1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc

99 565 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc

Trang 1

http://svnckh.com.vn 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, cụm công nghiệp là một thuật ngữ đã xuất hiện trong nền kinh

tế thế giới Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp đã chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Quá trình tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất, có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, cũng như sự hỗ trợ phù hợp từ phía chính phủ Trên thực tế, phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn vốn đặc biệt quan trọng với nền kinh tế các nước đang phát triển Trong quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư luôn cân nhắc kỹ những yếu tố liên quan đến hiệu quả đầu tư

Công nghiệp ô tô ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Vì vậy, các quốc gia đã không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ô tô Những năm gần đây, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới và ngành công nghiệp ô tô rất phát triển Chính thành công trong quá trình thu hút FDI được đánh giá là một trong những động lực tạo nên sự phát triển của ngành công nghiệp này tại nhiều quốc gia đang phát triển Trong đó, điểm nổi bật chính là sự nỗ lực của các chính phủ trong quá trình phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ôtô nhằm thu hút FDI

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp này ừ

Trang 2

http://svnckh.com.vn 2

đ

những chính sách khi đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ chính quyền tỉnh Với phương châm, coi s

hội thu hút ngày càng nhi

Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Phát triển cụm công

nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô và khả năng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một só giải pháp cụ thể

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như thu thập, tổng hợp và phân tích thống kê trên cơ sở các nguồn tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp ôtô và cụm công nghiệp trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là số liệu thực tế về lĩnh vực này tại tỉnh Vĩnh Phúc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh kinh tế Vĩnh Phúc nói riêng, Việt Nam nói chung nhằm thu hút FDI

Phạm vi nghiên cứu là các cụm công nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô được hình thành và phát triển từ những năm 1990 đến nay (2009), tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung

Trang 3

http://svnckh.com.vn 3

5 Dự kiến kết quả nghiên cứu:

Một là, tổng hợp một số vấn đề lý luận liên quan đến cụm công nghiệp và

FDI

Hai là, có bức tranh tổng quan thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô

rong ngành công nghiệp ôtô vào FDI tại Việt Nam và Vĩnh Phúc

Ba là, đánh giá khả năng phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho công

nghiệp ô tô và thu hút FDI vào Việt Nam và Vĩnh Phúc

Bốn là, đề xuất một số giải pháp để phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm

thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương sau:

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP

Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG

NGHIỆP Ô TÔ VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG

NGHIỆP Ô TÔ NHẰM THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC

Do thời gian cũng như tài liệu và kiến thức còn hạn, nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

http://svnckh.com.vn 4

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ

CỤM CÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư là việc chủ đầu tư bỏ vốn tiến hành hoạt động đầu tư trong lĩnh vực

cụ thể để thu hút lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội

Dựa vào nguồn gốc của chủ đầu tư, có hoạt động đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài và dựa và mục đích, cách thức tham gia vốn góp, mà người ta chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment):

- Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực

hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp, trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư

là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (BPM5, fifth edition)

Định nghĩa này chỉ nghiêng về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, không quan tâm đến lợi ích của nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư

- Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát triển UNCTAD năm

1999, cũng đưa ra một định nghĩa về FDI: Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn

được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu

tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty

Trang 5

http://svnckh.com.vn 5

- Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước

ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựơc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một

doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là họ có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết, điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp, là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10%, làm mốc xác định FDI, trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ

sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10%, nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp

Nhìn chung, các khái niệm quốc tế đều có điểm chung là hoạt động thiết lập các mối quan hệ lâu dài hay lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư và thể hiện quyền kiểm soát, ảnh hưởng và tiếng nói của nhà đầu tư tới việc quản lý doanh nghiệp

- Theo nguồn Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 mặc dù không có khái

niệm về FDI nhưng từ những khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” và “đầu tư ra nước ngoài” có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia quản lý hoạt động đầu

Trang 6

Từ các khải niệm trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối

quan tâm lâu dài, phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thế

cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư tực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài)

Thứ hai, chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc

quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác Tiếng nói hiệu quả trong quản lý, phải đi kèm với mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI

1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.2.1 Đầu tư tư nhân

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân, với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, và để trở thành đối tượng của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: có quốc tịch nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư vào một quốc gia không cùng quốc tịch với mình; nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp từ hành vi đầu tư đó

Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài: Xét

về khái niệm cơ bản thì hai loại hình đầu tư này không khác biệt nhau nhưng

Trang 7

http://svnckh.com.vn 7

trong thực tế áp dụng thì FDI thường mang nhiều màu sắc chính trị - xã hội hơn

là mục đích kinh tế đơn thuần và thường được thực hiện bởi một tổ chức (đa quốc gia hoặc phi chính phủ) nào đó

1.1.2.3 Quyền kiểm soát

Chủ đầu tư nước ngoài, có toàn quyền quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh, tự lựa chọn lĩnh vực, hình thức, thị trường, quy mô đầu tư để có được lợi nhuận cao nhất và tự chịu trách nhiệm lỗ lãi Vì vậy, hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư

1.1.2.4 Thu nhập của chủ đầu tư

Thu nhập mà chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức xuất phát từ đặc điểm có quyền tham gia kiểm soát doanh nghiệp của họ

1.1.2.5 FDI thường kèm chuyển giao công nghệ

FDI thường kèm chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư

Trang 8

http://svnckh.com.vn 8

Do trong hình thức đầu tư trực tiếp, các chủ đầu tư nước ngoài quan tâm chính là lợi ích lâu dài hay mối quan hệ lâu dài trong các doanh nghiệp nhận đầu

tư, nên họ không những góp vốn bằng tiền mà còn mang theo cả công nghệ, trình

độ quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng:

Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư

Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tạo cho nước sở tại có cơ hội được tiếp thu công nghệ và kĩ thuật hiện đại, tiếp thu được môi trường quản lý và tác phong làm việc tiên tiến của nước ngoài, giúp các nước sở tại khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn trong nước, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước Nhà đầu tư không

dễ dàng rút vốn để chuyển sang hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư Tuy nhiên nhược điểm là nước tiếp nhận đầu tư bị phục thuộc vào kinh tế ở khu vực FDI, khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu

tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ

Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể, dễ dẫn đến việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường trầm trọng và có thể bị nhập máy móc thiết bị công nghệ cũ kĩ lạc hậu với giá đắt

Đối với nhà đầu tư, có khả năng kiểm soát sử dụng hoạt động vốn đầu tư

và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ, do đó, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao Ngoài ra, giúp tránh được bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thác nguồn nguyên liệu

và lao động giá rẻ Tuy nhiên, điểm bất lợi của nước chủ đầu tư là, nguy cơ rủi ro

Trang 9

http://svnckh.com.vn 9

cao và có thể gây ra hiện tượng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư để mất bản quyền công nghệ, bí quyết sản xuất

1.1.3 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.3.1 Theo mục đích thu hút FDI

- Thay thế nhập khẩu

Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hâu, thiếu vốn…nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước đang phát triển yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chính nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên: khu vực có vốn FDI đã đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu Những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng, thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và trong cơ cấu nhập khẩu, tỉ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống; thêm vào đó, chất lượng, chủng loại hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầutrong nước

- Hướng về xuất khẩu

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu: Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại, nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết bị, công cụ sản xuất tăng FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán nói chung Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn thu khác trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI Các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển

Trang 10

http://svnckh.com.vn 10

Khách quốc tế đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không…cũng theo

đó mà phát triển Mặc dù ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán còn là vấn

đề tranh cãi, do quan điểm cho rằng nguồn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài dần

sẽ lớn và có tác động bất lợi Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại

tệ sẽ ngày càng gia tăng, còn nhu cầu nhập khẩu sẽ ổn định

- Định hướng của chính phủ

FDI giúp các nước tăng GDP Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày càng tăng, liên tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của nền kinh tế FDI cũng đóng góp phần tăng thu cho ngần sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng Chính vì vậy nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển

1.1.3.2 Phân loại theo cách thức thâm nhập

Hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới (Greenfield Investment –GI ) và Mua lại và sát nhập qua biên giới (M&A:Cross-border Merger and Acquisition).

Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh

đã tồn tại Mua lại và sát nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động

Hai thuật ngữ “mua lại” và “sát nhập” được Luật cạnh tranh thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực ngày tháng 7 năm 2005, điều 17, có đưa ra khái niệm rõ hơn Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

Trang 11

http://svnckh.com.vn 11

Còn mua lại doanh nghiệp là, việc một doanh nghiệp mua toàn bộ, hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát chi phối toàn bộ, hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại Tuy nhiên, trong tiếng Anh, hai thuật

ngữ sáp nhập và hợp nhất cùng là Merger, gần như không có sự phân biệt giữa

hai thuật ngữ này

Tại Việt nam, quá trình thu hút FDI nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển thì FDI chủ yếu được khuyến khích thực hiện theo phương pháp GI Bằng cách này, chính phủ Việt nam có thể kiểm soát được vấn đề phát triển nền kinh tế quốc dân (tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể) mà không làm mất đi đặc tính vốn có của nó là lấy doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt

1.1.3.3 Theo quy định pháp lý

Cùng với sự đa dạng của nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư cũng đã xây dựng được nhiều phương thức khác nhau nhằm thực hiện hành vi đầu tư của mình

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được kí kết giữa hay hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới

- Doanh nghiệp liên doanh

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với nhà đầu tư trong nước góp vốn thành lập nên một công ty mới hoạt động trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật nước sở tại Liên doanh

có thể bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều nhà đầu tư trong nước

Trang 12

http://svnckh.com.vn 12

Hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập, khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại

Đây là phương pháp phổ biến nhất ở Viêt Nam trong thời gian quan hưng cũng từ thực tế đã trải nghiệm cho thấy sự hợp tác này không phải lúc nào cũng suôn sẻ và thường thì phía đối tác Viêt Nam do quản lý kém nên mất quyền kiểm soát vào tay đối tác nước ngoài

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam

- Một số hình thức khác

+ Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao ( BOT): là một

phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được kí kết giữa nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyển để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạt, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà

+ Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT): là một phương thức đầu tư

nước ngoài trên cơ sở văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà

Trang 13

http://svnckh.com.vn 13

+ Ký hợp đồng hợp tác liên doanh (Business Co-operation Contract):

nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với Chính phủ quốc gia tiếp nhận đầu tưu ký hợp đồng về thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư vào lãnh thổ quốc gia đó

+ Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh (BTO- Build Transfer Operate) theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ xây dựng sau đó chuyển giao quyền

sơ hữu công trình đó cho Chính phủ nước sở tại

1.1.4 Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư

Thứ nhất là khung chính sách của nước nhận đầu tư, bao gồm: các qui

định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp tới FDI

- Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI

+ Các qui định về việc thành lập, hoạt động của các nhà đầu tư

+ Các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI

+ Các cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:

Chính sách thương mại, gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Chính sách tư nhân hóa, liên quan đến cổ phần hóa, bán lại các công ty Chính sách tiền tệ, thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường (Các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp và có các loại thuế thấp)

Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu

tư, giá trị các khoản lợi nhuận của các chủ đầu tư được và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài

Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ

Trang 14

http://svnckh.com.vn 14

Chính sách lao động

Chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế

Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đàu tư vào những nước có hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đông bộ, thông thoáng, minh bạch

và có thể dự đoán được Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư

Thứ hai là các yếu tổ của môi trường kinh tế: Nhiều nhà kinh tế cho rằng

các yếu tổ kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI Tùy động cơ của chủ đầu tư mà có các yếu tố sau:

- Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu

tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới, các sở thích đặc biệt của người tiêu dung ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường

- Các chủ đầu tư tìm kiếm nguyền nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đén tài nguyên thiên nhiên, lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ, lao động cóa tay nghề, công nghệ, phát minh, sang chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra ( thương hiệu…) cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, viễn thông),

- Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên, tài sản, có cân đối với năng suất lao động, các chi phí như chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc đi/đến hoặc trong nước nhận đầu tư, chi phí mua bán thành phẩm, tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực

Trang 15

- Xúc tiến đầu tư (bao gồm các hoạt động xây dựng hình ảnh, kêt gọi đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư)

- Khuyến khích đầu tư Phụ phí ( liên quan đên tham nhũng, thủ tục hành chính…)

- Các dịch vụ tiện ích xã hội đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chủ đầu tư

- Dịch vụ hậu đầu tư

- Các hiệp định quốc tế về FDI

- Chính sách tư nhân hóa

- Chính sách thương mại (thuế quan và

NTBs), sự liên kết chặt chẽ giữa chính

sách FDI và chính sách thương mai

- Chính sách thuế

Các yếu tố kinh tế:

(FDI phân

loại theo động cơ của nhà đầu tư)

- Lao động có trình độ cao

- Công nghệ, phát minh sáng chế và các tài sản khác do doanh nghiệp sáng tạo ra ( Ví

- Chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc

- Tham gia hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực

Trang 16

http://svnckh.com.vn 16

-

Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sách

xúc tiến đầu tư, các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính

1.2 Một số vấn đề lý luận về cụm công nghiệp

1.2.1 Khái niệm cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp là một khái niệm đã xuất hiện trong nền kinh tế thế giới, tuy nhiên, do những cách tiếp cận khác nhau, do những sự khác biệt về trình độ nền sản xuất công nghiệp cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, đã dẫn tới có khá nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về cụm công nghiệp

Theo quan điểm của Michael E Porter, chuyên gia quản lý nổi tiếng hàng

đầu thế giới của Đại học Havard “Cụm là nơi tập trung về mặt địa lý của các

công ty và các thể chế có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau trong một lĩnh vực nào đó, ở một khu vực địa lý có lợi thế cạnh tranh khác thường về lĩnh vực đó”

[13] Như vậy, cụm công nghiệp theo quan điểm của M Porter là nơi hội tụ những doanh nghiệp quan hệ mật thiết và liên đới với nhau trong cạnh tranh, hoặc được mở rộng thành các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bổ sung, quan hệ liên đới với nhau về kỹ năng, công nghệ hay các nguyên liệu chung Kết luận về

lý thuyết theo M Porter, để phát huy lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp hỗ trợ nên định vị gần nhau thành các cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành, hoặc những ngành sản xuất rất gần nhau về công nghệ, về yêu cầu lao động…

Trang 17

http://svnckh.com.vn 17

Hình1.2: Sơ đồ về cụm công nghiệp của M Porter

Nguồn: Havard Business week, 1998; trang 78 Theo Sonobe và Otsuka thì cụm công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau trong một khu vực nhỏ Theo như quan điểm này, cụm công nghiệp không những phải là sự tập trung của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan gần gũi với nhau

Theo A Kuchiki cụm công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể [15]

Như vậy, theo quan điểm thế giới, cụm công nghiệp có hai đặc điểm chung là sự tập trung về mặt địa lý và của doanh nghiệp có quan hệ mật thiết, liên đới với nhau trong cạnh tranh

CÁC NGÀNH KINH DOANH CÁC NGÀNH LIÊN QUAN CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ

Các cơ quan phát triển

Cơ quan pháp lý

Công nghệ tương

tự Chia sẻ chung nguồn nhân lực Chiến lược giống nhau

Trang 18

http://svnckh.com.vn 18

Tại Việt Nam, trước khi có Quy chế thành lập và quản lý cụm công nghiệp, khái niệm cụm công nghiệp thường gắn liền với khái niệm khu công nghiệp Cụm công nghiệp có thể là các khu công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành ngoài quy định của Chính phủ theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, tức

là các khu công nghiệp không nằm trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt thành lập, mà do chính quyền địa phương ra quyết định thành lập Một quan điểm khác lại cho rằng cụm công nghiệp là địa điểm đã phát triển công nghiệp trước đây, này quy hoạch lại để phát triển theo mô hình khu công nghiệp

Ngày 19/08/2009, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Cụm công nghiệp thống nhất trên cả nước Theo Quy chế này, Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập

Cụm công nghiệp được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có trong quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp đã được phê duyệt; Có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy > 30% trong một năm sau khi thành lập Xuất phát từ thực tế tình hình phát triển công nghiệp hiện nay ở Việt Nam, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng cụm công nghiệp là một dạng khu công nghiệp với quy mô nhỏ, có ranh giới địa lý xác định, tập trung các doanh nghiệp sản xuất có liên quan hoặc tương tự nhau

Theo quan điểm trên, mặc dù cụm công nghiệp được nhìn nhận là một hình thức khu công nghiệp – khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp

Trang 19

http://svnckh.com.vn 19

chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tưóng Chính phủ quyết định thành lập (Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997) – song bên cạnh những điểm tương đồng, cụm công nghiệp và khu công nghiệp vẫn có nhiều điểm khác nhau rõ rệt:1

- Quy mô cụm công nghiệp nhỏ hơn khu công nghiệp: cụm công nghiệp

có quy mô từ 50 ha đến 70 ha, khu công nghiệp thường lớn hơn 100 ha2

- Cơ sỏ hạ tầng của khu công nghiệp thường được trang bị tốt và hiện đại hơn, vị trí địa lý cũng thuận lợi hơn, so với cụm công nghiệp

- Sự thành lập khu công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn cả trong, ngoài nước, còn cụm công nghiệp chủ yếu các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất công nghiệp dịch vụ trong nước

1.2.2 Đặc điểm cụm công nghiệp

Qua một số khái niệm về cụm công nghiệp đưa ra ở trên, có thể thấy có khá nhiều quan điểm khác nhau về cụm công nghiệp, tuy nhiên, nhìn chung các quan điểm đều có chung một số đặc điểm chính về cụm công nghiệp như sau:

1.2.2.1 Tập trung về mặt địa lý

Cụm công nghiệp là một khu vực với quy mô nhỏ bao gồm nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất các mặt hàng có liên quan với nhau, nhờ có tính tập trung, chi phí sản xuất và chi phí quản lý của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp được tiết kiệm đáng kể Ngoài ra, sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp cũng được tiết kiệm đáng kể, tạo ra các thể chế thúc đẩy sự hình thành và

Trang 20

http://svnckh.com.vn 20

phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nhgiệp trong cùng một lãnh thổ Đồng thời, một mạng lưới các nhà cung cấp mang lại sự đổi mới và lợi ích chung cho các thành viên trong cùng lãnh thổ

1.2.2.2 Có tính chuyên môn hoá

Trong cụm công nghiệp, việc chuyên môn hoá vào một ngành nghề không những tiết kiệm được chi phí sản xuất, gia tăng tổng mức hàng hoá, dịch vụ mà còn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đội ngũ lao động; sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, tạo nên vị trí của cụm công nghiệp trong nên kinh tế

1.2.2.3 Các doanh nghiệp có mối liên kế chặt chẽ

Theo như khái niệm về cụm công nghiệp đã trình bày, sản phẩm sản xuất

ra của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp phải tương tự hoặc có liên quan tới nhau, là lợi thế vừa tạo ra thị trường chung vừa gia tăng chất lượng sản phẩm Ngoài ra các doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm có mối liên hệ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo quan hệ hợp tác trong toàn cụm công nghiệp

Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù mô hình cụm công nghiệp còn khá mới

mẻ, nhưng kể từ loại hình cụm công nghiệp làng nghề hay các cụm công nghiệp tổng hợp hiện đại, thì đều có thể thấy rõ đặc điểm này

1.2.2.4 Tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ

Các cụm công nghiệp đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại…tạo thuận lợi cho việc liên kết, kết nối, vận tải, thông tin liên lạc, các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp Rõ ràng yếu tố cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là yếu tố gắn liền với sự phát triển của cụm công nghiệp

Trang 21

sử của nông thôn, do vậy, nhiều làng nghề truyền thống đã trở nên nổi tiếng

Nét nổi bật của sản xuất làng nghề là thường tổ chức theo hộ gia đình, tại nhà Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển sản xuất của làng nghề, hình thức tổ chức sản xuất này đã bộc lộ nhiều hạn chế, nổi bật nhất là khó khăn trong việc

mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề Vì thế, những năm gần đây, ở nhiều nơi

đã hình thành các cụm công nghiệp làng nghề Cụm công nghiệp làng nghề ra đời góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, tạo công ăn việc làm

và nâng cao thu nhập , đời sống cho dân cư… và được thành lập theo quyết định của chính quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện)

Cụm công nghiệp với mục tiêu là phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp, trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề tạo ra kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường, thực hiện tách biệt khu sản xuất khỏi khu dân cư sinh sống

Đối tưọng vào cụm công nghiệp làng nghề là các cơ sở sản xuất, kinh

doanh (doanh nghiệp vừa, nhỏ, hộ kinh doanh gia đình) ở làng nghề chuyển đến

- Cụm công nghiệp hiện đại

Cụm công nghiệp hiện đại là loại hình cụm công nghiệp được xây dựng mới hoàn toàn, chủ yếu do các công ty nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng nhanh và chất lượng khá cao, tạo điều kiện

Trang 22

Nguồn vốn xây dựng các cụm công nghiệp này, có thể một phần là vốn góp cổ phần, một phần là vốn vay ưu đãi nếu được địa phương ủng hộ hoặc sự dụng vốn ngân sách địa phương để làm công tác chuẩn bị đầu tư và xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào Sự ưu đãi của chính sách nhà nước đối với chúng, thường dựa trên khả năng sử dụng nguyên liệu, nhân công tại chỗ và mức đóng góp cho ngân sách địa phương

- Cụm công nghiệp chuyên ngành

Cụm công nghiệp chuyên ngành là các cụm công nghiệp được hình thành trên cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản… Doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp chuyên

Trang 23

1.3.Vai trò của đầu từ nước ngoài và phát triển cụm công nghiệp

1.3.1 Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế 1.3.1.1 Đối với nước nhận đầu tư

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Do đó

vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá vào cái “vòng luẩn

quẩn” đó, để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận

đầu tư Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng, khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả Hơn nữa, lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định, đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn

Trang 24

http://svnckh.com.vn 24

Như vậy đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Chuyển giao công nghệ

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ đưa vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu (hay còn gọi là phần cứng), tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường (hay còn gọi là phần mềm.)

Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu

và quá trình vừa học vừa làm

Mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư

Thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo kỹ sư, nhà quản lý

có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Yêu cầu dịch chuyển trong nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước

Trang 25

http://svnckh.com.vn 25

trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

1.3.1.2 Đối với nước đi đầu tư

Do đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lý vốn nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ, vì thế

họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI

Đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đầu tư, cũng như trên thế giới

Do khai thác được nguồn tài nguyền thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thể kinh tế của quy

mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm

1.3.2 Vai trò của cụm công nghiệp đối với nền kinh tế

1.3.2.1 Phát triển ngành công nghiệp trọng tâm

Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp đã chứng tỏ cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp và kinh tế-xã hội Các Cụm công nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cũng như phát triển ngành công nghiệp trọng tâm cần được chú trọng

1.3.2.2 Tạo thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Cụm công nghiệp là môi trường tiếp nhận chuyển giao và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ, áp dụng vào quá trình sản xuất

Trang 26

http://svnckh.com.vn 26

Các hoạt động chuyển giao công nghệ trong các cụm công nghiệp thường diễn ra dưới hai hình thức: thông qua hoạt động sản xuất, tiêu dùng gia công, lắp ráp hoặc thông qua hình thức đào tạo Qua đó, cụm công nghiệp là nơi nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, rút ngắn dần khoảng cách

về khoa học công nghệ với các nướckhác, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cũng được nâng cao, tăng khả năng cạnh tranh với hàng hoá trên thế giới

1.3.2.3 Đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp hỗ trợ

Nền công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một nền công nghiệp nói chung và nền công nghiệp ô tô nói riêng, là chìa khóa

để phát triển Cụm công nghiệp thúc đẩy sự liên kết công nghiệp, và chính sự liên kết này thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hỗ trợ

1.3.2.4 Tạo thêm việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động

Tại các nước phát triển, tình trạng khan hiếm lao động và giá lao động cao khá phổ biến Trong khi đó cụm công nghiệp tại các nước đang phát triển lại có sẵn nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ, cũng là nơi nhận chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại, chính điều này tác động đến quyết định đầu tư vào cụm công nghiệp, đặc biệt là từ các nước tư bản phát triển Một hệ quả tất yếu là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngừoi lao động, đồng thời nâng cao tay nghề của lao động do được tiếp xúc với kiến thức,

kỹ năng của nền sản xuất hiện đại

1.3.2.5 Góp phần phát triển đô thị, ổn định xã hội

Bên cạnh những thành công về kinh tế, các khu công nghiệp còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội Với việc thiết lập mô hình khu công nghiệp, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển

Trang 27

http://svnckh.com.vn 27

cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, văn hoá, thể thao… góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội

1.3.3 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển cụm công nghiệp

1.3.3.1 Thu hút FDI, hút công nghệ do phát triển cụm công nghiệp

Phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn vốn đặc biệt quan trọng với nền kinh tế các nước đang phát triển Trong quá trình tìm kiếm địa chỉ đầu tư, các nhà đầu tư luôn cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và lợi ích thu được

Với sự phát triển của cụm công nghiệp, đã có nhiều lợi thế nổi bật, tạo ra sức hút lớn với một số lượng lớn các nhà đầu tư trong, ngoài nước bỏ vốn đầu tư

và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Các nhân tố thuận lợi khiến nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cụm công nghiệp bao gồm: nguồn lao động, cơ sở vật chất, chính sách, dịch vụ hỗ trợ

- Về nguồn lao động, có thể thấy tại các nước đang phát triển tình trạng dư thừa lao động khá phổ biến, từ đó kéo theo giá nhân công rất rẻ, như vậy, nhà đầu tư có thể lợi dụng điểm này, để tận dụng nhân công giá rẻ, giảm bớt chi phí

từ đó có được phần lợi nhuận lớn hơn

- Các nước đang phát triển với nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá rẻ cũng là lí do thu hút các nhà đầu tư Đầu tư vào cụm công nghiệp với lợi thế nằm gần các nguồn nguyên liệu, có vị trí địa lý thuận lợi, gần các bến cảng, sân bay… giúp nhà đầu tư vừa tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vừa tiết

Trang 28

- Khung chính sách của các cụm công nghiệp khá thông thoáng, đầy đủ, minh bạch và có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư: sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, tài chính và về thủ tục hành chính

- Dịch vụ hỗ trợ trong cụm công nghiệp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn: sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về giá cả, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng như tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việc này, không những đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp

mà còn tạo ra một hệ thống đồng nhất với hiệu quả quản lý cao hơn và khả năng thích ứng với thay đổi của thị trường nhanh hơn

Có thể thấy rõ ràng, các yếu tố của cụm công nghiệp là môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển cụm công nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn sẽ là biện pháp để thu hút FDI, bổ sung vào tổng nguồn vốn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội

1.3.3.2. Nhà đầu tƣ tham gia cụm công nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh

Việc tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn

do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu

Trang 29

http://svnckh.com.vn 29

Việc hình thành các cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong các cụm buộc họ phải cải tiến liên tục Sức ép cạnh tranh do các khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến

Trang 30

http://svnckh.com.vn 30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC

2.1 Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI tại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

2.1.1.1 Tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh

tế mạnh nhất thế giới, khoảng 8%/ năm, đang là thị trường ô tô nóng bỏng nhất nhì thế giới, điều này đã được khẳng định rất rõ qua các số liệu thống kê về

mua bán và sử dụng ô tô

Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô châu Á, Việt Nam cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành

và phát triển Quá trình đó có thể chia thành các thời kỳ sau:

- Giai đoạn 1 (Từ trước năm 1945): chủ yếu là các hãng xe của Pháp như

Renault, Peugeot, Citroen Xe được nhập từ Pháp bán thông qua các gara vừa để trưng bày, vừa để bán, sửa chữa và bảo hành sản phẩm

- Giai đoạn 2 (từ năm 1954 - 1975): chuyển đổi các nhà máy cơ khí trong

quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng thay thế cho xe của Trung Quốc và Liên Xô viện trợ, có thể kể đến các Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo vv.,

- Giai đoạn 3 (từ năm 1975 - 1991): giai đoạn này tính bao cấp của các

nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô không còn nữa, máy móc chế tạo đã quá lạc hậu

và cũ nát vì vậy một loạt các nhà máy cơ khí phải chuyển sang sản xuất các mặt

Trang 31

http://svnckh.com.vn 31

hàng thông dụng hơn, ngành công nghiệp ô tô hầu như không còn vai trò trong khi đó nhu cầu ngày càng phát triển do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế

- Giai đoạn 4 (Từ 1991 đến nay): đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thị

trường ô tô Việt Nam, nhà nước ta đã xem xét lại cách tổ chức xây dựng và phát triển nền công nghiệp ô tô Việt Nam Chúng ta thiếu vốn, thị trường nhỏ hẹp song nhu cầu đòi hỏi rất nhiều loại xe, tự thân vận động là rất khó Vì vậy, chính phủ đã quyết định lựa chọn hình thức: kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng hình thức liên doanh cho ngành công nghiệp này Cho đến nay, chính phủ đã chính thức cấp giấy phép cho 14 liên doanh ô tô nhưng hiện nay chỉ có 11 liên doanh cho ra sản phẩm, 2 liên doanh đang tiến hành xây dựng nhà máy và chuyển giao công nghệ và 1 liên doanh bị giải thể Các hãng xe này có công suất thiết kế tổng cộng lên tới gần 163.000 xe/ năm Sản phẩm chủ yếu của các liên doanh này là xe du lịch 4 - 7 chỗ, xe van, xe minibus, xe bus, xe tải thông dụng từ 1,2 đến 7,5 tấn

11 liên doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang sản xuất lắp ráp ô tô đó là:

- Công ty ô tô Mekong

- Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hòa Bình (VMC)

- Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (Vidamco)

- Công ty liên doanh ô tô Vinastar

- Công ty liên doanh Mercedes - Benz Việt Nam

- Visuco

- Công ty liên doanh Vietindo Daihatsu

- Công ty Toyota Việt Nam

- Công ty TNHH Ford Việt Nam

- Công ty liên doanh Hino Motors Việt Nam

Trang 32

+ Tỷ lệ bảo hộ áp dụng cho nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) và linh kiện lắp ráp dạng CKD như sau (xem bảng 3):

Bảng 2.1 Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ theo mức độ hoàn chỉnh của xe Mức độ hoàn chỉnh (

từ cao xuống thấp)

Thuế nhập khẩu

VAT Thuế tiêu

thụ đặc biệt

Tỷ lệ bảo

hộ 1/1998-12/2008

38.6% CIF

Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư-2009

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ bảo hộ của chính phủ Việt Nam đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối Việc

áp dụng đánh cả thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt làm cho giá bán

xe nhập khẩu cao hơn so với giá bán xe lắp ráp trong nước rất nhiều Hơn nữa, các thủ tục để được cấp phép mua xe nhập khẩu rất phiền hà, gây không ít khó

Trang 33

http://svnckh.com.vn 33

khăn cho các tổ chức muốn mua xe nhập Đây cũng chính là một biện pháp phi thuế quan rất hiệu quả

Tuy nhiên, việc bảo hộ quá cao này đã làm đội giá xe ô tô mới nhập khẩu

ở Việt Nam cao hơn 289% so với ở Mỹ và giá xe ô tô sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam cao hơn 163% so với giá xe sản xuất lắp ráp ở Mỹ Đây chính là sự thiệt thòi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam đang phải gánh chịu

Chỉ khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đạt được tỉ lệ nội địa hoá cao, Việt Nam mới có thể có được một ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa đồng thời lợi ích của người tiêu dùng mới được đảm bảo, như vậy, khi ngành công nghiệp này chưa đủ lớn thì chính sách thuế bảo hộ cao vẫn còn phải được áp dụng để phát huy những tác dụng cần thiết

Thực tế cho thấy kết quả sau hơn 10 năm phát triển ngành công nghiệp ô

tô Việt Nam vẫn chưa cho ra những chủng loại xe hiệu quả thực sự phù hợp với môi trường và hoàn cảnh của riêng Việt Nam

- Chính sách nội địa hoá

Chính sách nội địa hoá đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam kém mạnh dạn hơn so với ở các nước ASEAN như Thái Lan, Malayxia và Philippine Đối với iai đoạn hoàn thiện xe, chính sách hiện nay của Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất ô tô phải tiến hành nội địa hoá 5% vào năm thứ 5 và 30% vào năm thứ 10 Trong khi, Thái Lan yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá phải đạt 60% vào năm thứ năm Phải chăng đây chính là một trong những lý do chính gây nên tình trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển chậm chạp hơn so với các nước trong khu vực

Mục đích của chính sách nội địa hoá hiện nay là nhằm khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp linh kiện phụ tùng trong nước

Trang 34

http://svnckh.com.vn 34

Tuy nhiên, các chính sách của Nhà nước thời gian qua chưa đồng bộ và thiếu ổn định, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Nhiều chính sách còn mang tính nhất thời và chưa tính đến lợi ích lâu dài của ngành

2.1.2.Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

2.1.2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/6/2010, vốn thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng

kỳ So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp

Trong 6 tháng đầu 2010, có 121dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 525triệu USD,bằng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2010, các

nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng

80,9% so với cùng kỳ 2009

- Theo hình thức đầu tư: hình thức liên doanh, có 71 dự án mới với tổng

vốn đăng kí 1,305.8 triệu USD; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 2 dự

án với tổng vốn đăng kí 87,5 triệu USD, cụ thể qua biểu đồ 1 sau

Trang 35

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và đàu tư, Cục đầu tư nước ngoài (2009), Đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2009, http://fia.mpi.gov.vn

- Đối tác đầu tư

Trong 6 tháng đầu 2010, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,77 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,22 tỷ USD,

chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn nhất Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, cụ thể được thể hiện ở biểu đồ 2 sau

Trang 36

http://svnckh.com.vn 36

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ tính đến 15/12/2009

62.6

24.8 12.6

47.8 18 34.2

52.1

20.8 27.1

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và đàu tư, Cục đầu tư nước ngoài (2009), Đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2009, http://fia.mpi.gov.vn

2.1.2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đối ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đến hết năm 2006, đã có 17 doanh

nghiệp FDI được ấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm Tính đến năm 2006, các doanh nghiệp này đã bán được 270.000 chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD Đến hết năm 2005, các doanh nghiệp FDI có tổng số lao động tuyển dụng 25.254 người

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã có 47 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực sẳn xuất lắp ráp ô tô, với các đơn vị như: Tổng công ty Công nghiệp

ô tô Việt Nam, tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, tập đoàn Than-

Trang 37

Bên cạnh đó, tình trạng đầu tư tràn lan trong sản xuất, lắp ráp ô tô tại các địa phương trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của ngành Công nghiệp ô tô Việt nam Bộ công nghiệp nhận thấy, tuy nhiều doanh nghiệp trong nước xây dựng dự án đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô, nhưng các

dự án này phần lớn đều có quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu (chủ yếu là lắp ráp đơn giản) và khả năng nội địa hóa chưa cao, nên khó đáp ứng được mục tiêu

và yêu cầu mà Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô đã đặt ra vào năm

2010 là nhu cầu các loại xe tải chỉ vào khoảng 113.000 xe, trong khi tong công suất đăng kí trong các ự án đàu tư của các doanh nghiệp trong nước đã lên tới 200.000 xe/năm, điều này sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là cung vượt cầu, đó là còn chưa kể đến sản lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI tiêu thụ trên thị trường hằng năm Cụ thể các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam thấy rõ ở bảng 4 sau:

Trang 38

http://svnckh.com.vn 38

Bảng 2.2: Các liên doanh ô tô tại Việt Nam

thành lập

Vốn đầu

tƣ ( triệu USD)

Ghi chú: *Các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động

Nguồn: VAMA, hiệp hội ô tô Việt Nam

2.1.2.3 Chính sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Có thể nói ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hình thành được và phát triển khởi sắc trong những năm gần đây phần lớn nhờ chính sách đúng đắn của Chính

Trang 39

http://svnckh.com.vn 39

phủ trong việc tạo những ưu đãi và điều kiện thuận lợi hấp dẫn lôi cuốn các tập đoàn ô tô của nước ngoài vào Năm 1991, đánh dấu các hãng ô tô nước ngoài đầu tiên đến Việt nam và năm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức ra đời

Kể từ sau năm 1991 cùng với những sửa đổi, điều chỉnh trong chính sách

ưu đãi đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn, Việt Nam đã lôi cuốn được rất nhiều các nhà đầu tư là các tập đoàn ô tô nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes, Chỉ năm năm sau đã có tới 14 liên doanh được cấp giấy phép thành lập trong đó 11 liên doanh đã đi vào hoạt động Đến hết tháng 6 năm 2002, số vốn đầu tư đã thực hiện đạt 419,85 triệu USD chiếm 74% tổng số vốn đầu tư theo giấy phép (574,7 tr USD), tương đương tổng số vốn của toàn bộ ngành cơ khí Việt Nam có được sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển Đây quả là một thành công to lớn, một minh chứng đầy sức thuyết phục cho một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành mà chúng ta khó mà tự thân vận động

Mặc dù không cấm song Chính phủ không khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp nước ngoài thường được yêu cầu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, thường là các doanh nghiệp nhà nước, góp 30% vốn trong liên doanh và có đại diện trong Hội đồng quản trị Riêng đối với ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất ô tô nước ngoài buộc phải liên doanh với một đối tác trong nước; và chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Chính sách đầu tư nước ngoài của chúng ta, cũng đã thể hiện rõ quan điểm thứ tự ưu tiên trong ngành công nghiệp ô tô Việc thành lập các công ty liên doanh bắt buộc phải có bên Việt Nam tham gia cho phép người Việt Nam tiếp cận, học hỏi để dần dần tự xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình

Trang 40

http://svnckh.com.vn 40

Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt được chúng ta cũng cần mạnh dạn xem xét những vướng mắc trong chính sách: thời gian qua do chúng ta quá vội vàng trong việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô dẫn đến việc thẩm định các

dự án đầu tư nước ngoài quá sơ sài, cẩu thả, thiếu chọn lọc Điều này là nguyên nhân gây nên tình trạng có quá nhiều nhà cung cấp ô tô chen chúc nhau trên một thị trường nhỏ bé còn mang tính chất sơ khai

FDI vào Việt Nam

2.1.3.1 Thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam

Cùng với sự ra đời của các văn bản chính sách quản lý, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp, số lượng cụm công nghiệp trên cả nước tăng khá nhanh chóng Năm 2005, có 124 cụm công nghiệp/khu công nghiệp vừa và nhỏ ko các địa phương thành lập trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6500ha

Theo số liệu từ Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2008, cả nước có khoảng 649 Cụm công nghiệp được thành lập (trong

đó có 636 đang được xây dựng hạ tầng và đã đi vào hoạt động)

Bảng 2.3: Quy mô cụm công nghiệp tại Việt Nam (tính đến tháng 10/2009)

Số liệu về cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp theo kế hoạch Cụm công nghiệp đã thành lập

Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha)

Nguồn: Số liệu thông kê về cụm công nghiệp cả nước tháng 10/2009,

Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương

Ngày đăng: 03/04/2013, 17:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ công nghiệp (2007), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công nghiệp (2007), "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt
Tác giả: Bộ công nghiệp
Năm: 2007
2. Bộ công nghiệp ( 2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn đến 2010, tầm nhìn 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công nghiệp ( 2004), "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
3. Bộ tài chính (2004), “Báo cáo về các chính sách thuế liên quan đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam“ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài chính (2004), "“Báo cáo về các chính sách thuế liên quan đến ngành
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2004
4. Đào Mạnh Kháng, Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt "Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020
5. Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương, Số liệu thông kê về cụm công nghiệp cả nước tháng 10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương", Số liệu thông kê về cụm công
6. Kenichi Ohno, Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:Những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành, Diễn đàn phát triển Việt Nam, 2004 7. Luật đầu tư 2005 do Quốc Hội nước CH XHCN Việt Nam thông qua Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:Những việc cần làm để "triển khai thực hiện quy hoạch ngành," Diễn đàn phát triển Việt Nam, 2004 "7. Luật đầu tư 2005
8. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt nam, NXB Tư Pháp, trang 200, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở "Việt nam
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2005
11. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê ( tóm tắt) 2009, NXB Thống Kê, Hà NộiII. Tài Liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Niên giám thống kê ( tóm tắt) 2009
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2010
12. Arikoko, Mario Zejan, Foreign Direct Investment, Palgrave, 2000 13. Harvard Business Week, 1998, trang 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Direct Investment," Palgrave, 2000 13. "Harvard Business Week
16. Lall Somik V., Koo Jun, Charkravorty Sanjoy, 2003, Diversity matters : The Economic Geography of Industry Location In India, World Bank Policy Research working paper No, 3072 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diversity matters : The "Economic Geography of Industry Location In India
19. Porter Michael E, 1990, The competitive advantage of nations, new York: Free Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The competitive advantage of nations, new York
21. www.idrc.com , The International Development research centre Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.idrc.com
22. www.fia.mpi.gov.vn, Bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài 23. www.gso.gov.vn, Tổng cục thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.fia.mpi.gov.vn, "Bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài "23. "www.gso.gov.vn
24. www.skhdtvinhphuc.gov.vn, Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, Định hướng phát triển quy hoạch công nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.skhdtvinhphuc.gov.vn
25. Phương Hà, Công nghiệp phụ trợ, 10 năm vẫn chưa lớn, wesbit của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, http://www.vcci.com.vn/kinh-te/cong-nghiep-phu-tro-10-nam-van-chua-lon Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Hà, Công nghiệp phụ trợ, 10 năm vẫn chưa lớn, wesbit của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, "http://www.vcci.com.vn/kinh-te/cong-nghiep-phu-tro-
9. Nghị định 108/2006/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành luật đầu tư 2005 Khác
10. Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Cụm công nghiệp Khác
27. www.vinhphuc.gov.vn , Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Hình 1.1 Các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ (Trang 15)
Hình 1.1: Các yếu tố của môi trường đầu tư - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Hình 1.1 Các yếu tố của môi trường đầu tư (Trang 15)
Hình1.2: Sơ đồ về cụm công nghiệp của M. Porter - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Hình 1.2 Sơ đồ về cụm công nghiệp của M. Porter (Trang 17)
Bảng  trên  cho  thấy,  tỷ  lệ  bảo  hộ  của  chính  phủ  Việt  Nam  đối  với  xe  nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
ng trên cho thấy, tỷ lệ bảo hộ của chính phủ Việt Nam đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối (Trang 32)
Biểu đồ 2.1. FDI theo hình thức đầu tƣ tính tới 15/12/2009 - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
i ểu đồ 2.1. FDI theo hình thức đầu tƣ tính tới 15/12/2009 (Trang 35)
Bảng 2.2: Các liên doanh ôtô tại Việt Nam - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.2 Các liên doanh ôtô tại Việt Nam (Trang 38)
Bảng 2.2: Các liên doanh ô tô tại Việt Nam - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.2 Các liên doanh ô tô tại Việt Nam (Trang 38)
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Tình hình thu hút đầu tư, http://www.skhdtvinhphuc.gov.vn  - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
gu ồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Tình hình thu hút đầu tư, http://www.skhdtvinhphuc.gov.vn (Trang 47)
Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tƣ phân theo lĩnh vực hoạt động tại tỉnh Vĩnh Phúc   - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.5 Cơ cấu đầu tƣ phân theo lĩnh vực hoạt động tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)
Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tƣ phân theo lĩnh vực hoạt động tại tỉnh Vĩnh  Phúc - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.5 Cơ cấu đầu tƣ phân theo lĩnh vực hoạt động tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)
1. Công ty Toyota Việt Nam  - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
1. Công ty Toyota Việt Nam (Trang 53)
Bảng 2.6 : Những dự án có vốn FDI đã đƣợc cấp giấy phép tại Vĩnh  Phúc (tính đến tháng 2/2003) - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.6 Những dự án có vốn FDI đã đƣợc cấp giấy phép tại Vĩnh Phúc (tính đến tháng 2/2003) (Trang 53)
Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành 7 khu công nghiệp và đã phê duyệt quy hoạch thêm ba khu công nghiệp khác với diện tích xấp xỉ 1.000ha - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
m 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành 7 khu công nghiệp và đã phê duyệt quy hoạch thêm ba khu công nghiệp khác với diện tích xấp xỉ 1.000ha (Trang 54)
Bảng 2.7: Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã có  chủ trương đầu tư của chính phủ Việt Nam - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.7 Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ trương đầu tư của chính phủ Việt Nam (Trang 54)
Bảng 2.8: Các công ty sản xuất phụ tùng ôtô tại khu công nghiệp Khai Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.8 Các công ty sản xuất phụ tùng ôtô tại khu công nghiệp Khai Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 (Trang 55)
Bảng 2.8: Các công ty sản xuất phụ tùng ô tô tại khu công nghiệp  Khai Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 2.8 Các công ty sản xuất phụ tùng ô tô tại khu công nghiệp Khai Minh tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 (Trang 55)
Bảng 3.9 : Cụm công nghiệp ôtô Quảng Châu - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 3.9 Cụm công nghiệp ôtô Quảng Châu (Trang 65)
Bảng 3.9 : Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Bảng 3.9 Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu (Trang 65)
TT Hình thức đầu tƣ - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
Hình th ức đầu tƣ (Trang 86)
Bảng: Các thay đổi chính trong chính sách kinh tế của Thái Lan từ 1990  - Phát triển cụm công  nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
ng Các thay đổi chính trong chính sách kinh tế của Thái Lan từ 1990 (Trang 89)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w