Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ôtô và thu hút đầu tƣ trực

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 70)

hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Vĩnh Phúc.

3.2.1. Chiến lƣợc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Tỉnh đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những cơ hội của Tỉnh. FDI phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án.

- Về địa bàn

Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh. Đối với những huyện và thị xã có

http://svnckh.com.vn 71

nhiều dự án FDI tỉnh khuyến khích những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

- Về hình thức đầu tư

Tỉnh chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh bởi đó là hoạt động đầu tư mà đối tác Việt Nam có thể tiếp cận nhanh với công nghệ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu

3.2.2. Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ô tô

Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn để đến năm 2010 có khoảng 4.500 đến 5.000ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.

Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; tập trung chỉ đạo các công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; tăng cường công tác quản lý, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Vài năm gần đây, Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến mạnh về thu hút đầu tư, ngày càng trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành 7 khu công nghiệp và đã phê duyệt quy hoạch thêm ba khu công nghiệp khác với diện tích xấp xỉ 1.000ha. Năm 2009, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 11 khu công nghiệp bổ sung đến năm 2015 gồm: KCN Hợp Thịnh, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên, KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên II, KCN Tam Dương, KCN Yên Bình, KCN Hội Hợp, KCN Yên Lạc, KCN Nam Bình Xuyên,

http://svnckh.com.vn 72

KCN Kim Long. Và 10 Khu công nghiệp bổ sung đến năm 2020: KCN Đồng Cương, KCN Trung Nguyên, KCN Bình Dương, KCN Đại Đồng, KCN Tân Tiến – Yên Lập, KCN Duy Phiên, KCN Cao Phong, KCN Đức Bác – Đồng Thịnh, KCN Đình Chu, KCN Vĩnh Tường [ 22]

Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, CCN. Đặc biệt các tuyến quốc lộ 2 từ Nội Bài về Vĩnh Yên, nâng cấp mạng lưới điện, các trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, đồ điện dân dụng, điện tử…đặc biệt ngành công nghiệp phụ tùng và lắp ráp ô tô để thay thế hàng nhập khẩu, tiêu dùng trong nước và hướng mạnh xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN tập trung như Kim Hoa (Mê Linh) và các CCN như Khai Quang, Lai Sơn (Vĩnh Yên), Quang Minh, Xuân Hoà, Tiền Phong (Mê Linh), Hương Canh (Bình Xuyên).

3.3. Một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới

3.3.1. Phía Chính Phủ

Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định :” Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc

http://svnckh.com.vn 73

hình thành và phát triển các CCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH.

Hiện nay, với vai trò quan trọng của các CCN trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm cũng như mục tiêu và yêu cầu đặt ra là phát triển bền vững CCN ở Việt Nam, được xem xét trên 2 góc độ:

Thứ nhất, duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân CCN: bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh của các CCN Việt Nam, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ CCN.

Thứ hai, tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, khu vực có CCN. Điều này được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có CNN; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển CCN.

Theo đó, mục tiêu phát triển các CCN nói chung và phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trong cả nước thời gian tới cần đạt được những giải pháp sau:

3.3.1.1. Giải pháp về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô công nghiệp ô tô

Sau nhiều năm phát triển, có thể nói ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn là con số 0. Để sản xuất ra một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1600 nhà cung cấp các loại chi tiết linh kiên, hãng Meccedes cũng

http://svnckh.com.vn 74

cần khoảng 1400 nhà cung cấp trong khi đó ở Việt Nam, liên doanh Toyota Việt nam, nhà sản xuất lắp ráp ô to lớn nhất Việt Nam hiện nay mới chỉ có 11 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng đơn giản. Có một số giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ như:

Thứ nhất, trong điều kiện công nghiệp phụ trợ Thái Lan rất phát triển, Việt Nam rât khó để cạnh tranh được với Thái Lan. Do đó, chúng ta không nên sản xuất dàn trải tất cả các linh phụ kiện ô tô mà phải tập trung sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với Thái lan.

Thứ hai, yêu cầu hàm lượng nội địa không còn có thể áp dụng được, nhưng mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có biện pháp khuyến khích, như giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện đều là SME, vì vậy chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công Thương, vần phải quan tâm đến việc phát triển SME

3.2.1.2. Xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển một số cụm công nghiệp ô tô

Hiện nay, các nhà máy ô tô (chủ yếu là các nhà máy lắp ráp đơn thuần) nằm rải rác khắp nơi như Vĩnh Phúc, Hải Dương với quy mô rất nhỏ, mang tính độc lập,không có sự liên kết với nhau. Đi kèm với đó là hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện kèm theo (nếu có) cũng chưa có sự tập trung. Do đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải lựa chọn địa điểm xây dựng các trung tâm, các khu liên hiệp, cụm phát triển ô tô với quy mô lớn. Ví dụ ở Thái Lan, có cụm công nghiệp ô tô tại phía Đông thủ đô Băng Cố bao gồm 7 tỉnh thành phố Ayuchaya, Băng cốc, Chachoengsao…trong đó gồm tất cả các hãng sản xuất ô tô của Thái Lan như Honda, Toyota, Nisan...Bên cạnh đó là cụm các doanh nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngày sản xuất lắp ráp ô tô.

http://svnckh.com.vn 75

3.2.1.3. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực

Theo đánh giá của các công ty Nhật Bản, lực lượng lao động của Việt nam cạnh tranh nhưng khó tuyển dụng. Chi phí lao động của Việt Nam được đánh giá thấp nhất khu vực. Lao động rẻ cũng là một trong những yếu tổ quan trọng khi các công ty Nhật Bản xem xét kế hoạch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đủ. Điều mà các doanh nghiệp cần là chất lượng lao động. Do vậy, cần chú trọng đến chất lượng lao động, học và thực hành.

Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo lên 40% vào năm 2010, nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tần khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao đông nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

3.3.2. Phía tỉnh Vĩnh Phúc

Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.

3.3.2.1. Giải pháp về luật pháp, chính sách

Hiện Vĩnh Phúc đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đa dạng hoá các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường các hoạt động thông tin liên lạc, tuyên truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp; chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

http://svnckh.com.vn 76

Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; tập trung chỉ đạo các công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; tăng cường công tác quản lý, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi, giải trí, căn hộ cho thuê ở Tam Đảo I, Tam Đảo II, khu hồ làng Hà để tạo điều kiện cho phát triển du lịch….

Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, CCN,

Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh.

Tỉnh đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những cơ hội của Tỉnh. Đối với những huyện và thị xã có nhiều dự án FDI, tỉnh khuyến khích những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. FDI phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án.

Sửa đổi các qui định không rõ ràng còn bất cập liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.

Theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Vĩnh Phúc cần nhanh chóng ban hàng các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan tới đầu tư, kinh doanh.

http://svnckh.com.vn 77

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường...

3.3.2.2. Tăng cƣờng mối liên kết chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp

Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo, giữa doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, để xử lý kịp thời các khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành. Đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với mội trường đầu tư kinh doanh tại Vĩnh Phúc, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực đối với nhà đầu tư mới.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu sự đối với nhà đầu tư.

Tăng cường phối hợp với các bộ ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI. Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo quyết định 43/2008/QĐ- TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Tăng cường thanh tra kiểm tra: theo chức năng và nhiệm vụ của mình, Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của chính sách, pháp luật trong ĐTNN

3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Với dân số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động của Vĩnh Phúc đông đảo nhưng đa phần là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách hợp lý nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tuy có một đội ngũ trí thức đã tốt nghiệp ở các trường đại học, nhưng phần lớn trong

http://svnckh.com.vn 78

số này hiện đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Do vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa tỉnh cũng cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu.

Do vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ của doanh nghiệp, chính quyền đia phương với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo sinh viên trong các ngành cơ khí, chế tạo máy, giúp sinh viêncó cơ hội thực hành nhiều hơn.

Ngoài ra, sẽ rất cần thiết khi từ phía doanh nghiệp hoặc chính phủ 2 nước có các hiệp định hợp tác trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực, cử lao động sang Nhật học tập về lĩnh vực cơ khi, ô tô, xe máy, hay mời các chuyên gia Nhật Bản đến Việt Nam. Có như vậy, chất lượng lao động mới được tăng lên, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.

3.3.2.4. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng

Vĩnh Phúc cần tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị cả bên trong và bên ngoài khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần hoàn thành cơ sơ hạ tâng đang dở dang, bổ xung sửa chữa những nơi xuống cấp hư hỏng, xây dựng và đồng bộ hệ thống điện đường và hệ thống cấp thoát nước cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Ngoài việc dùng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình ngoài hàng rào, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc cần có cơ chế, biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức khác đầu tư kinh doanh khai thác dịch vụ với các chính sách ưu đãi hợp lý. Bên cạnh đó, cần lồng ghép

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)