1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình

73 837 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 692,5 KB

Nội dung

Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM

MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề tài: Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu

hình và đầu tư vào tài sản vô hình

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12

Giáo viên hướng dẫn : TS Từ Quang Phương

TS Phạm Văn Hùng

Trang 3

1.Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 5

MỤC LỤC

1.2 Đầu tư vào tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy phát triển tài sản vô hình 29

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN

HỆ CỦA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

I NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1 Đầu tư

1.1 Khái niệm

Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên

Đối tượng của đầu tư là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm 2 nhóm chính: vì mục tiêu lợi nhuận và vì mục tiêu phi lợi nhuận Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thanh: loại được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất và tài sản vô hình

Kết quả của đầu tư là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…) Các kết quả của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội

Mục tiêu của đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và chủ đầu tư Đầu tư thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn; ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu

tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu

tư đến môi trường môi sinh và do đó ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng

Trang 7

Hoạt động đầu tư là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai.

1.2 Đặc điểm của đầu tư

- Quy mô về tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư là rất lớn

- Thời kỳ đầu tư kéo dài

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

- Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Đầu tư có độ rủi ro cao

1.3 Phân loại đầu tư

- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư có: Đầu tư vào tài sản hữu hình, Đầu tư vào tài sản vô hình

- Theo phân cấp quản lý có: Đầu tư dự án nhóm A, Đầu tư dự án nhóm B, Đầu tư dự

án nhóm C

- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, Đầu tư vận hành

- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại, Đầu tư sản xuất

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn, Đầu tư dài hạn

- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư gián tiếp, Đầu tư trực tiếp

- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài

2 Đầu tư vào tài sản hữu hình

2.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình

2.1.1 Khái niệm TSHH

Trang 8

Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải

có những tài sản nhất định Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Tài sản hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp Những nhân tố này bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư Các tài sản này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại như thể hiện trên bảng cân đối kế toán Các loại tài sản hữu hình nói chung, việc sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc làm cho giá trị tài sản giảm đi

Có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản hữu hình

- Trong đầu tư: TSHH là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán theo diễn biến thông thường của công việc kinh doanh Ví dụ như đất đai, các tòa nhà, máy móc, Nhìn chung, đây là những tài sản không thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng

- Trong kinh doanh: TSHH là tài sản với thời gian sử dụng khá dài, tài sản cố định trong một công việc buôn bán hay kinh doanh

- Trong kế toán: TSHH là tài sản được phục vụ mục đích sản xuất trong thời gian dài chứ không phải để bán lại Nó bao gồm đất đai, các tòa nhà, cây cối, dụng cụ, khoáng sản, rừng cây lấy gỗ

- Trong lĩnh vực thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế, không phải tiền mặt, tồn kho, hàng hóa để bán, các khoản phải thu và những tài sản vô hình nhất định

+ Có thể dễ dàng định giá tài sản: Tài sản hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng Tài sản hữu hình được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại

Trang 9

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Giá trị đã hao mòn (Giá trị phải khấu hao) là nguyên giá của tài sản hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

Giá trị thanh lý (Giá trị còn lại) là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính

2.2 Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình

2.2.1 Đầu tư vào tài sản cố định

Đầu tư vào tài sản cố định hay đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của danh nghiệp Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị Trong doanh nghiệp, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị…Hoạt động này đòi hỏi vốn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, gồm có:

- Đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn: một doanh nghiệp muốn sản xuất được cần phải có nhà xưởng, nơi sản xuất Hoạt đọng đầu tư này thường xảy ra trước khi tiến hành sản xuất trong thời gian khá dài, thường từ 3 - 5 năm

- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: để có thể tạo ra được sản phẩm thì máy móc là một yếu tố không thể thiếu Doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị mới bằng cách nhập khẩu

từ nước ngoài, hoặc do góp vốn của các cổ đông hoặc đầu tư của nước ngoài chuyển giao công nghệ…

- Đầu tư vào tài sản cố định khác: khi doanh nghiệp hoạt động còn phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị văn phòng, thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý…

2.2.2 Đầu tư vào hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm

và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp Tồn kho bao giờ cũng được coi là nguồn nhàn rỗi, do đo khi tồn kho càng cao thì càng gây ra sự lãng phí Tồn kho như một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản xuất Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có điều chỉnh khả năng sản xuất của mình, hệ thống sản xuất sẽ không cần đến lớp đệm lót tồn kho nhưng tồn kho vẫn là cần thiết trên các phương diện sau

Trang 10

- Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu − cầu

- Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi − nhu cầu biến đổi

- Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu − cầu

Vậy bao nhiêu tồn kho là hợp lý?

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác Do vậy, xác định qui mô đầu tư hàng tồn thông trữ tối ưu cho doanh nghiệp rất cần thiết Hoạt động này gồm có:

- Đầu tư vào nguyên, nhiên vật liệu

- Đầu tư vào bán thành phẩm

- Đầu tư vào sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp

2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình

2.3.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh

tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định

Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư đưa ra

Hiệu quả đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu

tư định ra

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư

Hệ thống đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư gồm có:

- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án

+ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho tưng năm, cho cả đời dự án hoặc bình quân năm của đời dự án

Lợi nhuận thuần từng năm được xác định như sau:

Wi = Oi - Ci

Trang 11

Trong đó: Wi : Lợi nhuận thuần năm i

Oi : Doanh thu thuần năm i

Ci : Các chi phí ở năm i+ Tổng lợi nhuận thuần: PV(W)

PV(W) = ∑

=

n i

n i ipv PV

=

= 1

+ Chỉ tiêu thu nhập thuần: NPV: Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển

về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần hoặc thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư Tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao thì hoạt động đầu tư càng có hiệu quả

- Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư Vốn lưu động quay càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư Nếu trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí: B/C

- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: T

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR

- Chỉ tiêu điểm hòa vốn

2.4 Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH

Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH gồm có:

- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác

- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Trang 12

+ Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay

+ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào

sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động

3 Đầu tư vào tài sản vô hình

3.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào TSVH

3.1.1 Khái niệm TSVH

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế “Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”

Hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại tài sản vô hình khác nhau

Theo Luật thuế thu nhập của Mỹ, tài sản vô hình có thể chia làm 6 loại cơ bản:

- Các sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mô hình, kỹ năng

- Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật

- Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá

- Thương quyền, giấy phép, hợp đồng

- Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật

Trang 13

- Các thứ “tương tự” khác Một thứ được gọi là tương tự nếu nó tạo ra giá trị không phải nhờ vào các thuộc tính vật chất mà nhờ vào nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó.

Khái niệm tài sản theo nghĩa pháp lý được phân thành bốn dạng: tiền, vật, giấy tờ có giá và “quyền tài sản” Quyền tài sản là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi trong giao lưu dân sự (như quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê mướn cầu thủ, thỏa thuận gia công …) Các tài sản trí tuệ là loại tài sản tồn tại dưới hình thức “quyền tài sản” và bao gồm các nhân tố trí tuệ mà doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc xác lập quyền sở hữu như: các cơ

sở dữ liệu (data base), các quy trình tác nghiệp, các bí quyết công nghệ … Quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể bao gồm ba khía cạnh: quyền chiếm hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản

và quyền định đoạt tài sản

Một tài sản trí tuệ nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ pháp lý cụ thể theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một đối tượng sở hữu trí tuệ (intellectual property - IP) như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tác phẩm có bản quyền (copyright) … Tập hợp các đối tượng sở hữu trí tuệ mà một doanh nghiệp nắm giữ được gọi

là tập đối tượng sở hữu trí tuệ (IP Portfolio) của doanh nghiệp đó Một đối tượng sở hữu trí tuệ nếu được doanh nghiệp xúc tiến đầy đủ các biện pháp hoặc thủ tục bảo hộ thích ứng sẽ xác lập nên một quyền sở hữu trí tuệ (IP right) như bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu … Một quyền sở hữu trí tuệ có thể có tính độc quyền tuyệt đối (như bằng độc quyền sáng chế) hoặc độc quyền tương đối (như bí mật kinh doanh hoặc các tác phẩm có bản quyền) Điểm đáng chú ý của các đối tượng sở hữu trí tuệ so với các tài sản trí tuệ khác là, pháp luật sở hữu trí tuệ không chỉ điều chỉnh quá trình xác lập, bảo vệ và chuyển giao quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, mà còn chú trọng bảo vệ quyền nhân thân của các tác giả đã tạo ra các đối tượng sở hữu trí tuệ đó (như quyền đứng tên trên văn bằng độc quyền, quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền nhận thù lao và giải thưởng liên quan …)

Việc chuyển giao hẳn quyền sở hữu (bao gồm cả quyền chiếm hữu, quyền sử dụng

và quyền định đoạt) đối với một tài sản trí tuệ cụ thể hoặc một đối tượng sở hữu trí tuệ cho một chủ thể khác được gọi là sự chuyển nhượng tài sản (assignment), như trong trường hợp Unilever mua lại nhãn hiệu P/S của Công ty hoá mỹ phẩm P/S Việc chủ sở hữu vẫn nắm quyền sở hữu tài sản và chỉ cấp phép cho một chủ thể khác sử dụng tài sản trí tuệ liên quan

Trang 14

của mình gọi là sự cấp li-xăng (licensing), như trong trường hợp Unilever cấp li-xăng cho Kinh Đô sử dụng nhãn hiệu WALL trong một thời gian ngắn để thuận tiện cho việc chuẩn bị

và lăng xê nhãn hiệu thay thế sau khi mua lại xưởng kem từ Unilever Trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchising), việc cấp li-xăng nhãn hiệu hay thương hiệu là một trong các giao kết cơ bản và bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ tác nghiệp và hỗ trợ tiếp thị có thể dẫn theo việc cấp li-xăng một số tài sản trí tuệ khác như bí quyết công nghệ hoặc tác nghiệp, các tài liệu hướng dẫn hoặc các mẫu thiết kế có bản quyền …

Bên cạnh các sáng kiến đóng góp trực tiếp vào việc làm giàu cơ sở tri thức (intellectual base) của doanh nghiệp, mọi người lao động trong doanh nghiệp cũng thường xuyên vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, óc phán đoán và tri thức cá nhân của mình trong quá trình lao động công vụ Do vậy, nhìn từ góc độ huy động và khai thác nguồn lực, nhà điều hành cũng nên chú ý đến một đối tượng quản trị khác được gọi là nguồn vốn trí tuệ (intellectual capital - IC) của doanh nghiệp, bao gồm nguồn nhân lực hiện hữu cùng các tài sản trí tuệ (IA) được họ thường xuyên vận dụng và tạo dựng bổ sung cho doanh nghiệp, trong đó có các quyền sở hữu trí tuệ (IP) Ở góc độ chiến lược kinh doanh, có thể nói rằng, các quyền sở hữu trí tuệ (IP) là công cụ để bảo vệ các tài sản hiện tại, trong khi nguồn vốn trí tuệ (IC) và các tài sản trí tuệ (IA) đảm nhận vai trò khai thác các giá trị tương lai Cách tiếp cận này sẽ giúp phân định rõ nhiệm vụ tác nghiệp của một luật sư sở hữu trí tuệ (Patent Attorney, Trademark Agency, IP lawyer …) với một quản trị viên tài sản trí tuệ (IP Manager, IA Manager) Một doanh nghiệp đã phát triển đến một tầm mức nào đó có thể sẽ

có nhu cầu thiết lập một nhóm, tổ hoặc bộ phận quản trị sở hữu trí tuệ (IP team/group) hoặc chuyên nghiệp hơn nữa là quản trị tài sản trí tuệ (IA group/division), đảm nhiệm cả hai chức năng pháp lý lẫn quản trị

3.1.2 Các đối tượng sở hữu trí tuệ

- Sáng chế (invention) là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình,

sẽ được bảo hộ độc quyền cho người đăng ký trước nếu thỏa ba điều kiện: có khả năng áp dụng công nghiệp, có tính mới và có trình độ sáng tạo Một nhà sáng chế hoặc một doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng tất cả các sáng chế mà học có ngay khi mỗi sáng chế vừa phát sinh để giành quyền ưu tiên Sau đó, tùy theo điều kiện thương mại hoá của mỗi sáng chế,

họ có thể tạm giữ kín sáng chế trong vòng 19 tháng để quan sát hoặc chuẩn bị thị trường, để hoàn thiện sáng chế … hay cho công bố để chào bán hoặc chào mời hợp tác, để có quyền

Trang 15

tạm thời khuyến cáo các doanh nghiệp khác không được khai thác … Cũng từ sau ngày nộp đơn, họ có một thời hạn là 42 tháng để ra quyết định cuối cùng là có nên lấy bằng độc quyền hay không Có khi chỉ một thời gian ngắn sau khi đăng ký, đã xuất hiện một sáng chế khác

ưu việt hơn của người khác, hoặc có khi sau khi đã công bố và tìm mọi cách xâm nhập thị trường mà vẫn không thành công, người đăng ký có thể từ bỏ đơn sáng chế đã nộp do sáng chế không có triển vọng thương mại hoá Các tập đoàn công nghiệp quốc tế hàng năm đều đăng ký vài ngàn đơn sáng chế vào nhiều nước khác nhau trong đó có VN, chủ yếu là để ém trước các thị trường (preempt the markets) của các sản phẩm dự định được sản xuất theo các sáng chế đã nộp đơn Họ có thể tiến hành lấy bằng độc quyền hoặc không trong vòng một, hai, ba, bốn hoặc năm năm sau tùy theo giá trị khai thác thương mại của mỗi sáng chế Theo

đó, hệ thống đăng ký sáng chế về bản chất là một hệ thống pháp lý trợ giúp kinh doanh công nghệ chứ không phải là hệ thống để thể hiện hoặc tôn vinh tài năng Cũng như mọi loại sản phẩm mới khác, có công nghệ mới sẽ hết sức đắt giá nhưng sẽ có nhiều hơn các công nghệ mới chỉ mang tính lót đường cho tri thức và công nghiệp

- Nhãn hiệu (brand/trademark) là dấu hiệu để phân biệt các sản phẩm (hàng hoá

và/hoặc dịch vụ) cùng loại Giá trị của nhãn hiệu đuợc hình thành dần trong tiến trình tiếp thị

và có thể phân tách thành năm thành tố giá trị khác nhau bao gồm: mức độ nhận biết về nhãn hiệu, chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu, các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu, ý hướng trung thành của khách hàng và các lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu Một mức độ nhận biết (brand awareness) rõ ràng là cơ sở tối thiểu để tạo lập sự tin cậy đối với nhãn hiệu và giúp neo kết các thành tố giá trị khác

Cả bốn thành tố giá trị trên khi được bồi tụ đến một mức độ nào đó sẽ tạo nên lợi thế hình ảnh cho nhãn hiệu, bên cạnh bốn loại lợi thế cạnh tranh khác mà nhãn hiệu có thể có là: lợi thế về công nghệ, lợi thế về tài chính, lợi thế về thương mại và lợi thế về pháp lý (như các văn bằng độc quyền sở hữu trí tuệ khác trợ lực cho nhãn hiệu) Việc phân tách giá trị nhãn hiệu thành năm thành tố giá trị như trên (hoặc qua một phương án phân tích khác) sẽ giúp nhận biết chính xác hơn các tương tác nhân - quả trong tác nghiệp quản trị nhãn hiệu

- Tên thương mại của doanh nghiệp hoặc thương hiệu (corporate brand/trade name)

là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt các chủ thể kinh doanh Nhiều doanh nghiệp sử dụng luôn thương hiệu làm nhãn hiệu (IBM, Prudential), thường là do kinh doanh đơn ngành hoặc phổ sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) có tính liên kết hay bổ trợ cho nhau Ngược lại, nhiều

Trang 16

doanh nghiệp lại quản trị thương hiệu và nhãn hiệu như những giá trị độc lập và tách biệt, thậm chí chẳng liên quan gì đến nhau (P&G, Unilever), thường là do phổ sản phẩm có tính

đa dạng phục vụ các phân mảng thị trường (segment) khác biệt với chất lượng cảm thụ hoặc các ấn tượng liên kết không nên trộn lẫn với nhau hoặc đôi khi còn trái ngược với nhau (thí

dụ, trong phổ sản phẩm vừa có tuyến (line) thực phẩm cho người, vừa có tuyến thực phẩm cho gia súc) Trong một giao kết licensing hoặc franchising, nếu có quá trình cấp phép sử dụng thương hiệu, có thể hiểu rằng về mặt bản chất, thương hiệu đó đang được sử dụng như một nhãn hiệu dịch vụ (service mark) Việc phân định về bản chất chức năng của thương hiệu với chức năng của nhãn hiệu trong cách tiếp cận này sẽ giúp phát triển các chiến thuật

và sách lược khai thác mối tương quan giữa thương hiệu (corporate brand) với các nhãn hiệu (brand) trong tập nhãn hiệu (brand portfolio) của doanh nghiệp Không như giá trị của nhãn hiệu về cơ bản được hình thành trong mối quan hệ với mảng khách hàng mục tiêu (target segment), giá trị của thương hiệu được hình thành qua quá trình giao kết và giao tiếp với hàng loạt các đối tác kinh doanh như: các nhà cung ứng, các nhà phân phối, khách hàng, các nhà đầu tư, cổ đông, người lao động trực thuộc, chính quyền, giới báo chí, giới phân tích …

mà vào từng giai đoạn kinh doanh khác nhau, một đối tác nào đó lại có vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đó cũng là quá trình giúp doanh nghiệp thiết lập nên các mối quan hệ (relationships), xác lập các quyền (rights) được thụ hưởng, quản lý các công việc đang tiến triển (going concerns), phát triển các tài sản trí tuệ và tạo dựng nên lợi thế hình ảnh (corporate goodwill) cho doanh nghiệp Năm thành tố vừa liệt kê cấu thành phần tài sản vô hình của doanh nghiệp, kết hợp cùng nguồn vốn tiền tệ và các tài sản hữu hình khác xác lập và củng cố giá trị của thương hiệu trên trường kinh doanh, phản ánh qua một trong những thước đo chủ yếu là giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp một khi đã được tung vào sàn giao dịch chứng khoán Do vậy, việc chuyển nhượng tên thương mại hoặc thương hiệu bao giờ cũng phải đi kèm cùng toàn bộ cơ sở kinh doanh liên quan

Trang 17

3.2 Các hình thức đầu tư vào TSVH

Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp mình, giá trị này bao gồm cả giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tài sản vô hình Điều này muốn khẳng định lại một lần nữa, giá trị tài sản vô hình trong doanh nghiệp là một đại lượng có thật và trong nhiều trường hợp có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn nhiều giá trị của những tài sản hữu hình trong doanh nghiệp cộng lại Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tỷ lệ trung bình giữa giá trị thị trường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vào bảng cân đối kế toán) của các Công ty là 1/1, thì theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế đến thời điểm hiện nay tỷ lệ này đã lên tới 6/1 Minh chứng tiêu biểu, đó là trường hợp của Công ty Microsoft, năm 1996, tỷ lệ giữa giá trị thị trường với giá trị sổ sách lên tới 85/1; năm 1997,

tỷ số này ở Công ty Coca Cola là 9/1 Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, đầu tư vào tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của nhà nước cũng như của tư nhân ở

Hà Lan Còn tại Mỹ cũng trong năm này, vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu

tư cho các tài sản hữu hình Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho các tài sản vô hình chiếm đến 20% GDP

Nắm bắt được tầm quan trọng của tài sản vô hình và chiều hướng phát triển không ngừng về mặt giá trị của tài sản vô hình, nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này

3.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng

và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Nó là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 18

Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vị trí quan trọng Đó là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải có 3 yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động; nếu không có con người thì yếu tố tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là vật chết, chính yếu tố lao động mới làm sống lại tư liệu sản xuất thông qua việc đưa chúng tham gia vào quá trình sản xuất Người lao động là yếu tố cách mạng nhất của quá trình sản xuất Mặt khác, nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư Do vậy cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đó là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định; đó cũng là quá trinh cải thiện, nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của người lao động

Như vậy, nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực

- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế

- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

- Trả lương đúng và đủ cho người lao động

Hoạt động đào tạo: chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ… Giáo dục

cơ bản cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và giao dục đại học (đào tạo) vừa giúp cho người học có kiến thức đồng thời cung cấp tay nghề,

kỹ năng, chuyên môn Với mỗi trình độ nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì, yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?

Vai trò của hoạt động giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được cụ thể như sau:

- Tăng tích luỹ vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới Do đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp

- Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng làm việc với năng suất cao,

là cơ sở thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững

Trang 19

Đầu tư dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cải thiện chất lượng lao động

Sức khoẻ có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai Người có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền

bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao Vì vậy nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục – đào tạo

Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động bao gồm những nội dung như:

+ Đầu tư cho hoạt động khám sức khỏe: Khám sức khỏa tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

+ Vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Bảo hộ lao động: Trang phục lao bảo hộ lao động, trang bị phòng sơ cấp cứu và các tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất…

+ Bảo hiểm: BHYT, BHLĐ,BHXH… cho người lao động

Trả lương đúng và đủ cho người lao động, làm cho người lao động nhận thức đúng đắn công việc và vai trò của mình trong doanh nghiệp.

Trước đây người ta coi tiền lương là một khoản chi phí của doanh nghiệp và vì thế người ta tìm mọi cách để giảm thiểu khoản chi trả lương Ngày nay các doanh nghiệp cũng

đã nhìn thấy những vai trò nhất định của hoạt động thanh toán lương cho người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp Lương phù hợp với khả năng khiến người lao động vững tâm và phấn đấu hơn trong công việc Họ đóng góp, cống hiến nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn… góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Do vậy xu hướng chung hiện nay là nhìn nhận việc trả lương dưới góc độ đầu tư phát triển và xem nó như là một hoạt động đầu tư

Các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

3.2.2 Đầu tư nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc đũa thần mầu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống hay nói một cách khác, hiệu qủa sử dụng của các yếu tố này tăng lên

Trang 20

Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức Như vậy, khoa học và công nghệ là một yếu

tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững Vì vậy, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ cần phải được quan tâm và chú trọng bằng cách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Đầu tư cho khoa học là một loại đầu tư mạo hiểm Khảo sát ở Hoa Kỳ, tháng 5/2006 cho thấy 10 đề tài nghiên cứu cơ bản thì 1 đề tài có khả năng trở thành hàng hoá Vì vậy, việc chi cho khoa học không nên cứng nhắc như những ngành kinh tế khác.Nó tạo ra sức bật nhiều cho nền kinh tế vì nó tạo ra những sản phẩm mới, những bước đột phá mới về khoa học công nghệ là một nội dung trong đầu tư phát triển

Mỗi năm nước Mỹ đầu tư cho KH&CN 312 tỷ USD Ở Trung Quốc đầu tư cho KH&CN 1,3% GDP, Thái Lan 2,8% GDP, trong khi đó con số này ở Việt Nam kinh phí cho KHCN là 2.411 tỷ đồng, bằng 0,34% GDP (theo nguồn Bộ Tài chính năm 2004)

-Đầu tư cho công tác chuyển giao công nghệ, phát triển sản phầm mới

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật Bên bán

có nhiệm vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị dịch vụ đào tạo, kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa

vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao

Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp

3.2.3 Đầu tư cho hoạt động Marketing

Trang 21

Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Marketing = Nhu cầu (need) + mong muốn (want) + cầu/yêu cầu (demand) + trao đổi(exchange)

Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường (hay cụ thể hơn là khách hàng) Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Khi tạo

ra được một sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì giá trị công ty cũng tăng theo

Đầu tư cho hoạt động Marketing bao gồm đầu tư cho:

- Quảng cáo (chiến lược ngắn hạn)

- Xúc tiến thương mại

- Xây dựng thương hiệu (Chiến lược dài hạn)

Quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu không phải là những hoạt động riêng biệt tách rời mà có mối liên hệ thống nhất mật thiết Quảng cáo là chiến lược ngắn hạn trong mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn và được hỗ trợ bởi các hoạt động xúc tiến thương mại

Thương hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt mà trong nhiều doanh nghiệp nó được coi là tài sản quan trọng nhất Điều này là bởi vì những tác động kinh tế mà thương hiệu có thể mang lại Thương hiệu ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng, của nhân viên, nhà đầu tư và cả các cơ quan công quyền Trong một thế giới có nhiều lựa chọn, sự ảnh hưởng này là tối quan trọng cho thành công trong thương mại và tạo ra giá trị cho cổ đông Ngay cả các tổ chức phi chính phủ cũng coi thương hiệu là nhân tố then chốt trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, quyên góp cũng như tìm kiếm ứng viên tình nguyện

Một vài thương hiệu cũng đã chứng tỏ được tính lâu bền đến đáng kinh ngạc Cola được coi là thương hiệu có giá trị nhất với 118 năm tuổi Phần lớn các thương hiệu còn lại cũng vào khoảng 60 năm tuổi hoặc hơn trong khi vòng đời bình quân của một doanh nghiệp theo thống kê là vào khoảng 25 năm tuổi Nhiều công trình nghiên cứu đã cố gắng

Trang 22

Coca-ước lượng mức độ đóng góp của thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp Một nghiên cứu của Interbrand kết hợp với JP Morgan đã kết luận rằng thương hiệu đóng góp vào khoảng 1/3 giá trị cho cổ đông Công trình nghiên cứu cũng tiết lộ rằng thương hiệu tạo ra một giá trị đáng

kể cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc cả hai

Một vài thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Các công trình nghiên cứu của đại học Harvard, đại học South Carolina và Interbrand đối với các công ty có trong bảng phân hạng “Thương hiệu tốt nhất toàn cầu” cho thấy các công ty này có khả năng hoạt động hiệu quả hơn nhiều các doanh nghiệp khác xét ở tất cả các khía cạnh Công trình cũng cho thấy rằng việc sở hữu một danh mục cổ phiếu của

Trang 23

các thương hiệu này là có giá trị hơn nhiều nếu đầu tư vào các thương hiệu nằm trong bảng danh sách của Morgan Stanley’s global MSCI và S&P 500.

Ngày nay, các công ty hàng đầu tập chung nỗ lực quản lý của họ vào tài sản vô hình Điển hình, Ford Motor đã giảm đáng kể cơ cấu đầu tư từ tài sản hữu hình vào tài sản vô hình Trong khoảng vài năm gần đây, Ford đã đầu tư trên 12 tỷ USD để gia tăng uy tín cho những thương hiệu như Jaguar, Aston Martin, Volvo và Land Rover Tập đoàn điện tử Sam sung cũng đầu tư rất mạnh vào tài sản vô hình, sẵn sàng bỏ ra 7.5% doanh thu hàng năm để đầu tư vào Nghiên cứu phát triển và 5% cho lĩnh vực truyền thông Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra đến 10% doanh thu hàng năm cho lĩnh vực Marketing

Đó chính là những điều mà John Akasie đã viết trong một bài báo của tạp chí Forbes:

“Chung quy lại thì đó là những vấn đề về thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các mối quan hệ với khách hàng Các công ty sở hữu các thương hiệu nổi tiếng có thể thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư và tăng trưởng nhanh hơn, các công ty này cũng không phải vướng bận nhiều với việc quản lý nhà máy cũng như một khối lượng lớn nhân công thông qua những gì mà thị trường chứng khoán đã tưởng thưởng cho họ với chỉ số P/E cao”

Thống kê của Interbrand về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu rất quan trọng Thương hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (51%) Còn tại Việt Nam, thương hiệu kem đánh răng P/S đã được mua lại với giá 5,3 triệu USD.Đó là giá trị xã hội của thương hiệu

Giá trị kinh tế của thương hiệu đối với người sở hữu nó ngày nay được chấp nhận một cách rộng rãi nhưng giá trị xã hội của thương hiệu vẫn là cái gì đó không rõ ràng Liệu thương hiệu có tạo ra giá trị cho ai khác ngoài chủ sở hữu? Và liệu giá trị mà thương hiệu tạo ra có phải bắt nguồn phần lớn từ chi phí của xã hội? Người ta tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thương hiệu với việc bóc lột sức lao động ở nhiều quốc gia đang phát triển và việc đồng hóa văn hóa Ngoài ra, thương hiệu còn bị kết tội gây cản trở cạnh tranh và làm lu mờ tính trong sạch của hệ thống tài chính bằng cách khuyến khích độc quyền và giới hạn sự lựa chọn của khách hàng Xét ở khía cạnh ngược lại, nhiều người cho rằng thương hiệu tạo ra giá trị đáng kể cho chủ sở hữu cũng như cho xã hội bằng cách gia tăng cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm và làm gia tăng áp lực cho người chủ sở hữu phải hành xử có trách nhiệm hơn với xã hội

Trang 24

Cạnh tranh trên cơ sở hiệu quả hoạt động và giá cả là bản chất của cạnh tranh về thương hiệu, điều này sẽ thúc đẩy quá trình cải tiến và phát triển sản phẩm Các công ty đầu

tư mạnh vào việc phát triển thương hiệu thường có danh mục sản phẩm mới nhiều hơn các công ty khác Một nghiên cứu được thực hiện bởi PIMS Europe cho Hiệp hội thương hiệu Châu Âu (European Brands Association) cho thấy rằng các doanh nghiệp có thương hiệu kém thường đưa ra ít sản phẩm mới, ít đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển và các sản phẩm ít có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp cùng ngành có thương hiệu tốt hơn Thống kê cho thấy gần một nửa công ty có thương hiệu kém hầu như không đầu tư gì cho nghiên cứu phát triển so sánh với dưới ¼ các công ty có thương hiệu tốt Và trong khi 26% các nhà sản xuất có thương hiệu kém hầu như không bao giờ giới thiệu các sản phẩm mới, con số này thấp hơn nhiều đối với các nhà sản xuất có thương hiệu tốt hơn là 7%

Người chủ sở hữu thương hiệu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cũng như hành vi của họ đối với xã hội Nếu kết nối mối liên hệ giữa thương hiệu với doanh số và giá trị cổ phiếu, chi phí tiềm tàng của việc hành xử phi đạo đức là cao hơn rất nhiều lần so với lợi ích nhận được khi hành xử phi đạo đức Một số thương hiệu nổi tiếng cũng đã từng bị cáo buộc là hành xử phi đạo đức nhưng hay thay, ngày nay các thương hiệu này được coi như những ứng cử viên tiên phong trong việc đưa ra các chuẩn mực đạo đức và

hệ thống giám sát nội bộ Điều này không có nghĩa là các thương hiệu này đã thành công trong việc loại trừ các hành vi phi đạo đức, nhưng ít nhất cũng thể hiện rằng họ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề này

Các công ty càng thành thật trong việc chấp nhận khoảng cách mà họ phải vượt qua xét về hành vi đạo đức thì sẽ càng được khách hàng tin tưởng Nike, một công ty đã từng bị lên án khi các nhà cung cấp của nó bóc lột sức lao động ở các quốc gia đang phát triển, ngày nay cung cấp báo cáo kiểm toán bên ngoài Theo đó chỉ một sự giảm sút khoảng 5% doanh thu có thể là sự mất mát giá trị thương hiệu lên đến trên 1 tỷ đôla Như vậy, rõ ràng việc hành xử theo chuẩn mực đạo đức có mối tương quan với những lợi ích kinh tế của những công ty này

Đầu tư xây dựng thương hiệu là một cách để nâng cao giá trị tài sản, phát triển doanh nghiệp, từ đó định vị doanh nghiệp

3.3 Đánh giá hiệu quả của đầu tư vào tài sản vô hình

Trang 25

Năm 2003, Tạp chí Business Week hợp tác cùng Tập đoàn Interbrand công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới (thương hiệu là 1 loại tài sản vô hình quan trọng của các doanh nghiệp): dẫn đầu là Coca Cola (69,637 tỷ USD), Microsoft (64,09 tỷ USD), IBM (51,188 tỷ USD), General Electric (41,311 tỷ USD), Intel (30,861 tỷ USD, Nokia (29,970 tỷ USD), Disney (29,256 tỷ USD), Mc Donald’s (26,375 tỷ USD), Marlboro (24,151 tỷ USD), Mercedes (21,101 tỷ USD) Ở Việt Nam cũng đã có một số Công ty xác định giá trị nhãn hiệu hàng hoá của mình như: giá trị nhãn hiệu của Công ty P/S là 5,3 triệu USD, nhãn hiệu Bia Sài Gòn là 9,5 triệu USD Tất cả những điều trên muốn nói rằng, khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp không thể không đi vào đánh giá yếu tố vô hình trong đó, bởi vì doanh nghiệp khác với các tài sản thông thường, đây là một thực thể động và có sự tham gia của con người.

Trước đây, tài sản hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp Ngày nay, hoàn toàn có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp là nằm ở tài sản vô hình Mối quan tâm của các cấp quản lý đối với loại tài sản này đã gia tăng một cách đáng kể.Vậy làm thế nào để đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản vô hình cũng như làm thế nào để định giá tài sản vô hình?

Thực ra thì thị trường cũng nhận thức được sự hiện diện của tài sản vô hình nhưng giá trị cụ thể của nó là không rõ ràng và chưa định lượng được Ngay cả ngày nay, trong quá trình xác định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số như tỷ suất sinh lợi đầu tư, tài sản, vốn chủ sở hữu chứ không hề dựa vào các chỉ số liên quan đến tài sản vô hình Thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, nhân lực là những nhân tố sống còn cho sự thành công của doanh nghiệp nhưng hiếm khi được xác định giá trị một cách chi tiết, nó chỉ được tính gộp vào tổng giá trị tài sản một cách tương đối

Có 2 cách dịnh giá tài sản vô hình đó là :

- Cách 1: Trực tiếp đi vào đánh giá giá trị của tài sản vô hình

- Cách 2: Gián tiếp tính toán thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp tổng thể sau đó trừ đi giá trị của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp đó

Trực tiếp đi vào đánh giá giá trị của tài sản vô hình Theo hướng này có phương pháp cơ bản sau:

- Các phương pháp chi phí: các phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng giá trị của một tài sản được đo bằng chi phí để làm ra tài sản đó Và hiện tại, có 2 phương pháp xác

Trang 26

định giá trị tài sản vô hình dựa trên chi phí: một là, phương pháp chi phí quá khứ và hai là, phương pháp chi phí tái tạo.

+ Phương pháp chi phí quá khứ: để xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, người ta đi vào trực tiếp xác định và tổng hợp các chi phí đã phát sinh trong quá trình xây dựng tài sản vô hình đó Phương pháp này có ưu điểm, chỉ ra được những chi phí cụ thể để tạo ra tài sản vô hình Tuy nhiên, nó lại chứa đựng nhược điểm lớn, đó là chi phí không phản ánh giá trị thị trường hiện tại của tài sản vô hình, đồng thời phương pháp này không tính đến những lợi ích mà tài sản vô hình mang lại trong tương lai

+ Phương pháp chi phí tái tạo: phương pháp này đi vào tính toán tất cả các chi phí cần thiết hiện nay để tạo dựng tài sản vô hình như hiện tại Như vậy, phương pháp chi phí tái tạo cho phép xác định giá trị tài sản vô hình với giá trị thị trường hơn, nhưng một trong những khó khăn của phương pháp này là khó khăn khi xác định các chi phí hiện tại tương đương để hình thành ra tài sản, đặc biệt khi tài sản đó lại là tài sản vô hình

+ Phương pháp tính siêu lợi nhuận: phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng 1 doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có tài sản vô hình Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại của dòng siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong tương lai

n SLNt

V = ∑

t=1 (1+i)t

Trong đó:

V: giá trị tài sản vô hình

SLNt: siêu lợi nhuận năm t

Trang 27

lập luận về dòng siêu lợi nhuận trong tương lai, cũng như khó khăn trong việc xác định các tham số như: n, i

Gián tiếp tính toán thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp tổng thể sau đó trừ

đi giá trị của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp đó

Theo hướng này, trước hết chúng ta đi vào xác định tổng thể giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị sản sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình) bằng các phương pháp khác nhau, như các phương pháp chiết khấu dòng tiền sau đó đi vào đánh giá trực tiếp giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản (nếu công tác kế toán

ở đình độ cao, chung ta có thể lấy trực tiếp kết quả trong bảng cân đối kế toán, còn không thì phải đi vào đánh giá lại toàn bộ giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp theo giá thị trường – như phương pháp tài sản trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính) Khi đã xác định được 2 đại lượng nêu trên, chúng ta nhanh chóng tìm ra được giá trị của tài sản vô hình trong doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị tổng thể của doanh nghiệp trừ đi giá trị của tài sản hữu hình đã đánh giá lại theo giá thị trường của doanh nghiệp đó

II MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH

Nền kinh tế thị trường với đa dạng sản phẩm,chủng loại,phù hợp với nhu cầu cuộc sống Khả năng cạnh tranh để chiếm thị phần cũng như tạo được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp đang là một vấn đề nóng hổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết lựa chọn con đường đi phù hợp đúng đắn,tạo dựng cho mình một vị thế trên thị trường.Các doanh nghiệp

tự lựa chọn con đường đi khác nhau cho riêng mình,nhưng chung qui lại họ cần phải nhận biết được tài sản hữu hình,tài sản vô hình,cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng,từ đó khắc phục được ưu nhược điểm của doanh nghiệp,phát triển doanh nghiêp của mình ngày càng lớn mạnh

Không chỉ đối với doanh nghiêp ở tầm vi mô Ở tầm vĩ mô,nhà nước muốn nền kinh

tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững cũng phải chú trọng đến đầu tư vào tài sản hữu hình, tài sản vô hình,mối quan hệ giữa chúng ,xác đinh cơ cấu đầu tư hợp lí,từ đó co những kế hoạch nhằm phát triển kinh tế -xã hội

Trang 28

Trong những phần trên, ta đã nghiên cứu về nội dung và tầm quan trọng của tài sản hữu hình, tài sản vô hình.Vậy mối liện hệ giữa chúng là gì? Cần phải xác định cơ cấu đầu tư như thế nào là hợp lí đế phát triển doanh nghiệp của mình

1 Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình

1.1 Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình

- Sự tất yếu khách quan khi đầu tư vào tài sản hữu hình

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, ngay từ lúc bắt đầu muốn thành lập công ty, doanh nghiệp hay xí nghiệp thì phải có trong tay một lượng vốn đủ lớn Bước đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ đến đó là cần đầu tư xây dựng các loại tài sản vật chất như nhà xưởng, văn phòng làm việc, phòng thí nghiệm, mua sắm trang bị các loại máy móc thiết

bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn… gọi chung là các tài sản hữu hình.Không

có tài sản hữu hình này thì doanh nghiệp không thể tồn tại, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đồng nghĩa với sự tồn tại của tài sản hữu hình

Khi có một lượng cơ sở nhất định thì doanh nghiệp mới có thể tiếp tục bàn đến việc đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào là tốt, như thế nào là hợp lý nhằm phát triển doanh nghiệp của mình

- Tài sản vật chất là nguồn gốc của mọi tài sản vô hình.

Sự tồn tại của tài sản hữu hình đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghĩ ngay đến vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất kinh doanh

Thật vậy, khi mua sắm nhà xưởng, máy móc, trong thiết bị hiên đại cần phải chú ý đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp như thế nào: Xác định bao nhiêu công nhân, nhân viên cần có, trình độ học viên của từng người cần đạt được là bao nhiêu thì phù hợp, cần đầu

tư như thế nào để nâng cao trình độ của công nhân, nhân viên Xác định được sản phẩm mà mình sản xuất ra từ đó có kế hoạnh đầu tư cho hoạt động Maketing như thế nào, quảng cáo thương hiệu làm sao… Một khi doanh nghiệp đã thành công trong việc xâm nhập thị trường thì rõ ràng rằng vấn đề đầu tư doanh nghiệp sẽ tập trung vào xây dựng tài sản vô hình của mình

Trang 29

1.2 Đầu tư vào tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy phát triển tài sản vô hình

Một doanh nghiệp chú trọng ngay từ đầu để phát triển tài sản hữu hình thì sẽ thúc đẩy làm tăng tiềm lực về tài sản vô hình

Tài sản hữu hình của một doanh nghiệp như máy móc hiện đại, trang thiết bị tân tiến kèm theo công nghệ cao là nguồn gốc tạo ra sản phẩm tốt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn Việc tạo ra những sản phẩm như vậy không chỉ tác động tích cực đến đầu tư vào tài sản hữu hình mà còn tác động ngươc trở lại đối với tài sản vô hình

Một sản phẩm tốt xâm nhập vào thị trường làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong nền kinh tế Phát triển thương hiệu của mình, nâng cao vị thế của mình trên đấu trường trong nước cũng như quốc tế Khi đó, lợi nhuận ngày càng tăng lên tạo nên động lực thúc đẩy đầu tư vào vốn con người: Lương công nhân ngày một tăng lên, khuyến khích tạo hứng thú hăng say làm việc Một mặt đầu tư cho công nhân đi học, nâng cao trình độ, chất xám, đảm bảo tính năng động, hiệu quả và sáng tạo trong công việc

Nếu việc đầu tư vào tài sản hữu hình không đươc chú trọng thì trình độ trang thiết bị máy móc ngày một lạc hậu, công nghệ chậm đổi mới, không theo kịp với xu thế của thời đại

sẽ gây cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp Điều này sẽ tạo

ra một ngoại ứng tiêu cực, năng suất lao động thấp kèm theo sản phẩm kém chất lượng, lợi nhuận thấp từ đó kìm hãm cơ hội đầu tư vào các hoạt động như: Marketing, hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng cáo, chi phí để nắm và phân tích thị trường…

Như vậy, chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình tạo đà cho đầu tư phát triển tài sản

vô hình Nhưng việc đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào cho phù hợp với qui mô và chất lượng của doanh nghiệp đang là một câu hỏi khó cho các soanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và hỏ Muốn tìm được lời giải cho câu hỏi trước hết ta cần làm rõ được tâm quan trọng của tài sản vô hình và sự tác đồng của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình là như thế nào?

2 Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình.

Một đặc điểm nổi bật của tài sản hữu hình là nguồn vốn lớn và quá trình chu chuyển vốn chậm Vậy muốn quá trình chu chuyển vốn này tăng lên thì một doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng đến đầu tư phát triển tài sản vô hình

Trang 30

2.1 Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình

Một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tốt chưa hẳn đã tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được sự ưu ái của khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm kém chất lượng hơn Đó chính là ưu thế của việc đầu tư cho phát triển thương hiệu Bằng các viêc nghiên cứu kiểu dáng, nhãn hiệu của sản phẩm các chiến dịch marketing làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi, nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường

Lấy ví dụ về Unilever (một tập đoàn Hà Lan kinh doanh theo phong cách đa nhãn với hành trăm nhãn hiệu được đăng kí tại thị trường Việt Nam và được tiếp thị một các hoàn toàn độc lập với nhau) mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S và khai thác chỉ dẫn địa lí

“Phú Quốc”với sản phẩm nứơc mắm Knorr Phú Quốc.Từ một thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam nhưng không còn đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài,Unilever đã biến P/S thành một thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm có chât lượng cao, đa dạng về chủng loại,phong phú về mẫu mã

Một lợi thế khá rõ nét khi xây dựng, đầu tư vào tài sản vô hình đó chính là nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm, không chỉ dừng lại ở đó Viêc đầu

tư vào tài sản vô hình còn tác động tích cực và mạnh mẽ tới việc đầu tư vào tài sản hữu hình, đảm bảo cho việc đầu tư vào các đối tượng vật chất được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

2.2 Đầu tư vào tài sản vô hình thúc đẩy quá trình đất tư vào tài sản hữu hình

Để nắm sự tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến đầu tư vào tài sản hữu hình trước hết ta phân tích sự tác động từng khía cạnh khi đầu tư vào tài sản vô hình

Trong quá trình hôi nhập hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xâm nhập vào thị trường trong nước tạo nên nhiều thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xét về khía cạnh nhãn hiệu, thương hiệu

Chú trọng đầu tư quảng bá thương hiệu, xây dựng được thương hiệu uy tín tạo nên

vị thế trong nền kinh tế thị trường, có thế cạnh tranh với các sản phẩm, các thương hiệu nổi tiếng khác Lợi nhuận tăng cao tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển tài sản hửu hình nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã, thõa mãn nhu cầu thị trường

Trang 31

Ví dụ với Trà Cây Đa là một sản phẩm của công ty liên doanh với nước ngoài nhưng khi sản phẩm này mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng đều tưởng rằng đó là sản phẩm của Việt Nam và thực tế thương hiệu này đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam Đó là do họ có cách tiếp thị sản phẩm với người tiêu dùng Việt Nam một cách rất thân thiện và thuần Việt.

Ngược lại, là không chú trọng vào đầu tư cho thương hiệu thì cho dù doanh nghiệp

đó có sản phẩm tốt, được mọi người ưa chuộng thì cũng dần dần mất vị thế và có thế bị các công ty, doanh nghiệp khác cạnh tranh chiếm thị phần

Lấy ví dụ về Unilever,nhưng thử xét về khía cạnh của công ty hóa phẩm P|S Công ty

đã không chú ý đến lợi thế thương mại và lợi thế hình ảnh mà P|S đã thiết lập trên thị trường nội địa trong suốt thời gian dài trước khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, không chú ý đến phần giá trị vô hình có thể tăng thêm đó chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P|S cho Unilever cuối cùng đã bị hãng Unilever thâu tóm, đánh mất hoàn toàn vị thế cạnh tranh ban đầu của mình

Trong quá trình sản xuất,yếu tố con người được xem là một trong những yếu tố quan hàng đầu Có máy móc nhưng không có con người để vận hành sẽ không tạo ra sản phẩm Một mặt, con người không có kiến thức, không có kĩ năng, không có kinh nghiệm sẽ làm giảm năng suất lao động, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

Đầu tư vào con người là một tất yếu,nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản vô hình mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp

Việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm tạo nên đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ nhân sự cao cấp, có kĩ năng làm việc, có hiệu quả và sáng tạo cao sẽ có ý nghĩa quyết định đến vấn đề vận hành và sử dụng hệ thống tài sản vật chất của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tạo lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp Đội ngũ công - nhân viên của công ty không chỉ là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quá trình vận hành tài sản vật chất mà còn tạo nên nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp từ đó tạo nên động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản vật chất khác,nâng cao chất lượng,năng suất lao động cho sản phẩm

Xét về đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ

Trang 32

Thực tiễn đã chỉ ra rằng chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng khoa học và công nghệ, đổi mới và cập nhật với thế giới thì mới tồn tại và phát triển được.

Đầu tư vào công nghệ mới tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành sản phẩm,tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trưòng ,giúp cho các doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển.Từ đó tăng thêm nguồn vốn đầu tư vào tài sản hữu hình

Mặt khác đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ làm cho doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, tránh tụt hậu so với các doanh nghiệp trong nước cũng như so với nước ngoài,

từ đó máy móc trang thiết bị, nhà xưởng luôn được mở rộng,cải tạo, ngày một hiện đại, tạo

ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người

Điều này được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng và phát triển của tổng công ty tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Khi mới thành lập Vinashin có 23 doanh nghiệp thành viên và sau gần 10 năm hoạt động đã phát triển hơn 100 thành viên.Vinashin đã xác định hướng đi của mình là

“tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại đầu tư phát triển năng lực đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước,chia sẻ thị phần khu vực

và xuất khẩu tàu ra nước ngoài” Cùng với việc kết hợp với các công ty nước

ngoài để chủ động thiết kế các tàu cỡ lớn, mua các phần mềm như Mars, Autoship, Autoplate…Vinashin đã triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm.Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong vòng 10 năm,Vinashin đã có bước phát triển thần kì tư chỗ “sống dở chết dở” Vinashin đã có những cơ sở đóng được tàu hàng trăm nghìn tấn và họ cũng đã kí được nhiều hợp đồng hàng tỷ USD đóng tàu cho nước ngoài Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình lẫn việc đầu tư vào tài sản giống như vòng tròn xoắn ốc.Nó đều tác động lại lẫn nhau và đều làm cho doanh nghiệp ngày càng được mở rộng

và phát triển một cách bền vững.Tất cả những nhận định, những phân tích trên đều cho ta thấy tầm quan trọng của tài sản hữu hình,tài sản vô hình và mối quan hệ mật thiết giữa chúng.Tuy nhiên cần phải xác định được cơ cấu đầu tư như thế nào là hợp lý tránh đầu tư lệch trong các doanh nghiệp từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như doanh thu của công ty

Việc đầu tư lệch không chỉ không mang lại hiệu quả cho một dự án đầu tư mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn thể doanh nghiêp

Trang 33

Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư vào các loại tài sản vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngủ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với trình độ của công nghệ

sẽ làm cho năng suất lao động giảm,sản phẩm kém,kìm hãm hiệu quả của vốn đầu tư.Chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà quên đầu tư vào quảng bá sản phẩm,quảng bá thương hiệu thì liệu rằng sản phẩm đó có nhanh chóng được mọi người biết đến?

Ngựơc lại,quá chú trọng đến đầu tư vào tài sản vô hình mà quên đi tài sản hưu hình thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp:Chú trọng đến đầu tư vào con người nhằm nâng cao trình độ của công nhân viên trong khi trang thiết bị thì ngày một lạc hậu càng làm kìm hãm sự sáng tạo,hăng say lao đông của công nhân.Chú trọng đầu tư vào nâng cao thương hiệu,trong lúc đó sản phẩm còn kém,chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì thương hiệu cũng không thể tồn tại và phát triển được

Như vậy,một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần nắm đươc tầm quan trọng của việc đầu tư vào tài sản hửu hình.đầu tư vào tài sản vô hình.Nhìn nhận được cách kết hợp trong việc đầu tư vào chúng,từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH Ở VIỆT NAM

I THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1 Thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình

1.1 Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng

1.1.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng của Việt Nam

So với các nước khác thì CSHT của Việt Nam còn quá yếu kém Đặc biệt là trong nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, sự lạc hậu, xuống cấp của cơ sở hạ tầng phần nào làm hạn chế tốc độ phát triển đó Mặc dù cơ sở hạ tầng vẫn được đánh giá là nền móng cho sự phát triển kinh tế nhưng các nhà đầu tư rất ngần ngại khi bỏ vốn vào đây Bởi mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận và hiệu quả kinh tế Trong khi các công trình này vừa đòi hỏi một lượng vốn lớn mà hiệu quả tài chính không cao Nó chủ yếu phục vụ mục tiêu xã hội Do vậy hầu hết các công trình công cộng đó được đầu tư từ ngân sách nhà nước.Ví dụ như các công trình cầu đường, các công trình công cộng ….Đối với các doanh

Trang 34

nghiệp tư nhân, họ chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính việc sản xuất của họ ,gắn với lợi ích thiết thực của chính họ Do đó thường đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất có thể Còn với các công trình đầu tư của nhà nước, do việc giải ngân chậm, việc quản lý mang tính chung chung, lợi ích đem lại là của chung, đồng vốn bỏ ra lại không thuộc một cá nhân nào,

do đó hiệu quả đầu tư không cao

“So với các nước khác trong khu vực,hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam ở dưới mức trung bình” TS.Nguyễn Mạnh Kiểm - Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đã cho biết như vậy khi đánh giá về cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại VN Jeff Puchalski nhấn mạnh, những hạn chế về

cơ sở hạ tầng vật chất ở VN đang bắt đầu đe dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất

và cả xuất khẩu trong tương lai "VN đã thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất Nhưng nếu không chú ý đến vấn đề giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác sẽ không thể giải quyết được sự tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai"

Thực trạng về cơ sở hạ tầng đang là một vấn đề được quan tâm của Việt Nam hiện nay Chính vì vậy chính phủ đã có những chính sách nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này

và nâng cao hiệu quả đầu tư

1.1.2 Thực trạng tình hình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay

- Một số lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay

Do nhu cầu thực tế, CSHT đang là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của VN, bao gồm các dự án đầu tư vào:hệ thống cảng biển, đường cao tốc, các dự án điện, đường sắt… Theo

số liệu của Tổng hội Xây dựng VN, các dự án giao thông - vận tải theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT)… đang triển khai hoặc chuẩn

bị đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 44 nghìn tỷ đồng Trong đó, có 43 dự án xây dựng công trình giao thông, chiếm 90% lượng vốn đầu tư Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt là nâng cấp các tuyến hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực, từng bước mở rộng mạng lưới và xây dựng đường sắt cao tốc, ưu tiên xây dựng trục đường sắt cao tốc Bắc - Nam Lĩnh vực cảng biển cũng được ưu tiên thu hút đầu tư

- Tiến độ thi công công trình

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hầu hết đều là những công trình đầu tư lớn với thời gian thi công dài Nhưng việc thực thi các dự án này đều chậm so với tiến độ đặt ra Việc chậm tiến độ này do các nguyên nhân cơ bản như: giải ngân vốn chậm, việc giải phóng

Trang 35

mặt bằng khó khăn và việc nguyên vật liệu tăng giá Nhưng có một nghịch lý xảy ra đó là, trong khi rất nhiều công trình không thi công được do vốn giải ngân chậm thì lại có những công trình “không tiêu hết tiền” của dự án , tức là nhà đầu tư không đẩy nhanh tiến độ mặc

dù dư thừa vốn đã giải ngân

Thực trạng này diễn ra điển hình tại Hà Nội Mặc dù mục tiêu đặt ra là rất gần Đó là hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long vào năm 2010 Thế nhưng các dự án lớn của Hà Nội vẫn đang thi công với tốc độ “sên bò”

Năm 2007, 5 dự án lớn của Hà Nội (đường 5 kéo dài, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hòa Lạc, cầu Nhật Tân, tuyến đường sắt đô thị thí điểm) có số vốn dự toán hơn 1.570 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện chưa tới 600 tỷ Gần 1.000 tỷ đồng kết dư ở các dự án này đã khiến cho tổng kết dư ngân sách thành phố Hà Nội lên tới hơn 3.380 tỷ đồng trong năm

2007

Ngoài ra, với hơn 3.620 tỷ đồng chi chuyển nguồn ngân sách sang năm 2008, Hà Nội

có tới hơn 7.000 tỷ đồng "không tiêu hết" trong năm 2007, chiếm tới 15% tổng thu ngân sách

Như vậy, có thể nói, vấn đề cấp bách trong thực thi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay đó là tốc độ thi công công trình Đây là những dự án quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, nó đỏi hỏi lượng đầu tư lớn, chính vì vậy càng để lâu thì dự án càng khó hoàn thành do mức độ tăng giá nguyên vật liệu ngày càng cao

- Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động các nguồn lực cho CSHT, tuy nhiên cả nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vốn Đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này còn rất hạn chế Đến nay mới chỉ có 60 dự án BOT, BT đầu tư vào lĩnh vực này Hiện tại, chỉ có 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông Mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào CSHT chưa tương xứng nhu cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động này Trong khi đó, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%, mức vốn đầu tư vào CSHT đòi hỏi phải tăng lên tương đương 11 - 12% GDP thay vì mức 9 - 10% GDP như hiện nay Do sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi nên việc huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân khoảng 2,5

tỷ USD/năm đang là vấn đề cấp bách

Trang 36

Theo tính toán từ Ngân hàng thế giới, thì mức chi tiêu dự tính cho các công trình hạ tầng trên toàn quốc là rất lớn so với nguồn lực cũng như vốn của Chính phủ hiện có.Ví dụ, TCty Điện lực VN cần đầu tư 2 tỷ USD/năm để theo kịp mức tăng trưởng dự tính 93 tỷ kWh vào năm 2010 Ngành nước, nguồn vốn cần cho phát triển hệ thống cấp nước, chỉ tính riêng

HN và TP HCM đến năm 2010vào 2 tỷ USD Ngành đường sắt cũng cần1,5 tỷ USD, sân bay cần 1,44 tỷ USD, đường sá cần 3,1 tỷ USD, hệ thống giao thông đô thị cần 18 tỷ USDcho 10 năm tới Riêng hệ thống cảng biển VN cần được đầu tư 1,86 tỷ USD trước năm 2010 mới đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế

Tính đến thời điểm hiện nay, đa số các công trình đều sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính 65,8 nghìn tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, trong đó vốn Trung ương quản lý đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, đạt 62,3%; vốn địa phương quản lý đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, đạt 69,4% Khối lượng vốn thực hiện của các Bộ, Ngành và địa phương nhìn chung đạt thấp: Bộ Xây dựng 90 tỷ đồng, chỉ đạt 25,6% kế hoạch năm; Bộ Giao thông Vận tải 3,7 nghìn tỷ đồng, đạt 58,7%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 759,2 tỷ đồng, đạt 67,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 303,9 tỷ đồng, đạt 68,9% Các địa phương có tiến độ giải ngân nhanh là: Lâm Đồng đạt 95,2% kế hoạch năm; Quảng Trị đạt 89,3%; Thái Nguyên 86,1%; Yên Bái 84,7%; Bà Rịa -Vũng Tàu 81,1%

Dưới đây là bảng phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đối với các bộ có dự án đầu tư trọng điểm

Bảng 1 : Khối lượng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 9

Tháng 9/2008

9 thángnăm 2008

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình - Đoàn Văn Trường - Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005 Khác
2. Giáo trình Kinh tế đầu tư - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
3. Giáo trình Kinh tế phát triển-GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng-Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
4. Kinh tế tri thức-Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia Khác
5. Kotler on Marketing-Nhà xuất bản trẻ TPHCM Khác
6. 18 Quy luật bất biến Phát Triển Thương Hiệu , Ronald J.Alsop – NXB Trẻ Khác
7. Quản trị thương hiệu cá nhân và công ty , Hubert K.Rampersad , NXB Lao động Xã hội Khác
8. Tạp chí Kinh tế và phát triển 9. Thời báo Kinh tế Việt Nam Khác
10. Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, Tổng cục thống kê, Nhà xuất bản thống kê 2004 Khác
11. 20 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam-ASEC 12. Báo Đầu tư Khác
13. Tạp chí Kinh tế và dự báo 14. www.mpi.gov.vn15. www.neu.edu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình và đầu tư vào tài sản vô hình - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
Hình v à đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 1)
Dưới đây là bảng phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đối với các bộ có dự án đầu tư trọng điểm. - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
i đây là bảng phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đối với các bộ có dự án đầu tư trọng điểm (Trang 36)
Bảng 1: Khối lượng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 9 và 9 tháng năm 2008 - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
Bảng 1 Khối lượng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 9 và 9 tháng năm 2008 (Trang 36)
Bảng 2 : Định giá TSHH và TSVH trong một số loại hàng hoá - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
Bảng 2 Định giá TSHH và TSVH trong một số loại hàng hoá (Trang 53)
(Nguồn: trang 16 các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005.Tác giả Đoàn Văn Trường)   - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình
gu ồn: trang 16 các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005.Tác giả Đoàn Văn Trường) (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w