I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH
2. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình
2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế.Xã hội càng phát triển thì những đòi hỏi về nguồn nhân lực càng cao. Tuy nhiên, thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta hiện nay đang có rất nhiều bất cập.
“So với thế giới thì nước ta có tỷ lệ giữa thầy và thợ cao hơn nhiều lần, tuy nhiên nguồn nhân lực cấp cao lại ở mức khan hiếm. Chúng ta đang trong tình trạng lao động dư về lượng và yếu về chất”, Tiến sỹ Hồ Đức Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển ĐH Kinh tế TPHCM, nhận định.
Đến cuối năm 2005, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,4% dân số (trên 44 triệu người). Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, có đến 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo; còn số lao động đã qua đào tạo cũng không hoàn toàn giỏi nghề. Chính vì vậy, năng suất của lao động VN kém lao động các nước trong khu vực ASEAN từ 2 đến 15 lần
Theo thang điểm 10, Việt Nam được quốc tế đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đạt 3,79 điểm, đứng sau Thái Lan (4,04), Philippines (4,53), Malaysia (5,73), Ấn Độ (5,76)..."".
Theo kết quả điều tra mà Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội tiến hành trên 120 DN cho thấy, tỷ lệ lao động VN có trình độ cao đẳng - đại học trở lên, hoặc trung cấp, công nhân kỹ thuật tại các DN nhà nước lần lượt là 1- 0,95-4,27; các DN tư nhân là 1- 0,73-3,86; các DN có vốn ĐTNN là 1-0,64-1,53. Đây là tỷ lệ khá lạc hậu so với các nước trên thế giới là 1-4-10. Ngoài ra, có tới 34,59% lao động kỹ thuật phải đào tạo lại hoặc bồi dưỡng theo kỹ năng .
Kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy: Khoảng 50% các công ty về may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường CĐ cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80%-90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng.
Một vài con số đó cũng phần nào cho ta thấy được sự cấp bách trong nguồn nhân lực hiện nay của nước ta.Chính vì nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội , do đó nhà nước đã đặt ra mục tiêu lấy con người làm trung tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì nhất thiêt phải đầu tư vào công tác giáo dục , đào tạo và công tác chăm sóc sức khoẻ , dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở mọi trình độ , và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
2.1.2. Thực trạng đầu tư vào nguồn nhân lực
- Thực trạng đầu tư vào hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay
Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục liên tục tăng qua các năm. Hơn 66.000 tỉ đồng đầu tư cho giáo dục - đào tạo là con số được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4-1-2007 tại Hà Nội. Con số này tăng 21,1% so với 55.100 tỉ đồng ngân sách đầu tư của ngành này năm 2006.Cũng trong năm 2007, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ phê duyệt các đề án quan trọng bao gồm: đề án học phí mới, đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục ĐH, đề án đổi mới phương pháp giao chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ, đề án tín dụng sinh viên, đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ đến năm 2015 và rất nhiều các dự án khác dành cho giáo dục.
Sẽ có 9 dự án giáo dục được sử dụng 850 triệu USD nguồn tiền vay và viện trợ từ các tổ chức nước ngoài trong giai đoạn 2008-2010. Đó là con số được công bố tại Hội nghị Đối thoại thường niên lần thứ 2 giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho giáo dục.
Hiện nay, tổng nguồn vốn từ nước ngoài đang được sử dụng trong các dự án giáo dục tại VN là 825,4 triệu USD với tỉ lệ giải ngân năm 2007 đạt 74,15%.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ cho phép các giảng viên ký hợp đồng với hiệu trưởng để nâng tính cạnh tranh và hiệu trưởng được phép trả thù lao theo thỏa thuận với giảng viên. Như vậy, giáo sư không còn là công chức suốt đời và được tự do điều chỉnh 50% chương trình học.
Được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá là quốc gia đi đầu trong khu vực về giáo dục hòa nhập, VN sẽ tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời nắm bắt tâm lý của HS dân tộc thiểu số và biết tiếng dân tộc. Bộ GD-ĐT cũng đang tiến hành cung cấp miễn phí sách giáo khoa và báo cho trẻ em dân tộc. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng không được triển khai hỗ trợ vẫn được nhận hỗ trợ.
Trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề ngắn hạn: Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người, trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người.Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Đặc biệt mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp được triển khai trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến nay, cả nước có 143 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp; hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ động tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Bên cạnh giải pháp tài chính, Bộ GD&ĐT đánh giá cao vai trò to lớn của doanh nghiệp trong việc xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo của nhà trường, đã chỉ đạo các trường gắn kết với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia góp ý phát triển chương trình đào tạo. Trong quá trình đó, doanh nghiệp và nhà trường đã có tiếng nói chung về mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn đầu ra. Việc xây dựng ngành mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu phải có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp để thẩm định chương trình đào tạo. Các trường muốn đăng ký mở ngành đào tạo mới đều phải chứng minh nhu cầu của thị trường việc làm hiện tại hoặc tương lai, điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình .
Với quan điểm GD&ĐT phải là “bạn đồng hành” của doanh nghiệp, Bộ GD&ĐT ủng hộ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm đối tác liên kết đào tạo, tháo gỡ những vướng mắc, điều phối sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường. Đào tạo nhân lực cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, nhà nước cam kết hỗ trợ các trường (bồi dưỡng giáo viên, nâng cấp trang thiết bị, cho vay vốn…) đào tạo theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cần thông báo sớm về nhu cầu đào tạo, tuyển dụng, mức lương dự kiến trả cho người lao động sau khi tốt nghiệp.
Vậy muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách hiệu quả thì phải có sự kết hợp của ba “nhà” : Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp.
- Thực trạng đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế
Theo bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Quốc Triệu thì “ Đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho phát triển”. Chính vì vậy , trong những năm gần đây , công tác chăm sóc sức khỏe và y tế được chú trọng , và góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nguồn nhân lực .
Trong 3 năm qua , thực hiện 7 giải pháp được đề ra trong nghị quyết 46 và chỉ thị 06 Chính phủ , công tác quy hoạch phát triển hệ thống y tế ở nước ta được tiến hành khẩn
trương và khá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất ,trang bị và cán bộ.Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân . Các đề án nâng cấp bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa và đầu tư trạm y tế xã giai đoạn 2008 -2010 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Đến nay đã có 57% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trong 3 năm Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: SARS, dịch cúm AH5N1, dịch tiêu chảy cấp, … ,nhiều kĩ thuật hiện đại được ứng dụng như: mổ nội soi, ghép tạng,…
Các chính sách y tế không ngừng được đổi mới theo hướng chuyển dần từ đầu tư trực tiếp sang đầu tư cho người thụ hưởng chính sách thông qua bảo hiểm y tế. Các chính sách KCB cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người trong diện chính sách; chính sách viện phí mới; BHYT ngày càng được hoàn thiện.
Trong thời gian qua nguồn nhân lực y tế đã phát triển mạnh cả về số lượng và trình độ đào tạo. Trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao. Đề án đào tạo cử tuyển cho một số tỉnh vùng khó khăn cũng đang được triển khai, tuy còn bất cập nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Mỗi năm có khoảng 4.000 bác sĩ và khoảng 35.000 cán bộ y tế có trình độ trung học, cao đẳng ra trường.Tỉ lệ bác sĩ phục vụ / 10000 dân tăng từ 4,1 năm 2001 lên 6,23 năm 2006.Tuy nhiên trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu.
Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn.
Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe Ô tô cứu
thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Cho đến nay , mặc dù tỉ trọng đầu tư cho ngành y tế không phải là lớn so với tổng đầu tư nhưng kết quả thu được là rất khả thi.Hệ thống y tế được nâng cấp cả về vật và chất.Trong những năm tói chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư cho ngành y tế với mục tiêu xã hội hóa ngày càng cao.
2.2. Thực trạng về đầu tư vào công tác nghiên cứu và triển khai các hoạt động KH- CN