I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH
2. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình
2.2.2. Thực trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam
Trong công tác nghiên cứu khoa học , theo điều tra của ngân hàng thế giới: Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92% , song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệu USD, thua xa so với các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD).
Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả, hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD, chiếm 5-7% giá trị khối lượng hàng hoá trên thế giới.
Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh (MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền SHTT được tổ chức gần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền SHTT (bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâm phạm ở mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan, Philippins (xấp xỉ 80%)... và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), Hồng Công (9%), Australia (11%), Nhật Bản (12%).
Do nhận thức chưa sâu sắc về luật sở hữu trí tuệ nên Số lượt Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp. Vào các năm 2002, 2003, và 2004 Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế. Các nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế.
So với năm 2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vị trí 13 vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thế giới.
2.3.Thực trạng đầu tư vào Marketing
2.3.1.Thực trạng đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự.
Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Nếu như năm 2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là 404 vụ.
2.3.2.Thực trạng đầu tư vào Thương hiệu
Đối với từng doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp VN nói chung, thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Thương hiệu là công cụ đem lại nguồn tài chính trong cả hiện tại cũng như trong tương lai cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, thương hiệu đem lại sự sống cho doanh nghiệp. Điều này đúng với việc kinh doanh tại thị trường VN, lại càng đúng đắn hơn khi các doanh nghiệp VN muốn chủ động hội nhập quốc tế và muốn phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Chiến lược về thương hiệu là một hệ thống những công việc phản ánh mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nhằm xác lập được một thương hiệu, khẳng định được uy tín từ phía khách hàng đối vơi sản phẩm và dịch vụ của mình.
Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy,sở dĩ các công ty hàng đầu của quốc gia này thành công và phát triển bền vững được trong điều kiện cạnh tranh hết sức khốc kiệt như hiện nay là do các công ty đã có được những chiến lược về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu chủ động và chặt chẽ, chẳng hạn các công ty như Hitachi ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã thực hiện nộp đăng ký và bảo hộ sáng chế cho 20000 nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế của mình tại Nhật và nhiều quốc gia khác như Mỹ và Tây Âu; kết quả là công ty này đã trở thành một trong những chủ thể thu được giá trị tài chính từ hoạt động bảo hộ này lên tới con số 365 triệu USD năm 1996; công ty NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đac dành ra 91 triệu USD cho các hoạt đông liên quan đến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạt động đầu tư này đã đưa NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đã dành ra 91 triệu USD cho các hoạt động kiên quan dến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạt động đầu tư này đã đưa NEC trở thành một tập đoàn kinh tế có sức mạnh hàng đầu tại Nhật và trên thế giới về lĩnh vực chiến lược thương hiệu và bảo hộ sáng chế chỉ sau IBM và CANON.
Với các doanh nghiệp VN, vấn đề thương hiệu mới chỉ bắt đầu được chú ý đến . Những doanh nghiệp nào vươn xa tới tầm quốc tế mới thực sự chú trọng đến . Còn với các doanh nghiệp trong nước , thương hiệu mới chỉ được đầu tư trong những năm gần đây . Và người tiêu dùng bắt đầu chú ý đến việc lựa chọn thương hiệu cho sản phẩm tiêu dùng của mình . Theo một cuộc điều tra của hãng dầu gội đầu cho biết : 90% khách hàng được hỏi đều trả lời rằng họ chỉ sử dụng những sản phẩm có thương hiệu và được khẳng định chất lượng rồi . Còn đối với những hãng không rõ xuất sứ hoặc không được nhiều người biết đến thì họ không lựa chọn . Hay như thị trường sữa ngày nay, hiện những sản phẩm sữa của Trung Quốc đều bị cấm bầy bán , và thậm chí là những sản phẩm có sử dụng nguyên liệu làm từ sữa của Trung Quốc đều bị cấm nhập khẩu . Điều quan trọng là nó không được người tiêu dùng chấp nhận nữa . Trong khi những sản phẩm sữa xuất xứ từ Hoa Kỳ thì luôn được đón nhận tại mọi thị trường . Điều đó chứng tỏ , thương hiệu là một chìa khoá thần kì mở đường
cho sự phát triển của doanh nghiệp . Tuy nhiên , đi đôi với việc xây dựng thương hiệu là nâng cao chất lượng sản phẩm .
Như vậy là việc xây dựng một thương hiệu là sự sống còn của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường .
Mặc dù , ý thức về thương hiệu đã được nâng cao hơn so với trước . Nhưng hiện , các nhà kinh tế Việt còn rất bị hạn chế khi hội nhập quốc tế Một trong các nguyên nhân quan trọng tạo ra sức ỳ trong hội nhập là các doanh nghiệp thiếu chiến lược về thương hiệu.Chính vì vậy , phải có những giải pháp để tìm ra lối đi cho sự phát triển thương hiệu Việt .
II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH Ở VIỆT NAM