II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH
2. Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình.
Một đặc điểm nổi bật của tài sản hữu hình là nguồn vốn lớn và quá trình chu chuyển vốn chậm. Vậy muốn quá trình chu chuyển vốn này tăng lên thì một doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng đến đầu tư phát triển tài sản vô hình.
2.1. Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình.
Một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tốt chưa hẳn đã tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được sự ưu ái của khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm kém chất lượng hơn. Đó chính là ưu thế của việc đầu tư cho phát triển thương hiệu. Bằng các viêc nghiên cứu kiểu dáng, nhãn hiệu của sản phẩm các chiến dịch marketing làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi, nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường.
Lấy ví dụ về Unilever (một tập đoàn Hà Lan kinh doanh theo phong cách đa nhãn với hành trăm nhãn hiệu được đăng kí tại thị trường Việt Nam và được tiếp thị một các hoàn toàn độc lập với nhau) mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S và khai thác chỉ dẫn địa lí “Phú Quốc”với sản phẩm nứơc mắm Knorr Phú Quốc.Từ một thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam nhưng không còn đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài,Unilever đã biến P/S thành một thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm có chât lượng cao, đa dạng về chủng loại,phong phú về mẫu mã
Một lợi thế khá rõ nét khi xây dựng, đầu tư vào tài sản vô hình đó chính là nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm, không chỉ dừng lại ở đó. Viêc đầu tư vào tài sản vô hình còn tác động tích cực và mạnh mẽ tới việc đầu tư vào tài sản hữu hình, đảm bảo cho việc đầu tư vào các đối tượng vật chất được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình thúc đẩy quá trình đất tư vào tài sản hữu hình
Để nắm sự tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến đầu tư vào tài sản hữu hình trước hết ta phân tích sự tác động từng khía cạnh khi đầu tư vào tài sản vô hình.
• Đối với thương hiệu
Trong quá trình hôi nhập hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xâm nhập vào thị trường trong nước tạo nên nhiều thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xét về khía cạnh nhãn hiệu, thương hiệu.
Chú trọng đầu tư quảng bá thương hiệu, xây dựng được thương hiệu uy tín tạo nên vị thế trong nền kinh tế thị trường, có thế cạnh tranh với các sản phẩm, các thương hiệu nổi tiếng khác. Lợi nhuận tăng cao tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển tài sản hửu hình nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã, thõa mãn nhu cầu thị trường.
Ví dụ với Trà Cây Đa là một sản phẩm của công ty liên doanh với nước ngoài nhưng khi sản phẩm này mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng đều tưởng rằng đó là sản phẩm của Việt Nam và thực tế thương hiệu này đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Đó là do họ có cách tiếp thị sản phẩm với người tiêu dùng Việt Nam một cách rất thân thiện và thuần Việt.
Ngược lại, là không chú trọng vào đầu tư cho thương hiệu thì cho dù doanh nghiệp đó có sản phẩm tốt, được mọi người ưa chuộng thì cũng dần dần mất vị thế và có thế bị các công ty, doanh nghiệp khác cạnh tranh chiếm thị phần.
Lấy ví dụ về Unilever,nhưng thử xét về khía cạnh của công ty hóa phẩm P|S. Công ty đã không chú ý đến lợi thế thương mại và lợi thế hình ảnh mà P|S đã thiết lập trên thị trường nội địa trong suốt thời gian dài trước khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, không chú ý đến phần giá trị vô hình có thể tăng thêm đó chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P|S cho Unilever cuối cùng đã bị hãng Unilever thâu tóm, đánh mất hoàn toàn vị thế cạnh tranh ban đầu của mình.
• Xét về đầu tư nhân lực
Trong quá trình sản xuất,yếu tố con người được xem là một trong những yếu tố quan hàng đầu. Có máy móc nhưng không có con người để vận hành sẽ không tạo ra sản phẩm. Một mặt, con người không có kiến thức, không có kĩ năng, không có kinh nghiệm sẽ làm giảm năng suất lao động, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Đầu tư vào con người là một tất yếu,nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản vô hình mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp.
Việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm tạo nên đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ nhân sự cao cấp, có kĩ năng làm việc, có hiệu quả và sáng tạo cao sẽ có ý nghĩa quyết định đến vấn đề vận hành và sử dụng hệ thống tài sản vật chất của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tạo lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp. Đội ngũ công - nhân viên của công ty không chỉ là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quá trình vận hành tài sản vật chất mà còn tạo nên nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp từ đó tạo nên động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản vật chất khác,nâng cao chất lượng,năng suất lao động cho sản phẩm.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng khoa học và công nghệ, đổi mới và cập nhật với thế giới thì mới tồn tại và phát triển được.
Đầu tư vào công nghệ mới tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành sản phẩm,tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trưòng ,giúp cho các doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển.Từ đó tăng thêm nguồn vốn đầu tư vào tài sản hữu hình.
Mặt khác đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ làm cho doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, tránh tụt hậu so với các doanh nghiệp trong nước cũng như so với nước ngoài, từ đó máy móc trang thiết bị, nhà xưởng luôn được mở rộng,cải tạo, ngày một hiện đại, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
Điều này được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng và phát triển của tổng công ty tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Khi mới thành lập Vinashin có 23 doanh nghiệp thành viên và sau gần 10 năm hoạt động đã phát triển hơn 100 thành viên.Vinashin đã xác định hướng đi của mình là “tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại đầu tư phát triển năng lực đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước,chia sẻ thị phần khu vực và xuất khẩu tàu ra nước ngoài”. Cùng với việc kết hợp với các công ty nước
ngoài để chủ động thiết kế các tàu cỡ lớn, mua các phần mềm như Mars, Autoship, Autoplate…Vinashin đã triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm.Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong vòng 10 năm,Vinashin đã có bước phát triển thần kì tư chỗ “sống dở chết dở” Vinashin đã có những cơ sở đóng được tàu hàng trăm nghìn tấn và họ cũng đã kí được nhiều hợp đồng hàng tỷ USD đóng tàu cho nước ngoài.
Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình lẫn việc đầu tư vào tài sản giống như vòng tròn xoắn ốc.Nó đều tác động lại lẫn nhau và đều làm cho doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển một cách bền vững.Tất cả những nhận định, những phân tích trên đều cho ta thấy tầm quan trọng của tài sản hữu hình,tài sản vô hình và mối quan hệ mật thiết giữa chúng.Tuy nhiên cần phải xác định được cơ cấu đầu tư như thế nào là hợp lý tránh đầu tư lệch trong các doanh nghiệp từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như doanh thu của công ty.
Việc đầu tư lệch không chỉ không mang lại hiệu quả cho một dự án đầu tư mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn thể doanh nghiêp.
Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư vào các loại tài sản vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngủ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với trình độ của công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động giảm,sản phẩm kém,kìm hãm hiệu quả của vốn đầu tư.Chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà quên đầu tư vào quảng bá sản phẩm,quảng bá thương hiệu thì liệu rằng sản phẩm đó có nhanh chóng được mọi người biết đến?
Ngựơc lại,quá chú trọng đến đầu tư vào tài sản vô hình mà quên đi tài sản hưu hình thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp:Chú trọng đến đầu tư vào con người nhằm nâng cao trình độ của công nhân viên trong khi trang thiết bị thì ngày một lạc hậu càng làm kìm hãm sự sáng tạo,hăng say lao đông của công nhân.Chú trọng đầu tư vào nâng cao thương hiệu,trong lúc đó sản phẩm còn kém,chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì thương hiệu cũng không thể tồn tại và phát triển được.
Như vậy,một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần nắm đươc tầm quan trọng của việc đầu tư vào tài sản hửu hình.đầu tư vào tài sản vô hình.Nhìn nhận được cách kết hợp trong việc đầu tư vào chúng,từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH Ở VIỆT NAM TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH Ở VIỆT NAM