Luận Văn: Hoàn thành cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội
MỤC LỤCTrang MỤC LỤC 1 Trang . 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 2 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTUBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dânODA: Viện trợ phát triển chính thứcFDI: Đầu tư trực tiếpNGO: Viện trợ phi chính phủ nước ngoàiKH: Kế hoạchGDP: Tổng sản phẩm quốc nộiKTXH: Kinh tế xã hộiCN- TM- DV: Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụDN: Doanh nghiệpĐTNN: Đầu tư nước ngoàiWTO: Tổ chức thương mại thế giớiCBCC, VC: Cán bộ công chức, viên chức2 LỜI MỞ ĐẦUBốn năm học ngồi trên ghế nhà trường mỗi sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về mặt lý thuyết và thực tập là khoảng thời gian rất tốt để sinh viên vận dụng những gì mình đã học vào trong công việc thực tế. Thực tập được coi là bước đệm rất tốt giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết các vấn đề chuyên môn mà thực tế đòi hỏi. Thực tập còn giúp sinh viên phát hiện các kiến thức còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện.Thực tập tốt nghiệp được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là thực tập chuyên đề.Được sự đồng ý nhất trí của khoa và nhà trường em đã về Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội thực tậpĐơn vị thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.Phòng: Đầu tư nước ngoài.Địa chỉ: 16 Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.Số điện thoại: 04 38256637.Email: sokhdthanoi@hapi.gov.vnWebsite: www.hapi.gov.vnTrong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội em đã hoàn thành Báo cáo thực tâp tổng hợp, nhưng do giới hạn về thông tin nên Báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Đầu tư nước ngoài; em cũng gửi lời cảm ơn thầy TS Phạm Văn Hùng đã hướng dẫn em để em có thể hoàn thành báo cáo này.Em xin chân thành cảm ơn!Bố cục Báo cáo chia làm 4 phần:Phần 1: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và phòng Đầu tư nước ngoài.Phần 2: Tình hình hoạt động của Sở giai đoạn 2007-2009 và phương hướng, nhiệm vụ giải quyết trong năm 2010.Phần 3: Chuyên đề: Hoàn thành cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.3 Phần I: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và phòng Đầu tư nước ngoài.I. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội gắn liền với 60 năm phát triển của ngành kế hoạch cả nước và sự phát triển toàn diện của Thủ đô 50 năm qua. Tiền thân là Ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội, được thành lập ngày 8/10/1955, đầu năm 1958 đổi thành Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Năm 1996 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được thành lập trên cở sở tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch và Sở Kinh tế Đối ngoại Thành phố. Ngay từ ngày đầu thành lập, các thế hệ cán bộ ngành kế hoạch của Thủ đô luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Thành phố trong công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển; đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp khơi dậy và phát huy các tiềm năng, nguồn lực, góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô văn hiến anh hùng. Sự phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các ngành các cấp, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có những chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thành công quá trình đổi mới công tác Kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của Thủ đô và của ngành Kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của Thủ đô và của ngành kế hoạch cả nước. Có thể chia quá trình phát triển ngành Kế hoạch Hà Nội làm 3 giai đoạn:1.1 Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước ( 1955 – 1975 ) Trong giai đoạn này, Thủ đô mới được giải phóng. Thành phố thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Trong tình hình cơ sở hạ tầng nhỏ bé, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trong, ngành kế hoạch đã xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho chế độ CNXH còn non trẻ và là giai đoạn bước đầu kế hoạch hóa nền kinh tế Thủ đô. Kết thúc kế hoạch 5 năm đầu tiên, kinh tế - xã hội Thủ đô có bước phát triển khá, hình thành nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng, thanh toán được nạn mù chữ, đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Thời kỳ đấu tranh tiến 4 tới thống nhất đất nước ( 1966 - 1975), Hà nội cũng như cả nước vừa là hậu phương vừa là tiền phương của cuộc chiến đấu. Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt này với tinh thần: " Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người", cán bộ công nhân viên ngành kế hoạch đã nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và Thành phố điều hành tập trung đảm bảo cung cấp đều, đầy đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân, chú trọng xây dựng vành đai thực phẩm và phát triển công nghiệp địa phương đáp ứng kịp thời các yêu cầu cụ thể cho sản xuất và chiến đấu phục vụ hậu phương và tiền phương theo tình hình cách mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ xây dựng Thủ đô và đấu tranh thống nhất đất nước.1.2 Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và thống nhất đất nước ( 1976 – 1985 ).Trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên việc duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cao độ của nền kinh tế hiện vật quá dài làm cho tình hình kinh tế - xã hội ngày càng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những khó khăn khách quan như tác động hậu quả của chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, Hà Nội và cả nước bị cấm vận về kinh tế, các thế lực thù địch bao vây, phá hoại gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.Trong bối cảnh đó, ngành Kế hoạch đã chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng tham mưu với các cấp lãnh đạo kịp thời khắc phục những hậu quả của chiến tranh, giải quyết các cân đối hiện vật, đảm bảo nhu cầu vật tư, thiết bị cơ bản của nền kinh tế, bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu theo tiêu chuẩn định lượng cho nhu cầu cơ bản trong đời sống nhân dân. Thực hiện phát triển văn hóa giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và cộng đồng, thực hiện các chính sách xã hội. Xây dựng và quản lý đô thị, từng bước giải quyết các nhu cầu dân sinh bức xúc về nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.1.3 Giai đoạn 25 năm đổi mới ( 1986- 2010 ): xóa bỏ cơ chế bao cấp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành Kế hoạch Thủ đô đã không ngừng đổi mới, tham mưu đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và biện pháp xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô. Vai trò của công tác kế hoạch và đầu tư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô ngày càng 5 được khẳng định. Nội dung đổi mới cơ bản được thể hiện trong việc chuyển từ kế hoạch hiện vật mang tính chất hành chính mệnh lệnh, bao cấp cao độ sang kế hoạch định hướng gắn với cơ chế thị trường và sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Ngành Kế hoạch Thủ đô đã tập trung nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và 14 quy hoạch phát triển kinh tế quận huyện, thẩm định các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn của Thủ đô; coi trọng công tác dự báo kế hoạch và xây dựng cơ chế chính sách, gắn chặt kế hoạch kinh tế - xã hội với giải pháp về đầu tư xây dựng trên địa bàn, chủ động tham mưu huy động các nguồn lực và đề xuất cơ chế điều hành kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch góp phần thúc đẩy phát triển Thủ đô nhanh và toàn diện.Từ năm 1986 sau khi xóa bỏ chế độ bào cấp chuyển sang chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước GDP của Thủ đô không ngừng tăng lên, các mặt văn hóa, giáo dục có tiến bộ rõ nét, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp và đổi mới, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung, chất lượng, hiệu quả, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị Trung ương và Thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể trên các mặt công tác như sau: Tổng hợp xây dựng và giao kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư XDCB của Thành phố đảm bảo kịp thời chất lượng với tư duy không ngừng đổi mới. Phối hợp các ngành, các cấp để phát huy các nguồn lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nhu cầu dân sinh bức xúc và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ Seagames 22, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lịch sử, . được triển khai bảo đảm tiến độ, hiệu quả; tập trung giải quyết các cơ chế đặc thù triển khai nhanh thủ tục đảm bảo khởi công các công trình lớn như cầu Vĩnh Tuy, Đường 5 kéo dài, cầu Nhật Tân, các khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp .Phối hợp tổ chức xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách Thành phố hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Chủ trì tổng hợp các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, sáu tháng và cả năm, đề xuất kịp thời các giải pháp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố.Triển khai tham mưu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2010; xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội của 14 quận, huyện; tổ chức thẩm định và trình duyệt nhiều quy hoạch ngành. Từ năm 2000- 2005, 6 ngành Kế hoạch và Đầu tư đã cùng các ngành triển khai trên 170 quy hoạch, góp phần định hướng phát triển và làm căn cứ triển khai các dự án đầu tư của các quận, huyện cũng như các ngành, lĩnh vực đạt kết quả.Thực hiện tốt chức năng cơ quan đầu mối quản lý, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng (thẩm định, quy chế đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư, tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm .). Nghiên cứu triển khai trong toàn ngành Kế hoạch Đầu tư Thành phố những nội dung mới về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của Nhà nước. Trong 5 năm 2001-2005 tổ chức thẩm định, trình duyệt hàng ngàn dự án đầu tư, trong đó nhiều dự án trọng điểm quy mô lớn hàng nghìn tỷ đồng có vai trò quan trọng phát triển hạ tầng khu đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội củaThủ đô.Tích cực tham gia các Chương trình công tác của Thành ủy, Quận, Huyện uỷ. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực 2 Chương trình (Chương trình 11/Ctr -TU Nâng cao hiệu quả đầu tư - phát triển một số ngành dịch vụ - chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình 13/Ctr-TU Tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực); Tham gia xây dựng và là thường trực của đề án "Nâng cao hiệu quả kinh tế trong hai năm 2004-2005", tham gia tích cực các đề án "Cải cách hành chính" và "Cải thiện môi trường xã hội" của Thành phố. Trong các năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Phòng Kế hoạch kinh tế chủ trì hàng chục đề tài khoa học cấp Thành phố đạt hiệu quả, chủ động cung cấp các thông tin, dự báo định hướng phát triển dài hạn, ngắn hạn làm căn cứ xây dựng kế hoạch có cơ sở khoa học. Chủ trì nghiên cứu xây dựng trình UBND Thành phố các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, triển khai thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị quyết XIII Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố; xây dựng quy định về cải cách hành chính và phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB, về quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, về hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, quy định lựa chọn chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới . Tổ chức thực hiện tốt chức năng đầu mối quản lý nhà nước về vốn vay viện trợ chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thẩm định kịp thời các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để huy động các nguồn lực đầu tư theo thẩm quyền; triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố; xây dựng các dự án kêu gọi vốn ODA và FDI; quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau đầu tư, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp. Đến nay (8/2005) trên địa bàn thành phố có khoảng 550 dự án FDI còn hiệu lực 7 với số vốn đăng ký 8,5 tỷ USD, đóng góp 37% giá trị sản xuất công nghiệp; 7,7% ngân sách; thu hút khoảng 4 vạn lao động. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác Đăng ký kinh doanh và công tác thi hành Luật Doanh nghiệp. Triển khai đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký kinh doanh của trên 3 vạn doanh nghiệp và hàng chục vạn hộ kinh doanh đã được đăng ký. Thẩm định trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Ngành Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thường trực theo dõi nội dung hợp tác giữa Hà Nội với các Thành phố lớn Châu Á và các địa phương trong cả nước. Nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ và phối hợp được triển khai đem lại hiệu quả thiết thực. Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan trong nước xây dựng và triển khai dự án "Hà Nội hướng tới tương lai"; "Chương trình tổng thể phát triển Thành phố Hà Nội"; tích cực tham mưu cho Thành phố đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai kinh tế; phối hợp tích cực và chủ động với các cơ quan Trung ương và Thành phố trong công tác chuẩn bị và tổ chức góp phần vào thành công của các sự kiện văn hóa - thể thao lớn (Seagames 22, Hội nghị các Thành phố lớn Châu Á, Liên hoan Du lịch quốc tế, Paragames2, ASEM5 .), tạo ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế. Ngành Kế hoạch và Đầu tư còn tham gia tích cực các hoạt động khác như: Chương trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, Đề án 112 của Chính phủ; triển khai cải cách hành chính, 99% các thủ tục hành chính, các công việc được tiến hành qua cơ chế "một cửa". Hệ thống văn bản được chuẩn hoá và triển khai trên mạng nội bộ, góp phần tích cực vào việc xử lý nhanh, trực tiếp, đồng thời tiết kiệm được chi phí in ấn . Cơ bản đã rút ngắn thời gian và đơn giản hoá quy trình xử lý thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban và cá nhân trong Sở. Những kết quả đạt được nêu trên chỉ là những nét chính yếu trong những thành quả toàn diện của ngành kế hoạch trong 50 năm qua nhưng vô cùng quan trọng khẳng định bước trưởng thành và lớn mạnh sau nhiều giai đoạn phát triển, ghi những dấu mốc lịch sử làm tiền đề cho những bước phát triển nhanh chóng tiếp theo. Đạt được những kết quả trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và lãnh đạo các Sở ngành, quận huyện; Sự đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành và làm việc trong ngành Kế hoạch và Đầu tư Thành phố; Cán bộ trong hệ thống ngành kế hoạch có khoảng 600 người, không ngừng phát huy truyền 8 thống đoàn kết, trí tuệ tập thể, chủ động khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới nghiệp vụ, liên tục tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức để phát triển (tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, khoảng 25% cán bộ, công chức có học vị tiến sĩ, thạc sĩ). Hiện nay ngành Kế hoạch và Đầu tư đang chuyển mạnh từ cách làm việc bị động sang phương thức chủ động; từ cách giải quyết từng kiến nghị cụ thể, riêng lẻ của nhà đầu tư sang xây dựng cơ chế, quy chế trình lãnh đạo các cấp ban hành để thu hút các nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô; công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo đã có bước chuyển mạnh sang đôn đốc điều hành công việc để đảm bảo hiệu quả, tiến độ, chúù trọng xây dựng các khung cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm: Khu đô thị Bắc sông Hồng, các tuyến xe điện thí điểm . Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành đồng bộ các quy chế, quy định, quy trình để quản lý, giải quyết các công việc nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan. Đổi mới phong cách làm việc theo phương châm giải quyết việc nhanh chóng, đúng luật, hiệu quả. Với những thành tích đạt được, Ngành Kế hoạch và Đầu tư được lãnh đạo các cấp nhiều lần và nhiều năm khen thưởng. Sở Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ tặng cờ thi đua đã có thành tích xuất sắc hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư, nhiều năm liền được UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen, tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Các tập thể phòng, ban và nhiều cá nhân được khen thưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố; Được nhà nước tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; Sở được Lãnh đạo Thành phố tặng bức trướng "Trí tuệ - Đổi mới - Phát triển" nhân dịp 45 năm thành lập Ngành. Nhìn lại 50 năm xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn và rất ấn tượng: giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người tăng 37 lần, sản lượng điện bình quân đầu người tăng 23 lần, diện tích nhà xây mới tăng 95 lần, số bác sỹ tăng 39 lần, số giáo viên phổ thông tăng 37 lần . Mặc dù chỉ chiếm 3,7% về dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội hiện nay đóng góp khoảng 8% vào GDP cả nước, 10,1% giá trị sản xuất công nghiệp, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 10,8% vốn đầu tư xã hội và 14,5% thu ngân sách quốc gia; Mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều có những bước phát triển vượt bậc, mức sống của nhân dân Thủ đô tăng lên rõ rệt, bộ mặt đô thị đã thay đổi và ngày càng khang trang, sạch sẽ; thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 1.500 USD. Trong những thành quả đó có sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi và góp sức quan trọng của ngành Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội9 2.1 Vị trí, chức năngĐến cuối năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư có 15 phòng chuyên môn và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số công chức, viên chức, hợp đồng lao động là 234 người trong đó có 107 cán bộ nữ chiến 44%, CBCC, VC có trình độ đại học và trên đại học chiếm 92,24%, có 127 đảng viên chiếm 52%. Độ tuổi bình quân của CBCC, VC, hợp đồng lao động trong Sở là 37 tuổi.Theo quyết định số 37/2008/QĐ- UBND ngày 17/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về vị trí, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội như sau: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thức hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội: a) Trình UBND thành phố: a.1) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của Nhà nước, của thành phố và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;a.2) Dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định; 10 [...]... đầu tư trực tiếp của các đơn vị thu c thành phố ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp về thông tin đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định c) Chủ trì, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. .. đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Sự ra đời của phòng đầu tư nước ngoài gắn liền với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội 1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng đầu tư nước ngoài a) Phối hợp với các đơn vị soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục đầu tư các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy 18 hoạch, kế hoạch đầu tư phát... vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; h.6) Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thu n chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định; h.7) Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật... và đầu tư Quận, Huyện; Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội II Giới thiệu về phòng Đầu tư nước ngoài Phòng 302, Tòa nhà 16 Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04 38260257 Email: fdi@hapi.gov.vn Phòng đầu tư nước ngoài là một đơn vị thu c cơ cấu tổ chức của Sở, phòng đầu tư nước ngoài là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư. .. Việt Nam ra nước ngoài d) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác đăng ký – thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài cụ thể: - Phối hợp cùng các đơn vị trong Sở thực hiện hướng dẫn các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố - Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Sở trình UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( bao gồm... ĐT Hà Nội Phòng KH CN TM DV Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ 17 3.2 Các đơn vị, phòng ban thu c Sở Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với chức năng chính là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực thu c UBND Thành phố Hà Nội Để đảm bảo hoạt động được diễn ra một cách nhịp nhàng thông suốt cần có các đơn vị phòng ban phụ trách từng mảng công việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. .. tục hành chính Phấn đấu tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đảm bảo thời gian quy định, đảm bảo chất lượng Lãnh đạo Sở, lãnh đạo các đơn vị tập trung điều hành chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ được giao Nâng cao một bước áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Sở IV Chuyên đề: Hoàn thiệc cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội Đề tài: Hoàn. .. chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư ) theo quy định Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thu n - Theo dõi, quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện mở tại Hà Nội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác trong nước đ) Đầu mối phối hợp quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp. .. Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của thành phố Hà Nội; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO; i.2) Là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thu c các quốc gia, vùng lãnh thổ nước. .. án đầu tư ra nước ngoài; h.8) Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và 13 ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt; i) Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài . đề: Hoàn thành cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. 3 Phần I: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. ban thu c SởSở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với chức năng chính là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực thu c UBND Thành phố Hà Nội.