khá hiệu quả, luôn dẫn đầu toàn hệ thống, góp phần khẳng định và nâng cao thương hiệu của BIDV trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một ngân hàng thương mại, là yếu tố đầu vào, quyết định mở rộng cho vay, mở rộng đầu tư cũng như tham gia vào các thị trường vốn, thị trường tiền tệ, qua đó mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng. Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của công tác nguồn vốn, ngay từ ngày đầu thành lập, SGD1 BIDV đã coi nguồn vốn là mặt trận ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

cầu, môi trường kinh doanh gặp nhiều biến động phức tạp, chi nhánh SGD1 khó tránh khỏi tình trạng sụt giảm về nguồn vốn. Song chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là mặt trận ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của chi nhánh theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Hội sở chính. Chi nhánh SGD1 đã tích cực triển khai các sản phẩm mang tính hiệu quả cao như: Tiết kiệm Ổ trứng vàng, Tiết kiệm tích lũy Bảo an, tiết kiệm ưu việt, Tiết kiệm dự thưởng “Rồng Vàng Thăng Long”,… và nâng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn bằng các hình thức huy động phong phú và lãi suất phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Và chi nhánh SGD1 đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc đầu tư tiền gửi của khách hàng từ các tập đoàn, tổng công ty lớn đến các doanh nghiệp, định chế và khách hàng cá nhân.

Ngoài ra chi nhánh SGD1 đã không ngừng mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại các địa bàn trung tâm của Thủ đô, nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp và đông đúc dân cư để thu hút nguồn vốn từ các đối tượng này. Do vậy, chi nhánh đã duy trì và phát triển được nền vốn, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được Hội sở chính giao, tiếp tục khẳng định là đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng nguồn vốn.

Đến năm 2010, nguồn vốn của chi nhánh đạt 20.809 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005 và tăng gấp hơn 800 lần so với năm 1991.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, nguồn vốn huy động đã thể hiện một xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Tuy vẫn bị tác động của khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây, song đây là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, không ngừng phát triển các sản phẩm huy động với những tiện ích, đồng thời nâng cao phong cách dịch vụ văn minh của người cán bộ ngân hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Năm 2003, SGD1 là chi nhánh đầu tiên trên toàn hệ thống triển khai ứng dụng thành công dự án “Hiện đại hóa ngân hàng”- một trong 7 tiểu dự án thuộc dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán Việt Nam” do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Điều đó đã thay đổi cấu trúc dữ liệu quản lý từ phân tán sang quản lý tập trung, xử lý giao dịch tức thời và hạch toán tự động, 100% các giao dịch được xử lý qua máy. Do vậy, ngoài các sản phẩm truyền thống như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,…chi nhánh đã triển khai, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho

khách hàng rất thành công như: đổ lương tự động, ATM ( tiền lương được chuyển tự động vào tài khoản của khách hàng tại các kì thanh toán, khách hàng có thể dùng thẻ ATM để rút, chuyển tiền khi có nhu cầu 24/24h ), BSMS (các giao dịch phát sinh trên tài khoản, số tiền trả nợ, kì trả nợ (nếu có), tỷ giá, lãi suất … đều được thông báo trực tiếp đến số điện thoại khách hàng đăng kí sử dụng); Homebanking (khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại chỗ mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng); điều chuyển vốn tự động, quản lý vốn tập trung (cuối ngày giao dịch toàn bộ số dư trên tài khoản sẽ được kết chuyển tự động về một tài khoản theo yêu cầu của khách hàng); dịch vụ kho quỹ (thu hộ, chi hộ tại nhà / đơn vị của khách hàng, quản lý giữ hộ giấy tờ có giá; thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông…). Nhờ đó, chất lượng hoạt động dịch vụ của chi nhánh Sở giao dịch 1 được cải thiện; tổng thu dịch vụ tăng trưởng vượt bậc từ 4 tỷ đồng (1998), 27,2 tỷ đồng (2002) lên 50,2 tỷ đồng (2006) và 142,4 tỷ đồng (2010).

Bảng 2: Tình hình tín dụng SGD1 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt Đối Tuyệt đối So sánh

(%) Tuyệt đối So sánh (%) Dư nợ tín dụng 8.008.509 8.798.904 9,9 9.401.230 6,85 1.Cho vay ngắn hạn 2.853.725 2.959.901 3,7 3.054.666 3,2 2. Cho vay TDH,TM 2.922.321 3.928.568 34,4 5.734.150 45,98 3. Cho vay đồng tài trợ 1.986.201 1.716.699 -13,6 478.564 -72,12 4. Nợ quá hạn 47.322 36.452 -22,3 31.004 -14,94

- Tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng trong các năm từ 2009 - 2011, tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ là 9.401.230 triệu đồng, tăng 602.326 triệu đồng (tương đương 6,85%) so với năm 2010, và tăng 1.392.811 triệu đồng so với năm 2009.

- Tín dụng ngắn hạn năm 2009 đạt 2.853.725 triệu đồng thì đến năm 2011 đạt 3.054.666 triệu đồng, tăng 94.765 triệu đồng so với năm 2010, tăng 200.941 triệu đông. Tính đến năm 2011, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ chiếm 3,2% chưa cân đối và phù hợp về cơ cấu tín dụng về loại tiền kì hạn và loại tiền huy động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tín dụng trung, dài hạn thương mại tính đến năm 2011 đạt 5.734.150 triệu đồng, tăng 1.805.582 triệu đồng,tương đương 45,96% so với năm 2010, tăng 2.811.829 triệu đồng, tương đương 49,03% so với năm 2009.

- Các hoạt động cho vay ủy thác ODA đã giảm dần và tăng trưởng với mức số âm - Nợ quá hạn của chi nhánh Sở giao dịch 1 giảm từ hơn 47 tỷ đồng năm 2009 xuống còn hơn 31 tỷ đồng năm 2011 dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 0,4% trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh luôn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống BIDV (2,6%) và của toàn địa bàn (2,36%) cho thấy tăng trưởng tín dụng vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Trong giai đoạn 2009 - 2011 cơ cấu dịch vụ thay đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng khách hàng, tập trung vào nhiều hoạt động thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Thu dịch vụ ròng tăng mạnh trong năm 2010 song lại giảm nhẹ trong năm 2011. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng lợi nhuận trước thuế ngày càng được cải thiện. Kết quả hoạt động dịch vụ tại chi nhánh SGD1 được thực hiện cụ thể qua các bảng tổng hợp số liệu sau:

Bảng 3: Thu nhập từ một số hoạt động dịch vụ của SGD1 2009 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thu dịch vụ ròng 118.000 142.470 141.390

Hoạt động bảo lãnh 34.890 47.200 46.800

Hoạt động thanh toán 38.000 35.950 34.810

Dịch vụ ngân quỹ 3.950 6.800 6.710

Kinh doanh ngoại tệ 37.600 43.600 42.700

Dịch vụ khác 4.160 8.920 10.370

(Nguồn:Kỷ yếu “Sở giao dịch 1BIDV tuổi 20”)

- Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Thông qua công tác bảo lãnh, Sở đã thực hiện tư vấn cho khách hàng đồng thời có thêm nguồn thông tin về các doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư. Doanh số bảo lãnh năm 2010 so với năm 2009 tăng hơn 12.000 triệu đồng nhưng đến năm 2011 thì giảm nhẹ. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới thu dịch vụ bởi nguyên nhân cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt.

- Thu từ hoạt động thanh toán (bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế) có sự giảm sút qua giai đoạn 2009 – 2011. Nếu như năm 2009, thu từ hoạt động thanh toán là 38.000 triệu đồng thì năm 2011 con số đó giảm còn gần 35.000 triệu đồng.

- Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi đạt 42,7 tỷ đồng, chiếm 29,97% thu dịch vụ, luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời với nhu cầu khách hàng và với cạnh tranh trên thị trường.

- Các sản phẩm phát sinh khác: thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay; chuyển tiền WU (khách hàng có thể chuyển tiền và nhận tiền từ nước ngoài trong 2 phút); POS (khách hàng dùng thẻ ATM, VISA thanh toán tiền mua hàng hóa mà không phải dùng tiền mặt tại các điểm mua hàng)… Các dịch vụ khác trong giai đoạn này gia tăng rõ rệt, đóng góp vào thu nhập hoạt động dịch vụ từ hơn 4 tỷ đồng lên tới 10,3 tỷ đồng.

Những kết quả trên cho thấy rằng, hơn 20 năm qua, các lớp cán bộ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã nỗ lực hết mình, từng bước đưa Chi nhánh Sở giao dịch lớn lên theo định hướng của NHĐT&PTVN và tự khẳng định là một địa chỉ tin cậy của rất

nhiều khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn”, là “lá cờ đầu” của hệ thống NHĐT&PTVN, góp phần khẳng định và nâng cao thương hiệu của BIDV trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -CN Sở giao dịch 1 (Trang 33)