1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VHC

17 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 342 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2012 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC



ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VHC

Giáo viên hướng dẫn : TS Phan Trần Trung Dũng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hồng Thương - STT: 73

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2012 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ

và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP

Năm 2012 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn không ít bất ổn Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ

và chính sách tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài hạn Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài

Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU

VHC” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm

2010-2012 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này

Nội dung chính của bài gồm 03 phần:

- Phần I: Sơ lược về Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, mã CK VHC

- Phần II: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công

ty cổ phần Vĩnh Hoàn giai đoạn 2010-2012.

Trang 3

- Phần III: Khuyến nghị cho nhà đầu tư.

PHẦN I - GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN – MÃ CHỨNG

KHOÁN VHC

1 Giới thiệu sơ lược:

Vĩnh Hoàn được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp, thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long Trải qua 15 năm phát triể̉n, Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn hiện nay là công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam Thương hiệu Vĩnh Hoàn chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài khi tìm kiếm nhà sản xuất chất lượng cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra

và basa

Ngay từ ngày thành lập Vĩnh Hoàn đã xây dựng và phát triể̉n theo một chiến lược toàn diện và bền vững Vĩnh Hoàn nỗ lực liên tục để̉ hướng đến sự phát triể̉n bền vững trên cơ sở cân bằng các yếu tố: môi trường-xã hội và kinh tế Các mốc son trong lịch sử hình thành và phát triể̉n của công ty là những thành quả mà Vĩnh Hoàn từng bước đạt được về quản lý chất lượng, phát triể̉n thị trường và sản xuất theo chiều sâu, hướng đến mục tiêu bền vững và bảo vệ môi trường

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ phần với các cơ quan và ban lãnh đạo như sau:

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể̉ Công ty, quyết định định hướng phát triể̉n của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và thành viên Ban Kiể̉m soát

Hội Đồng Quản Trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để̉ thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty,

Trang 4

ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra

Ban Kiểm Soát

Ban Kiể̉m soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để̉ kiể̉m soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Hiện tại Ban Kiể̉m soát công ty có 3 thành viên

Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty Cơ cấu hiện tại gồm 1 Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc

Có 11 Phòng, Ban, Xí nghiệp thực hiện các chức năng chuyên môn như sau: Phòng

kinh doanh, Phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng cơ điện, phòng kiểm nghiệm, phòng

kỹ thuật…

Quá trình thay đổi vốn cổ phần

Vốn sau Thặng dự niêm yết chính Hình thức Vốn tăng khi tăng vốn cổ có hiệu thức

Thời điểm phát hành Mục đích thêm thêm phần lực giao dịch

2009-2010 Phát hành cho cổ Tái cơ cấu 53,28 tỷ 353,28 tỷ 191,80 tỷ 09/3/2010 15/3/2010

đông chiến lược vốn

2010 Cổ phiếu ESOP Khuyến 9,42 tỷ 362,7 tỷ - 22/12/2010 28/12/2010

2008-2009 và khích nhân

cổ phiếu tài trợ tài và hỗ trợ

chương trình xây người lao

nhà ở cho CB- động

CNV

2010 Trả cổ tức năm Nâng cao 108,81 tỷ 471,51 tỷ - 22/12/2010 28/12/2010

Trang 5

2010 tỷ lệ 30% năng lực tài bằng cổ phiếu chính

Điểm mạnh

- Ban quản trị tâm huyết với công ty, có bề dày kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm và gắn bó

- Định hướng chiến lược phát triển bền vững và rõ ràng

- Thương hiệu sản phẩm Vĩnh Hoàn uy tín trên trường quốc tế về chất lượng hàng hóa, hệ thống quản lý chất lượng Nhờ đó, công ty xây dựng được hệ thống khách hàng chiến lược thân thiết

- Quy trình sản suất hiện đại và khép kín từ khâu con giống, thức ăn đến sản phẩm đầu ra, nguồn nguyên liệu có chứng nhận quốc tế

- Diện tích nuôi trồng lớn, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu cao

Điểm yếu

- Phần giá trị gia tăng chưa chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu sản phẩm nên vẫn còn chịu nhiều áp lực về cạnh tranh giá bán

- Lực lượng lao động sản xuất bị cạnh tranh từ trong ngành cũng như ngoài ngành

- Thị trường xuất khẩu 70% là Mỹ và EU nên biến động từ các thị trường này có khả năng tác động đến hoạt động công ty trong ngắn hạn

- Chưa phát triển cân đối ở các phân khúc thị trường trung bình và thấp để tối ưu hóa năng suất sản xuất và giảm chi phí cố định

- Nhân sự quản lý chưa theo kịp sự phát triển sản xuất

PHẦN II – PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VĨNH HOÀN – VHC

1 Các thành tựu nổi bật:

Trang 6

Năm 2012 là năm mà ngành thủy sản ghi nhận mức kim ngạch xuất khẩu kỷ lục: 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010, trong đó giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,8 tỷ USD, tăng đáng kể̉ ( 26%) so với mức 1,4 tỷ của năm trước Năm 2012 cũng là sự thành công nhất của Vĩnh Hoàn từ trước đến nay Doanh thu tăng 36% và lợi nhuận sau thuế tăng 84% so với năm 2011, vượt 57.6% so với mức lợi nhuận kế hoạch 250 tỷ do đại hội đồng cổ đông

đề ra Đây là kết quả có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình kinh tế đất nước năm có nhiều khó khăn với lãi suất và lạm phát cao, chi phí tăng, chính sách kiể̉m soát tiền tệ, thắt chặt tín dụng trong nước và tình hình thế giới bất ổn với suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu Song song với những nổ lực để̉ đạt được kết quả ấn tượng nói trên, trong năm 2013 Vĩnh Hoàn khởi động và thực hiện tiến độ thúc đẩy các dự án phát triể̉n theo hướng tối ưu hóa giá trị phụ phẩm và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh

Bên cạnh việc mở rộng phạm vi hoạt động sang lãnh vực collagen, gạo, Vĩnh Hoàn vẫn đặt trọng tâm vào ngành hàng cốt lõi là nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra dựa trên năng lực và mục tiêu chính, đó là phát triể̉n trên nền tảng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì cam kết này trong xuyên suốt chuỗi giá trị sản phẩm từ con giống, thức ăn, nuôi trồng đến chế biến

Sự phát triể̉n bền vững của công ty đã được chứng minh cụ thể̉ nhất bằng kết quả kinh doanh qua hằng năm, đặc biệt là năm 2012 với mốc cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty về doanh thu và lợi nhuận

So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành:

Giá trị vốn hóa thị trường 1,339 1,327 488 212 275 316

(tỷ VND)

EPS năm 2011 8.389 6.337 1.119 2.527 4.844 6.244

P/E năm 2011 3.3 3.1 6.6 3.7 4.4 2.7

ROA (%) 18.65 8.30 2.27 3.76 4.03 15.12

Trang 7

ROE (%) 36.19 23.54 3.27 15.74 9.47 38.54

Lợi nhuận gộp biên (%) 17.64 15.61 10.26 16.82 13.46 18.70

Lợi nhuận thuần biên (%) 11.70 5.73 3.19 3.41 2.33 9.54

2 Vị thế của Công ty trong ngành

Vĩnh Hoàn là công ty có quy mô thuộc vào những doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến xuất khẩu của cả nước, tổng công suất hiện tại lên đến 250 tấn cá nguyên liệu/ngày Công ty Vĩnh Hoàn là đơn vị luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững xuyên suốt từ khâu nuôi trồng cho đến quản lý chất lượng sản xuất và cả khâu bán hàng Hiện tại, Công ty đặt lên hàng đầu chương trình kiểm soát vùng nuôi cũng như ao nuôi nhằm mục tiêu xây dựng vùng nuôi an toàn thân thiện với môi trường, không sử dụng kháng sinh và hóa chất

bị cấm; Thực hành nuôi tốt GAP (Good Aquaculture Practice); đầu tư kinh phí thực hiện qui trình tự xử lý nước cho ao nuôi và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, giữ gìn nước nguồn của dòng sông Mêkong để ngành Công nghiệp cá da trơn Việt Nam có điều kiện sản xuất không đi ngược lại với quyền lợi của Cộng đồng và xã hội

Vĩnh Hoàn là đơn vị được đánh giá cao về năng lực sản xuất hàng giá trị gia tăng thể hiện thông qua các kỳ hội chợ, đạt được nhiều giải thưởng cao tại các hội chợ quốc tế cũng như trong nước; đối với mặt hàng truyền thống, Vĩnh Hoàn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu Vì vậy, các khách hàng của Công ty chấp nhận giá bán cao hơn đối với những sản phẩm của Vĩnh Hoàn – đó cũng là minh chứng cho chính sách bán hàng và là cơ sở quan trọng để Vĩnh Hoàn đạt được mức thuế thấp nhất vào thị trường Mỹ

Triển vọng phát triển của ngành

Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới ngày một tăng cao, nhất là một số nước phát triển như Mỹ, Nhật, Nga, các nước thuộc khối EU

Trang 8

Xu hướng phát triển kinh tế cao và hiện đại, nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm thức ăn nhanh và chế biến sẵn (đông lạnh, đồ hộp ) ngày một tăng và trở thành sản phẩm thiết yếu nhất là tại những nước có nền kinh tế phát triển Giá trị sản lượng tiêu thụ thực phẩm

từ nhập khẩu từ những nước đang phát triển với nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí sản xuất và nhân công thấp, giá thành phù hợp Trong đó, thực phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản được ưa chuộng ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân như: Nguồn cá biển tự nhiên ngày một cạn kiệt do nạn đánh bắt tràn lan, một số loài cá biển có nguy cơ bị tuyệt chủng; Dịch cúm trên gia cầm và lở mồm, long móng trên gia súc trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng thuỷ sản ngày càng nhiều; Thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao (như protein, vitamin, khoáng chất, omega3) có lợi cho sức khoẻ mặc dù có giá bán cao nhưng vẫn được sự ưa chuộng của người tiêu dùng Với các chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng ổn định, tốc độ phát triển trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản được dự báo là rất cao, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản vươn lên theo hướng mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất

3 Các nhân tố rủi ro của công ty

3.1 Rủi ro về kinh tế

- Rủi ro về thị trường xuất khẩu

Thị trường các nước nhập khẩu sản phẩm của Vĩnh Hoàn (Mỹ, Châu Âu, Úc ) luôn quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Những tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, thường là bổ sung hoạt chất cấm sử dụng hoặc quy định mức tối thiểu về dư chất kháng sinh Hiện tại, quá trình sản xuất của Vĩnh Hoàn luôn tuân thủ về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình từ mua nguyên vật liệu đến lúc sản xuất ra thành phẩm và bảo quản Tuy nhiên, sự thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của thị trường tiêu thụ nếu có sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thu mua, sản xuất, xuất khẩu của Công ty

- Rủi ro tỷ giá hối đoái

Trang 9

Công ty là đơn vị kinh doanh xuất khẩu nên yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến doanh

số và lợi nhuận của Công ty Khi tỷ giá biến động tăng thì doanh số của Công ty và lợi nhuận cũng bị tác động tăng theo và ngược lại Tuy nhiên với tình hình chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá thường tăng, mặt khác doanh số của Công ty chủ yếu là xuất khẩu nên yếu tố tỷ giá lại có tác động làm tăng doanh số của Công ty

3.2 Rủi ro đặc thù

- Rủi ro về thị trường nguyên liệu trong nước

Cá Tra, Basa là nguồn nguyên liệu chủ yếu của Công ty hiện nay được các hộ cá nhân nuôi thả trong ao, bè trên sông Tiền và sông Hậu Rủi ro ô nhiễm nguồn nước sông do số lượng hộ nuôi tăng lên nhanh chóng trong khi môi trường nước không được khắc phục là

có thể xảy ra Mặt khác, ảnh hưởng từ những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu Bên cạnh đó Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh khác Những biến động trên ắt hẳn sẽ gây ra sự tăng nguyên liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt ty nếu Công ty không có chính sách dự trữ hợp lý

- Rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá

Với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong những năm gần đây và việc chúng ta càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thuỷ sản, xe đạp, giầy dép, ) trên các thị trường lớn (Mỹ, EU) cho thấy Việt Nam đã trở thành một sức mạnh mới trong giao lưu thương mại quốc tế

Tuy nhiên, các vụ kiện xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bình diện quốc tế Bên cạnh đó, các vụ kiện này cũng có những tác động tiêu cực rất lớn đến những vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập cho người lao động

- Rủi ro nhân lực, năng lực quản lý

Trang 10

Tính chất của ngành chế biến thuỷ sản là luôn cần một lực lượng lớn lao động sản xuất chế biến Sự biến động về nguồn cung ứng lao động luôn diễn ra ở mức độ cao, do đó, rủi ro về thiếu hụt nhân lực luôn thường trực

- Rủi ro khác

Các rủi ro khác như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn v.v là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty Nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro này, Vĩnh Hoàn cũng đã thực hiện việc mua bảo hiểm tai nạn cho cán bộ, công nhân viên của Công ty và cho toàn bộ máy móc, thiết bị, nhà xưởng và hàng hoá kho thành phẩm

4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

4.1 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:

Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC 2009-2012

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Ta nhận thấy từ chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp chứng tỏ tồn kho của công ty luôn ở mức thấp Chỉ tiêu số ngày phải thu phải ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu Theo bảng thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của khoản phải thu của doanh nghiệp là tương đối cao qua các năm, điều này sẽ ảnh hưởng lớn và gây trở ngại cho vấn đề quay vòng vốn và gia tăng các chi phí lãi vay cho doanh nghiệp để tìm nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất

4.2 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn

1.58

1.6

9

1

37

Ngày đăng: 09/04/2015, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w