Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 36 - 38)

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và đàu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (2009), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2009, http://fia.mpi.gov.vn.

2.1.2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Nam

Đối ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đến hết năm 2006, đã có 17 doanh nghiệp FDI được ấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm. Tính đến năm 2006, các doanh nghiệp này đã bán được 270.000 chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD. Đến hết năm 2005, các doanh nghiệp FDI có tổng số lao động tuyển dụng 25.254 người.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã có 47 doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực sẳn xuất lắp ráp ô tô, với các đơn vị như: Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, tập đoàn Than-

http://svnckh.com.vn 37

Khoáng sản hiện cũng hợp tác với Nga lắp ráp các loại xe tải hạng nặng như Kazmaz, Kraz..

Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước thời gian qua được ghi nhận có nhiều khởi sắc, song như đã nói ở trên, với khoảng gần 50 doanh nghiệp trong nước đã xây dựng dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất đăng kí khoảng 200 000 xe/năm, sản phầm chủ yếu của các dự án này là các loại ô tô tải có xuất xứ từ Trung Quốc, trừ một vài dự án có sản phẩm xuất xứ từ Hàn Quốc như các dự án của Vinamotor, VEAM, hay các dự án có xuất xứ từ Liên Xô ( cũ). Quy mô của các dự án này tương đối nhỏ, khoảng từ 5000- 7000 xe tải/năm với công nghệ chủ yếu là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

Bên cạnh đó, tình trạng đầu tư tràn lan trong sản xuất, lắp ráp ô tô tại các địa phương trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của ngành Công nghiệp ô tô Việt nam. Bộ công nghiệp nhận thấy, tuy nhiều doanh nghiệp trong nước xây dựng dự án đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô, nhưng các dự án này phần lớn đều có quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu (chủ yếu là lắp ráp đơn giản) và khả năng nội địa hóa chưa cao, nên khó đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu mà Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô đã đặt ra vào năm 2010 là nhu cầu các loại xe tải chỉ vào khoảng 113.000 xe, trong khi tong công suất đăng kí trong các ự án đàu tư của các doanh nghiệp trong nước đã lên tới 200.000 xe/năm, điều này sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là cung vượt cầu, đó là còn chưa kể đến sản lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI tiêu thụ trên thị trường hằng năm. Cụ thể các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam thấy rõ ở bảng 4 sau:

http://svnckh.com.vn 38

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)