Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 64 - 72)

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình

2.2. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ

học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ - lực lượng trực tiếp thúc đẩy phát triển sản xuất. Để đẩy mạnh phát triển hoạt động khoa học ở nước ta, chúng ta cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, trong đó cần đặc biệt chú ý tới việc tạo môi trường và động lực cho các nhà khoa học để họ có thể cống hiến nhiều nhất sức lực và trí tuệ của mình cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần quan tâm hơn nữa vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ đầu ngành, gắn kết nghiên cứu và giảng dạy, tăng cường hợp tác quốc tế. Theo các nhà nghiên cứu, có sáu giải pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Thứ nhất, tạo động lực cho nhà khoa học. Như chúng ta đã biết, đối với nhà khoa học có bốn vấn đề quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Đó là: Niềm say mê và khát vọng sáng tạo khoa học, điều kiện làm việc, thu nhập và sự tôn vinh xã hội.

Niềm say mê và khát vọng sáng tạo khoa học thuộc về bản chất của người làm khoa học chân chính. Nó là đặc điểm phân biệt nhà khoa học, nghề làm khoa học với những ngành, nghề khác. Điều này giải thích tính cách của nhà khoa học trong cuộc sống hằng ngày và trong các mối quan hệ xã hội.

Điều kiện làm việc rất quan trọng đối với nhà khoa học, bởi những đặc thù lao động trí óc: Cần tập trung tư tưởng cao độ, sự sáng tạo chỉ diễn ra ở những thời điểm nhất định và trong độ tuổi nhất định. Do vậy, cần tạo những đều kiện làm việc tốt cho nhà khoa học, như các trang thiết bị, phòng làm việc, người giúp việc...

Về thu nhập: Lao động trí óc là loại lao động phức tạp, mang đặc thù riêng, đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức lâu, có khi đến hàng chục năm, quá trình đào tạo dài, nhưng có tác động lớn đến sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, thu nhập của nhà khoa học phải tương xứng với

những đóng góp của họ và cũng phải đủ để trang trải những nhu cầu tối thiểu. Có như vậy, nhà khoa học mới toàn tâm, toàn ý cho công việc và sẽ không xảy ra lãng phí hoặc trôi chảy chất xám.

Sự tôn vinh của xã hội là hậu quả tất yếu của sự thành đạt của nhà khoa học. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng tích cực trở lại đối với người làm khoa học, nhất là đối với những người có ý định theo con đường khoa học. Ở đây điều đặc biệt quan trọng đối với nhà khoa học là sự công bằng trong đánh giá.

- Thứ hai, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm việc đào tạo đội ngũ cán bộ đầu ngành thế hệ mới trong lĩnh vực KHCB với một hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích học sinh giỏi theo học v.v... và làm việc trong các ngành KHCB (cung cấp học bổng, được học tại các trung tâm chất lượng cao trong nước và ngoài nước, được bố trí công việc ngay sau khi tốt nghiệp và được trả lương thỏa đáng...). Tận dụng các nhà giáo, nhà khoa học cao tuổi để bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu KHCB.

- Thứ ba, kết hợp chặt chẽ việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, giữa viện nghiên cứu và trường đại học. Mạnh dạn chuyển một số viện nghiên cứu về các trường đại học và cho phép viện mở các trung tâm đào tạo sau đại học.

- Thứ tư tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế hàng đầu và trí thức Việt kiều trong việc phát triển KHCB ở Việt Nam. Xúc tiến thường xuyên các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và cử cán bộ tham gia các hội nghị khoa học quốc tế. Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu và đào tạo vào loại hàng đầu của Đông - Nam Á trong lĩnh vực khoa học

- Thứ năm, thành lập Quỹ nghiên cứu cơ bản thay cho hình thức Hội đồng Khoa học tự nhiên hiện nay, nhằm cấp phát kinh phí nghiên cứu trực tiếp đến người nghiên cứu.

- Thứ sáu, tăng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, tiến tới đạt 10% tổng đầu tư quốc gia cho nghiên cứu khoa học - công nghệ.

2.3. Đầu tư phát triển thương hiệu

Để giải bài toán thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu theo mô hình riêng phù hợp với doanh nghiệp mình. Những vấn đề cốt lõi:

Thương hiệu là chiến lược của kinh doanh, do đó muốn xây dựng được một thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu, tìm hiểu thông tin thị trường và tâm lý người tiêu dùng, kể cả kênh phân phối. Đồng thời thực hiện và kiểm tra kết quả thị trường trước khi xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể.

Các doanh nghiệp cần được đào tạo bản về chiến lược thương hiệu. Đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành đạt cần được sự quan tâm không chỉ của những nhà quản lý mà phải thông qua chương trình hỗ trợ quốc gia vế giúp nhận thức về chiến lược thương hiệu trong hội nhập. Các chương trình đào tạo cần được mở rộng không ngừng cả về đối tượng tham gia cũng như các khu vực kinh tế trong nước, thay vì chỉ thông qua một số đại biểu được mới đi dự hội thảo như cách thức tiến hành phổ biến như hiện nay.

Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng những chiến lược sở hữu trí tuệ cho mình. Chủ động xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ trước hết thể hiện ở sự chủ động đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hang hoá tại nước ngoài.Công việc này đòi hỏi chi phí lớn, song để hội nhập thành công thì hoạt động này vẫn phải được đánh giá cao.Chủ động ứng xử với những tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Xây dựng thương hiệu phải thu hút được nhân viên tham gia.Cần đầu tư và đánh giá cao những sáng kiến và giải pháp hữu ích của đội ngũ nhân sự.Khi đội ngũ nhân sự thực sự trở thành chủ thể của sáng tạo thì sức sáng chế của doanh nghiệp là vô tận.

Những chương trình cam kết thương hiệu thành công luôn giáo dục và cho phép nhân viên thể hiện được thương hiệu trong vai trò hàng ngày của họ. Họ nâng thương hiệu lên vị trí trung tâm, nơi mà nó trở thành tiêu điểm của tất cả mọi việc, cả công ty và nhân viên đều nghĩ và làm vì nó. Với một cách nghĩ mới, thương hiệu trở nên không chỉ là phương tiện truyền thông với thế giới bên ngoài mà còn là trung tâm của chọn lựa và quyết định. Kết quả là một sự biến đổi trong hoạt động của công ty và quan trọng hơn đó là việc đưa sự trải nghiệm khác biệt đến với khách hàng. Nói thì dễ hơn là làm. Đặt thương hiệu vào trung tâm của việc kinh doanh là một nổ lực lâu dài không phải chuyện một sớm một chiều.

- Hai là, định vị thương hiệu

Cơ sở của định vị thương hiệu là sự khác biệt. Điểm khác biệt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của một thương hiệu. Sự khác biệt là lợi thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và đó cũng là yếu tố để thuyết

phục họ chuyển đổi từ sản phẩm đang dùng sang sản phẩm mới. Bí quyết thành công của một sản phẩm mới là tìm ra những ý tưởng chứa đựng sự khác biệt rõ ràng, có sức thuyết phục.

Định vị thương hiệu phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Phải thường xuyên cải tiến tăng cường thêm sự sống động cho sản phẩm.

Chú trọng đến phát triển mạng lưới phân phối. Muốn định vị thành công mạng lưới phân phối phải mạnh. Có thể tăng cường hiệu quả phân phối bằng cách :phân phối các giá đựng hàng để người bán hang thuận tiện trong việc lưu giữ các sản phẩm.; tập trung vào các điểm bán lẻ thông thường nhất, đặc biệt phân phối cần mang phông cách địa phương thích hợp.

Thực hiện một số sáng kiến tiếp xúc khách hàng độc đáo nhằm thu hút sự chú ý đặc biệt .Cụ thể là:

- Lựa chọn Slogan : Slogan của một công ty hay một thương hiệu sản phẩm phải xứng đáng là một câu danh ngôn, nâng tầm thương hiệu.Hiện nay có thể đơn cử một vài slogan được đánh giá cao và gây được thiên cảm nơi khách hàng :

Habubank: Giá trị tích luỹ niềm tin

Cà phê Trung Nguyên: Khơi dòng sáng tạo Sữa cô gái Hà Lan: Sẵn sang một sức sống…

- Marketing trực tiếp thông qua các quảng cáo trên truyền hình:

Gần đây những nhà marketing đã thử sử dụng những trang web đặc biệt hay những trang mà khách hàng không chỉ thu thập được những thông tin về sản phẩm mà còn có thể đặt hàng trực tiếp với người bán. Trong khi điều này giúp điều chỉnh liên lạc một phần nào đó, nhưng cuộc đối thoại giữa khách hàng và người bán vẫn chỉ là một chiều – vì người bán luôn nói nhiều nhất.

Như Bob Dylan nói: “Thời gian đang thay đổi. Cách mà con người được quy định để tiếp nhận thông tin sẽ quyết định hay củng cố sự yêu thích sản phẩm nào hơn và cách đó hiện nay đang phát triển. Những phương tiện truyền thông nổi bật – blog cụ thể, Podcast, video trực tuyến, và mạng lưới xã hội – giúp các nhà marketing tăng cường tiếp xúc của họ bằng cách truyền những nội dung được định sẵn mà các khán giả mục tiêu của họ yêu thích hơn. Khách hàng hiện tại và cả trong tương lai cũng đang tìm kiếm nội dung theo cách ấy,

nó có thể là tải một tập phim trong chương trình tivi yêu thích của họ hay đọc blog được đăng theo xu hướng là những giải pháp trong quản trị quan hệ khách hàng.

Những phương tiện truyền thông nổi bật ngày nay tạo cơ hội cho các nhà marketing ở mức độ cao hơn và sự hưởng ứng nhiệt tình này không thể có trong các chiến lược marketing truyền thống. Nếu nó được sử dụng hiệu quả, nó sẽ giúp đỡ những nhà marketing muốn mở rộng thương hiệu của mình và thúc đẩy sự cam kết của khách hàng.

- Quảng cáo trên Blog : Điều gì giúp việc viết blog trở nên hấp dẫn và nó được sử dụng như thế nào. Bạn đọc một ý kiến, bạn viết lời nhận xét và bạn nhận được hồi âm. Mọi việc rất nhanh chóng.

Nếu bạn cảm thấy mình có điều muốn nói, bạn có thể tạo blog riêng cho mình. Nó là “Wild West” có nghĩa là không có rào cản để bước vào, mọi người được mời vào và thiết lập một nơi cho mình.

Thật ra một bản nghiên cứu do KnowledgeStorm thực hiện với sự cộng tác của Universal McCann được gọi là "Emerging Media Series". Nó nghiên cứu về những phương tiện truyền thông nổi bật và nó ảnh hưởng đến giải pháp kỹ thuật dành cho B2B, 80% số người được hỏi cho rằng họ có đọc blog và hơn phân nửa số người cho rằng họ có ghé vào blog xem mỗi tuần một lần hay nhiều hơn.

Phần lớn số người trong cuộc khảo sát có đọc blog (57%) cho rằng nội dung trong blog của những người viết blog chuyên nghiệp thì đáng tin cậy hơn cả những phương tiện truyền thông truyền thống. Điểm phàn nàn chính trong thế giới blog là mức độ tin cậy của nội dung trong blog và cần nhiều nội dung chuyên nghiệp hơn nữa.

Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của thế giới Wild West – mọi người được mời đều nói một vài điều gì đó nhưng không có cách nào để đảm bảo chất lượng của những điều được nói. Tuy nhiên, sự thật là trong ý kiến của vài người cho rằng độ tin cậy của blog che khuất những phương tiện truyền thông truyền thống và nó mở ra cánh cửa cho những chuyên gia blog thật sự thiết lập lòng trung thành của người đọc và của cộng đồng.

Đứng trên phương diện xây dựng thương hiệu thì blog cung cấp hàng loạt các cơ hội. Những nhà marketing có thể xác định nhữnh người viết blog có sức ảnh hưởng để tài trợ, điều này sẽ đi kèm với hình ảnh thương hiệu hay nó được biết đến như một chuyên gia blog trong chính ngành của họ, đây là thử thách lớn nhất cũng vừa là cơ hội tuyệt vời để xây dựng thương hiệu nếu nó được thực hiện tốt. Đây không phải là thời gian nhắm vào doanh

thu mà tốt hơn là nuôi dưỡng tính tin cậy của bạn như tiếng nói của chuyên gia và người dẫn đầu trong suy nghĩ ở thế giới của bạn.

Trong thế giới blog, blog trở nên phổ biến là nhờ vào truyền miệng và được tham khảo bởi những người viết blog khác. Khi mà blog đó tốt thì nó thật sự là mối lợi cho sự nhận biết thương hiệu của bạn. Khi nó trở nên xấu đi, những lời truyền miệng không tốt sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng hàng triệu người trên thế giới. Dành thời gian để sáng tạo ra chiến lược thương hiệu trên blog vững chắc và cam kết làm cho nó trở nên tốt đẹp, nó sẽ xứng đáng với những gì bạn làm cho nó.

- Podcast

Nếu so sánh với những phương tiện truyền thông khác như Blog hay video trực tuyến thì Podcast đang ở giai đoạn đầu của việc chấp nhận và sử dụng. Bảng nghiên cứu Emerging Media Series về podcasts cho biết 47% người tham gia trả lời cho rằng họ chưa bao giờ nghe podcast. Điều này đơn giản vì họ chưa hiểu rõ về chúng, nghe chúng như thế nào và nơi đâu nội dung của nó được tìm thấy.

Đối với những ai đã từng nghe podcast thì cho rằng nó có rất nhiều lợi ích cho marketing do tính dễ mang theo và linh hoạt của nó. Nó rất dễ sản xuất, xoay chuyển nhanh chóng – và các tổ chức nhanh chóng thiết lập lòng trung thành cho nội dung cân đối nếu họ cung cấp được những thông tin cần thiết.

Thêm vào đó, để lấp đầy những khoảng trống trong việc tìm hiểu Podcast, thì một thách thức khác đối với Podcast là tìm được nội dung Podcast tương thích. Thông thường, những người nghe podcast thường tìm thấy nội dung bên trong qua truyền miệng. Với dụng cụ tìm kiếm giúp người nghe đưa ra ý kiến của mình trên đó, điều này sẽ mang lại cái nhìn thấu đáo cho những người nghe khác đang tìm kiếm nội dung tương thích.

Theo thời gian, tin rằng Podcast sẽ trở thành một trong những phương tiện phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong các kênh truyền thông nổi bật dành cho B2B. Ngày nay các nhà marketing có vị trí vững chắc trong lĩnh vực này vì nó không quá đông như blog hay video trực tuyến. Họ sẽ là tiếng nói duy nhất trong 10,000 thay vì 10 triệu người.

- Video trực tuyến

Video trực tuyến tận hưởng được mức độ quen thuộc cao trong cả lĩnh vực B2B và B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) và theo Emerging Media Series về cuộc khảo sát video trực tuyến – nó là phương tiện có tính ảnh hưởng cao khi nó đến với những quyết định trong

kỹ thuật thương mại (57%). Video trực tuyến là một cách thu hút khán giả của bạn và làm nội dung audio của bạn thêm tính thuyết phục, trong khi nó cũng thiết lập hay củng cố hình ảnh thương hiệu của bạn.

Cái gì làm Video trực tuyến khác biệt với quảng cáo trực tuyến hay những dòng video trên trang web của bạn là do người xem có quyền quyết định. Cơ bản là khi một mẫu quảng cáo được chiếu trên ti vi thì bạn không được quyền chọn xem nó hay không trước khi trình chiếu. Tuy nhiên đối với video trực tuyến thì người xem có quyền kiểm soát. Họ có quyền chọn xem hay không phần nội dung. Bởi vì nó là sự lựa chọn của họ nên họ có thể

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w