Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ôtô và khă năng thu hút

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)

thu hút FDI tại Việt Nam

Mặc dù cụm công nghiệp ô tô chưa chính thức có mặt tại Việt Nam, nhưng hiện nay, chính phủ đã cho xây dựng hai cụm công nghiệp ô tô: cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng tại Bắc Giang và cụm công nghiệp cơ khi ô tô tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước khởi đầu đáng ghi nhận góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và nhằm thu hút và tập trung các nhà sản xuất phụ tùng thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ.

Cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng giai đoạn I bao gồm 4 nhà máy: Nhà máy sản xuất ôtô Huyndai VN với công suất 20.000 chiếc/năm; nhà máy sản xuất động cơ diezen 80 đến 400 mã lực, công suất 30.000 sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất kính an toàn ôtô của Phần Lan, công suất 200.000 bộ/năm; và nhà máy sản xuất hộp số ôtô của Hàn Quốc. Ngoài ra, tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải cũng sẽ đầu tư xây dựng tại cụm công nghiệp ôtô lớn nhất này một trung tâm nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm, phát triển công nghiệp ôtô; thiết lập hệ thống trường, lớp đào tạo nguồn lao động bổ sung cho ngành.

Sự ra đời của Cụm công nghiệp ôtô Đồng Vàng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô của VN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn chủ động từ khâu thiết kế, công nghệ chế tạo các chi tiết cơ bản của động cơ, đến hệ thống chuyển động và thiết kế kiểu dáng cho một số loại ôtô với tỷ lệ nội địa hóa từ 60-70%.

Cụm công nghiệp ô tô thứ 2 tính tới thời điểm này đang được xây dựng là cụm công nghiệp cơ khí ô tô tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh với chủ đầu tư là Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) với diện tích trên 112ha, bước đầu đã thực hiện xong công tác đền bù giải tỏa được khoảng

http://svnckh.com.vn 42

60% diện tích mặt bằng. tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng, công suất ban đầu dự kiến khoảng 1.500 xe/năm.

Công ty này sẽ trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy xe buýt, ôtô tải, ôtô chuyên dụng và về lâu dài sản xuất luôn các toa xe điện metro. Samco còn được phép liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô ở tầm cao hơn. Hiện doanh nghiệp mới tự đóng thùng xe trên khung và sản xuất một số linh kiện nhỏ như ghế, kính

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)