Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 46 - 48)

I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

2. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình

2.2.1. Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Khoa học công nghệ là nhân tố cơ bản để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, chính vì vậy khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi khoa học phải ngày càng phát triển hơn.Theo xu thế phát triển đó, trong những năm gần đây trong nhà nước cũng bắt đầu chú ý đến việc thúc đẩy khoa học

Năm 2006, ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở các địa phương sẽ tăng 21%, trong đó kinh phí sự nghiệp cho khoa học tăng từ 620 tỷ lên 750 tỷ dồng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho khoa học tăng từ 1.000 tỷ lên 1.200 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho biết Bộ sẽ kết hợp với một số tỉnh thành xây dựng trung tâm khoa học vùng làm động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ địa phương.

Bộ tiếp tục đẩy mạnh những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà khoa học để làm tốt công tác sở hữu trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ và giúp các doanh nghiệp, bộ ngành giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết, đơn cử như hỗ trợ ngành thuỷ sản giải quyết các vấn đề về chống bán phá giá, vấn đề dư lượng kháng sinh...

Theo dự kiến trong thời gian tới, công tác nghiên cứu khoa học xã hội ở các tỉnh, thành phố sẽ tập trung cho việc hoạch định các chủ trương chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; các vấn đề về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn, các vấn đề về lao động, việc làm, tệ nạn xã hội ở địa phương mình; về văn hoá, xã hội, lịch sử đặc thù nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống địa phương.

Đối với khoa học tự nhiên và công nghệ, Bộ đề nghị các địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chú trọng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, tăng cường nghiên

cứu công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản và khai thác các lợi thế về các sản phẩm đặc thù của các vùng sinh thái. Các làng nghề tăng cường cải tiến các công nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng. Bộ ưu tiên các công nghệ sử dụng vật liệu địa phương trong giao thông, thuỷ lợi và xây dựng và triển khai áp dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.

Công tác đầu tư cho khoa học công nghệ được tiến hành mạnh mẽ hơn trong các doanh nghiệp.Thực tế cho thấy, “chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng KH&CN, đổi mới và cập nhật với thế giới thì mới tồn tại và phát triển được”. Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng và phát triển của Tổng Công ty Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Khi mới thành lập, Vinashin có 23 doanh nghiệp thành viên và sau gần 10 năm hoạt động đã phát triển lên hơn 100 thành viên. Vinashin xác định hướng đi của mình là “Tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại, đầu tư phát triển năng lực, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước, chia sẻ thị phần khu vực và xuất khẩu tàu ra nước ngoài”. Cùng với việc kết hợp với các công ty nước ngoài để chủ động thiết kế các tàu cỡ lớn, đồng thời mua các phần mềm như Mars, Autoship, Autoplate... Vinashin đã triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm. Các đề tài và dự án tập trung vào việc nghiên cứu giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến đóng tàu mới chở dầu thô 100.000T, tàu hàng xuất khẩu 53.000T và các vấn đề như chế tạo cẩu trục cỡ lớn 450T, cầu trục container cầu cảng... Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, trong vòng 10 năm, Vinashin đã có bước phát triển thần kì. Từ chỗ “sống dở, chết dở”, Vinashin đã có những cơ sở đóng được tàu hàng trăm nghìn tấn và họ cũng đã kí được hàng hợp đồng hàng tỉ USD đóng tàu cho nước ngoài. Có được thành công đó, là có phần đóng góp to lớn của công tác đầu tư phát triển KH&CN và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng các phần mềm thiết kế, nâng dần trình độ thiết kế các tàu 54.000T, 100.000T... và được Chính phủ giao thực hiện Chương trình nghiên cứu phát triển KH&CN riêng cho lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ nước ta.

Tuy nhiên , thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ ở nước ta chưa được chú trọng một cách đúng mức và quản lý trong đầu tư chưa chặt chẽ dẫn tới việc đầu tư không hiệu quả.

Theo nghiên cứu cho thấy mỗi năm nước Mỹ đầu tư cho KH&CN 312 tỷ USD. Ở Trung Quốc đầu tư cho KH&CN 1,3% GDP, Thái Lan 2,8% GDP, trong khi đó con số này ở

Việt Nam kinh phí cho KHCN là 2.411 tỷ đồng, bằng 0,34% GDP (theo nguồn Bộ Tài chính năm 2004).

Về hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học thì theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới : số người thoát nghèo khi mỗi tỷ đồng đầu tư trong nông nghiệp là 339 người , trong giao thông là 132 người , trong giáo dục là 76 người và trong thuỷ lợi là 13 người . Ở Việt Nam , để giúp một người thoát nghèo , các nghiên cứu khoa học cho biết trong nông nghiệp cần 2.95 triệu đồng , trong giao thông cần 7,75 triệu đồng . Nếu tăng tỷ lệ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt 1% thì kéo theo được 0.56 người nghèo ở nông thôn thoát nghèo . Điều đó chứng tỏ , hiệu quả đầu tư của VN là rất thấp .Chính vì vậy phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư .

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w