1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt

56 668 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 427,5 KB

Nội dung

Đầu tư và việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực.

Trang 1

Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình

trong các doanh nghiệp Việt Nam

1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư và việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên

Đối tượng của đầu tư là tập hợp các yếu tố được chủ đàu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm 2 nhóm chính: vì mục tiêu lợi nhuận

và vì mục tiêu phi lợi nhuận Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thanh: loại được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất và tài sản vô hình

Kết quả của đầu tư là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xương, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…) Các kết quả của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội

Mục tiêu của đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và chủ đầu

tư Đầu tư thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sử dụng vốn đầu tư Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn; ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm

Trang 2

tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường môi sinh và do đó ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng.

Hoạt động đầu tư là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai

1.2 Đặc điểm của đầu tư

- Quy mô về tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư là rất lớn

- Thời kỳ đầu tư kéo dài

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

- Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Đầu tư có độ rủi ro cao

1.3 Phân loại đầu tư

- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư: Đầu tư vào tài sản hữu hình, đầu tư vào tài sản vô hình

- Theo phân cấp quản lý: Đầu tư dự án nhóm A, đầu tư dự án nhóm B, đầu tư dự án nhóm C

- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, đầu tư vận hành

- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn

- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp

- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài

2 Tài sản

Trang 3

2.1 Định nghĩa tài sản

Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích

mà đơn vị thu được trong tưong lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị Nói cách khác, tài sản là những thứ hữu hình và vô hình gắn liền với lợi ích trong tương lai của đơn vị, thoả điêu kiện:

- Thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp

- Có giá trị thực sự đối với đơn vị

- Có giá phí xác định

2.2 Phân Loại tài sản.

2.1 Tài sản hữu hình.

2.1.1 Khái niệm tài sản hữu hình.

Tài sản hữu hình là những vật có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có những điều kiện nhất định:

- Thuộc sở hữu của ai đó

- Có thể mua bán được

- Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất

- Là những thứ đã tồn tại, đang tồn tại, hoặc có thể có trong tương lai

2.1.2 Phân loại tài sản hữu hình

Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản hữu hình của doanh nghiệp hình thành sau quá trình thi

công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào, bể tháp nước, sân bãi …

Máy móc, thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

Phương tiện vận tải,thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải gồm phương tiện vận

tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ dùng cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy vi tính, máy photocopy, máy hút bụi, hút ẩm,…

Trang 4

Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ thảm cây xanh…, gia súc làm việc (voi,bò,ngựa cày kéo,…) và gia súc nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, gia súc sinh sản)

Tài sản hữu hình khác: bao gồm những tài sản mà chưa được qui định, phản ánh vào các loại trên (tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…)

2.2 Tài sản vô hình.

2.2.1 Khái niệm tài sản vô hình.

Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng Nói một cách nôm na tài sản vô hình

là tất cả những gì không thể dùng giác quan cảm nhận được nhưng lại có thể mang lại giá trị thặng dư được tính thành tiền

Cũng giống như các tài sản thông thường, tài sản vô hình có đặc điểm: một là, gắn với chủ thể nhất định; hai là, mang lại lợi ích cho chủ thể đó Ngoài những đặc điểm nêu trên, tài sản vô hình còn có đặc điểm nổi bật, mà chính nhờ đặc điểm này người ta dễ dàng nhận ra chúng, đó là không có hình thái vật chất cụ thể

2.2.2 Phân loại tài sản vô hình.

Tài sản vô hình bao gồm danh tiếng, tinh thần và văn hóa ứng xử của đội ngũ nhân lực,

bí quyết kinh doanh và bí quyết kỹ thuật, sáng chế, giải pháp kỹ thuật, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa và các thành quả vô hình khác

• Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng (know-how);

• Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật;

• Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá;

• Quyền kinh doanh (franchise), giấy phép (license), hợp đồng;

• Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;

• Các thứ “tương tự” khác Một thứ được gọi là “tương tự” nếu nó tạo ra giá trị không phải nhờ vào các “thuộc tính vật chất”, mà nhờ vào “nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó”

Trang 5

II Nội dung đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong doanh nghiệp

1 Đầu tư tài sản hữu hình

1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị Trong doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo

ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản là 1 hoạt động kinh tế

1.1.2 Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản

Tài sản cố định bao gồm:

Tài sản cố định hữu hình:là đầu tư vào những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; dụng cụ văn phòng

Tài sản cố định vô hình: là đầu tư vào những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

Tài sản cố định thuê tài chính: là đầu tư vào những tài sản mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít

Trang 6

nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định về thuê tài chính đều là tài sản cố định thuê hoạt động

Tài chính dài hạn: Đầu tư tài chính là tiền vốn của doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh

ở bên ngoài hoạt động của doanh nghiệp mục đích hưởng lãi hoặc chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp khác Đầu tư tài chính có thể là: cổ phiếu; trái phiếu các loại; vốn góp liên doanh; tài sản, đất đai cho thuê ngoài; tiền vốn cho vay v.v

Tài sản cố định dở dang: là các tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình đang trong quá trình hình thành, hiện chưa sử dụng và được xếp vào mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Theo loại hình doanh nghiệp thì có thể chia ra:

- Đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

- Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

- Đầu tư của doanh nghiệp FDI

1.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

1.2.1 Khái niệm về đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác

Do vậy, xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp lại rất cần thiết

1.2.2 Phân loại đầu tư hàng tồn trữ

a Tồn kho nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà doanh nghiệp mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình Bao gồm các loại nguyên vật liệu cơ bản (nguyên liệu thô), bán thành phẩm hoặc cả hai

Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư

Trang 7

sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp Mặt khác, trước những biến động của thị trường như giá cả nguyên vật liệu tăng đột ngột hay trở nên khan hiếm vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp nhanh nhạy dự đoán trước được thì việc lưu giữ lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp được cung ứng kịp thời và đầy đủ với mức chi phí tối thiểu so với các đối thủ cạnh tranh.

b Tồn kho sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện còn đang nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất Đó có thể là sản phẩm dở dang trong một vài công đoạn, hoặc đang nằm trung chuyển giữa các giai đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất

Tồn kho sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại Đơn giản vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó Bên cạnh đó, sản phẩm dở dang còn giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngừng trệ sản xuất hoặc có thời gian nhàn rỗi

Đứng ở góc độ nhà sản xuất, duy trì một số lượng lớn thành phẩm tồn kho đồng nghĩa với việc tăng số lượng sản phẩm sản xuất Điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do chi phí cố định phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm sản xuất ra

( Nguồn:thuyết trình tài chính doanh nghiệp)

1.2.3 Quản lý hàng vật tư tồn kho

a Xác định nhu cầu của nguyên vật liệu ,vật liệu dự trữ

Trang 8

Nếu mức dự trữ nguyên liệu ,vật liệu ,phụ tùng (gọi chung là vật tư )không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh thì có thể xảy ra hai trường hợp :

Mức dự trữ quá lớn ,dư thừa gây ứ đọng ,lãng phí vốn và hiệu quả thấp

Mức dự trữ quá nhỏ ,thiếu vật tư ,gây ra tình trạng căng thẳng hoặc thậm chí phải tạm ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu

Rõ ràng, cả hai thái cực nói trên đều không tốt, do đó người ta muốn xác định mức dự trữ thích hợp nhất với công ty trong từng điều kiện cụ thể Làm thế nào để tính toán đúng mức độ thích hợp đó? Mặc dù còn một số ý kiến khác nhau nhưng có phương pháp sau đây được thừa nhận rộng rãi nhất

b Phương pháp điều chỉnh đơn giản

Theo phương pháp này, có thể dựa vào tình hình tiêu hao vật tư của năm trước (hoặc kỳ trước) để ước tính số vật tư cần thiết cho kỳ này Tỷ lệ điều chỉnh dựa trên một số dữ liệu và thông tin như : mức độ giảm tiêu hao vật tư (tiết kiệm vật tư), sản lượng dự kiến, giá vật tư v.v…Phương pháp này có tính chất kinh nghiệm nhưng dễ áp dụng, tuy nghiên cứu có thể sai số đáng kể Trường hợp công ty (doanh nghiệp) mới đi vào hoạt động thì không thể áp dụng phương pháp này vì chưa có dữ liệu và kinh nghiệm của kỳ trước

Áp dụng công thức sau:

M1=Mo *[Q1/Q2]*(1-k1)(1-k2)

Và F1 = M1*P1 = M1*P0kp

Trong đó :

-M0 khối lượng nguyên liệu sử dụng năm trước

-M1 khối lượng nguyên liệu sử dụng năm nay

-Q1 sản lượng năm nay

-Q2 sản lượng năm trước

-k1k2 hệ số tiết kiệm nguyên liệu và hệ số thay thế nguyên liệu

-P0,P1 đơn giá nguyên liệu năm trước và năm nay

-kp hệ số tăng giá, giảm giá nguyên liệu năm nay

-F1 số tiền dùng để mua nguyên liệu năm nay

Phương pháp điều chỉnh khá đơn giản, thường được áp dụng rộng rãi trong thực tế Nhiều khi nhà quản lý chỉ cần ước tính để ước lượng số vật tư cần cung ứng Các nhà

Trang 9

quản lý có vẻ ưa thích phương pháp này vì nó nhanh gọn, dễ áp dụng và khi không cần mức độ chính xác thật cao Tuy nhiên, để tính toán chi tiết và lập biểu tiến độ cung ứng vật tư thì cần xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố khác.

(nguồn :giáo trình tài chính tiền tệ,Nhà xuất bản thống kê,Hà Nội năm 2002.)

1.3 Sự cần thiết đầu tư vào tài sản hữu hình

Tài sản hữu hình đối với doanh nghiệp là rất quan trọng Tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có 3 yếu tố: tài liệu lao động, đối tượng lao động và lao động Tài sản lao động là tài liệu lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Việc sử dụng tài sản cố định thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Nó có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất Tài sản lao động tuy không tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất, nó có tác động lớn đến quá trình sản xuất

Hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình là việc sử dụng vốn đầu tư về phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất Hoạt động đầu tư này là cần thiết vì:

Thứ nhất, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm Với tài sản lao động, nó tham gia một lần vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm Vì vậy, phải tiến hành đầu tư để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản sản xuất

Thứ hai, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến hành đầu

tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lao động Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất

Thứ ba, trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiết bị…nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ Do đó, phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế tài sản hữu hình đã bị hao mòn vô hình

2 Đầu tư vào tài sản vô hình

2.1 Đầu tư phát triển nguồn lực

Trang 10

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng của

sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng

và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Nó là một yếu tố tham gia trực tiêp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vị trí quan trọng Đó là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải có 3yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động; nếu không có con người thì yếu tố tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là vật chết, chính yếu tố lao động mới làm sống lại tư liệu sản xuất thông qua việc đưa chúng tham gia vào quá trình sản xuất Người lao động là yếu tố cách mạng nhất của quá trình sản xuất Mặt khác, nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư Do vậy cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đó là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định; đó cũng là quá trinh cải thiện, nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của người lao động

Như vậy, nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực

- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế

- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

- Trả lương đúng và đủ cho người lao động

• Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động:

Hoạt động đào tạo: chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ… Giáo dục cơ bản cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề và

Trang 11

giao dục đại học (đào tạo) vừa giúp cho người học có kiến thức đồng thời cung cấp tay nghề, kỹ năng, chuyên môn Với mỗi trình độ nhất định, người được đào tạo biết được

họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì, yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?

Vai trò của hoạt động giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được cụ thể như sau:

Tăng tích luỹ vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới Do đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp

Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng làm việc với năng suất cao, là

cơ sở thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững

Giúp bổ sung các dịch vụ y tế

• Đầu tư dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cải thiện chất lượng lao động

Sức khoẻ có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai Người có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao Vì vậy nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục – đào tạo

• Trả lương đúng và đủ cho người lao độngLàm cho người lao động nhận thức đúng đắn công việc và vai trò của mình trong doanh nghiệp

Lương phù hợp với khả năng khiến người lao động vững tâm và phấn đấu hơn trong công việc

Như vậy, đầu tư vào các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

2.2 Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao

Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng

Trang 12

2.1.3 Đầu tư cho hoạt động Marketing

Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp Đầu

tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp

III Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Trong nền kinh tế trước đây vai trò của tài sản hữu hình có vai trò đặc biệt quan trọng,

có câu nói trăm nghe không bằng một thấy, tài sản hữu hình có hình thái cấu tạo vật chất, nó thể hiện qui mô, giá trị của doanh nghiệp, là nguồn vốn, đồng thời là sản phẩm của doanh nghiệp Trong nền kinh tế tri thức sự sáng tạo và quản trị tri thức là cốt lõi để tạo nên sự khác biệt Trong nền kinh tế mới những thứ không có cấu tạo vật chất đang trở thành một phần quan trọng của thế giới quan Và chúng đang trở thành nền tảng cho

sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Nhìn chung, hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng trong doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạt động đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý

1 Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình đối với hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp:

Để các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường các doanh nghiệp đều cần đầu

tư vào tài sản vật chất như hệ thống nhà xưởng,văn phòng,máy móc,thiết bị…ko có các tài sản cần thiết đầu tiên này thì ko thể diễn ra các hoạt động thuộc về đầu tư nguồn nhân lực (đào tạo,chăm sóc sức khỏe, y tế…), hoạt động Marketing (quảng cáo, xây dựng thương hiệu), hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ

Trang 13

Đầu tư vào tài sản hữu hình là điều kiện tiên quyết và cơ bản làm tăng tiềm lực về tài sản vô hình Khi doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình như: nhà xưởng, văn phòng làm việc, phòng thí nghiệm, mua sắm trang bị các loại máy móc thiết

bị phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn điều này sẽ là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpvà nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong nền kinh tế Việc doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ làm tăng khả năng tạo nguồn cho doanh nghiệp đổi mới, tránh sự tụt hậu về công nghệ sản xuất, dần dần đuổi kịp các nước trong khu vực Từ đó sẽ tạo ra tiềm lực để doanh nghiệp đầu tư vào tài sản

vô hình: phát minh sáng chế, kĩ thuật công nghệ mới, nghiên cứu phát triển kiêu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và phát triển nguồn nhân lực Nếu việc đầu tư vào tài sản hữu hình không được chú trọng, trình độ trang thiết bị máy móc lạc hậu, công nghệ chậm đổi mới sẽ gây cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp, kết quả tất yếu của viêc này sẽ là hiệu quả sản xuất thấp, số lượng sản phẩm nghèo nàn, chất lượng sản phẩm kém, doanh thu thấp từ đó doanh nghiệp sẽ không có vốn để đầu tư vào các hoạt động chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, chi phí nghiên cứu thị trường

Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình phần lớn là tác động tích cực tạo đà cho đầu

tư vào tài sản vô hình, nhưng nếu đầu tư vào tài sản vô hình không đúng chỗ không phù hợp cả về quy mô và chất lượng thì tạo thành một gánh nặng, khó khăn cho công tác đầu

tư vào tài sản vô hình sau này Đây là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2 Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.

Đầu tư vào tài sản vô hình là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Trong quá trình hội nhập hiện nay đang và sẽ đang có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta Nếu doanh nghiệp không xây dựng được thương hiệu uy tín trên cơ sở giá cả và chất lượng hợp lý thì khó có thể cạnh tranh Nhưng một khi doanh nghiệp đã quan tâm vào đầu tư vào tài sản vô hình một cách hợp

Trang 14

lại tiếp tục tác động trở lại đối với đầu tư vào tài sản hữu hình vì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp tục có vốn để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới hiện đại hơn, xây dựng mới nhà xưởng, văn phòng làm việc …

Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp cần có đủ các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động Trong đó lao động là yếu tố cơ động nhất, lao động sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động Do đó đầu tư vào lao động (nguồn nhân lực để có đội ngũ nhân sự cao cấp có ý nghĩa quyết định đến khả năng sử dụng một cách tốt nhất hệ thống tài sản vật chất của doanh nghiệp Đội ngũ nhân sự còn là yếu tố quyết đảm bảo cho sự thành công của quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình của doanh nghiệp.Hoạt động Marketing có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Nó chỉ ra phải đầu tư cho hệ thống tài sản hữu hình của doanh nghiệp phải được đầu tư như thế nào, ở đâu, quy mô ra sao? Phải có những gì trong hệ thống tài sản vật chất để sản xuất được hàng hóa mà khách hàng mong muốn

Đầu tư vào công nghệ mới sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển, tăng thêm nguồn vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình.Tác động của đầu tư vào đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình hầu hết là tác động tích cực bởi vì một sự đầu tư đúng đắn vào tài sản vô hình sẽ tác động làm gia tăng tài sản hữu hình Nhưng ngược lại một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình

3 Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu

tư vào tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 15

Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường, thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình

và tài sản vô hình một cách hợp lý Nếu không thực hiện được đồng bộ những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… nhưng do sự đầu tư hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá trình xâm nhập thị trường

Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản vô hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý Chẳng hạn như hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới

Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ và trưởng thành của doanh nghiệp Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Trang 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI

SẢN VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM.

I Thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình

1 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản

1.1 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp tư nhân:

Những thành tựu,kết quả đạt được:

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

Trang 17

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hàng chục nghìn hợp tác xã kiểu mới, hàng trăm nghìn trang trại ra đời… Hai là, đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân, nên hiệu quả đầu tư cao hơn khu vực nhà nước.

Đầu tư vào xây dựng cơ bản (tài sản cố định) của tổng thể các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế là nguyên nhân trực tiếp để tạo ra sự tăng trưởng của các khu vực kinh

tế (nông, lâm thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ)

Với nông nghiệp: kinh tế hộ tự chủ, doanh nghiệp tư nhân đã có vai trò lớn trong việc chuyển nền sản xuất nông nghiệp thiếu hụt lớn sang nền nông nghiệp đảm bảo được an ninh lương thực, có lượng xuất khẩu khá Số trang trại đã xuất hiện hàng trăm nghìn chiếc

Với công nghiệp: trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng lớn cơ sở được đầu tư xây dựng mới và đi vào hoạt động, khu vực này đang tận dụng và hướng vào nhu cầu nội địa đang tăng trưởng cao nên kèm theo đó là sự đầu tư lớn vào mở rộng

hệ thống tài sản cố định của bản thân các doanh nghiệp trong ngành

Khối lượng và giá trị hệ thống tài sản cố định liên tục được đầu tư tăng cao trong những năm qua, trong đó có tỷ trọng lớn là do các doanh nghiệp tư nhân đóng góp:

GDP: tỷ đồng

Tổng tích lũy tài sản 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900Tài sản cố định 166.828 204.608 237.868 275.481 319.020

(nguồn:Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và Thế giới)

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), dự kiến trong tháng 4 tới, PetroVietnam cùng các đối tác KPI (Kuwait) và Idemitsu (Nhật Bản) sẽ hoàn thành toàn

Trang 18

bộ các tài liệu về việc thành lập liên doanh đầu tư dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hoá để trình Chính phủ.

Dự án xây dựng nhà máy dệt vải denim (vải may quần jean) với công suất 30 triệu mét/năm đã được khởi công tại Khu công nghiệp Hòa Xá (Nam Định), với tổng số vốn đầu tư 40 triệu USD.

Đầu tư 1 tỷ USD phát triển mạng băng thông rộng

Xây dựng trung tâm dữ liệu internet (IDC) quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam giữa công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung và công ty DOT Việt Nam thuộc tập đoàn DOT Việt Nam (Hoa Kỳ), với tổng vốn đầu tư từ 40-50 triệu $

Hiện nay đã có thêm nhà cung cấp dịch vụ internet đó là công ty cổ phần viễn thông CMC (CMC Telecom)

Phóng vệ tinh vinasat1

China Steel, tập đoàn sản xuất thép lớn nhất của Đài Loan, thông báo sẽ xây dựng nhà máy thép trị giá 1,5 tỷ USD ở Việt Nam Nhà máy dự kiến được khởi công vào tháng 6/2008 và đi vào sản xuất từ năm 2011 với công suất 1,7 triệu tấn/năm

Trong ngành du lịch do nhu cầu về phòng ốc khách sạn rất lớn nên theo dự đoán thời gian tới sẽ có nhiều nguồn vốn tiếp tục được đổ vào để xây dựng hệ thống khách sạn đạt

hệ thống tiêu chuẩn sao

Những hạn chế, bất cập:

Tài sản cố định của doanh nghiệp thường không chứng minh được nguồn gốc chủ sở hữu Có những tài sản được mua từ trước khi hình thành doanh nghiệp, mang tên chủ sở hữu cá nhân của chủ doanh nghiệp, sau đó được đưa vào sử dụng cho doanh nghiệp và ghi vào sổ sách kế toán là tài sản của doanh nghiệp Những tài sản này về mặt pháp lý sẽ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và càng có giá trị lớn nếu như tài sản đó là đất đai, nhà cửa hay quyền sử dụng đất

Việc đánh giá lại tài sản cố định cũng được thực hiện một cách không chính thức, cơ sở đánh giá lại không tin cậy và không được các chuẩn mực kế toán của Việt Nam công nhận Ngoài ra, có nhiều trường hợp tài sản cố định được dùng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng mà không được khai báo với nhà đầu tư

Trang 19

Nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có khả năng bị tồn đọng, việc thu hút chưa thật tốt, hoặc là tồn đọng dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản, hoặc chạy lòng vòng tạo ra những cơn sốt mà không trực tiếp đầu tư cho tăng trưởng.

1.2 Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp nhà nước:

Các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ gần 70% tài sản cố định quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước…

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nước là nguồn vốn rất quan trọng nằm trong nguồn vốn nhà nước, thể hiện sự tiết kiệm để dồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong điều kiện đất nước còn phải đi vay để đầu tư Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước là các nguồn quan trọng để hình thành các công trình trọng điểm của đất nước Nguồn vốn đầu tư này có tác động chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời có ý nghĩa như một món mồi để lôi kéo khai thác các nguồn vốn khác

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp:

Trang 20

Đặc biệt vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ cao và tăng lên nhanh, mạnh trong tổng vốn đầu tư của nhà nước Theo thống kê bình quân trong các năm 2001

- 2003 chiếm 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; riêng năm 2003 tăng lên 17,8%

Đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước Chung

cả năm, ước tính không đạt kế hoạch đề ra về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án quốc gia Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả năm rất chậm Đến cuối năm 2007, cả nước mới thực hiện 84,1 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó khu vực trung ương quản lý đạt 83,6% Nhiều bộ, ngành trung ương đạt thấp như Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính và nhất là giá cả vật tư như sắt thép, phôi thép, xi-măng trên thị trường thế giới và trong nước tăng cao, nhiều nhà thầu không thực hiện được hợp đồng, tiến độ giải ngân chậm

Về trình độ công nghệ, nếu xét dưới góc độ trang bị tài sản cố định thì số doanh nghiệp

có tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm 86% Tài sản cố định của doanh nghiệp như trên

là thấp nhưng nếu nếu xét trên tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động lại càng thấp hơn, bình quân 1 lao động chỉ đạt 153 triệu đồng Doanh nghiệp nhà nước khả dĩ nhất là

239 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 221 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thấp nhất 66 triệu đồng/lao động

Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước là 51,11% trong cơ cấu chỉ tiêu của 3 khu vực doanh nghiệp

Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư

Nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài

2 Thực trạng đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với bài toán nan giải: giải quyết lượng hàng hóa, tài sản tồn kho, chậm luân chuyển Hàng tồn kho có thể là hàng dự trữ, hàng thừa từ việc xuất khẩu, hàng bán trái mùa, hàng bán bị trả lại… Mặc

dù, doanh nghiệp đã cố gắng làm tốt ở khâu cung ứng, Marketting nhưng do vốn tồn đọng, chi phí, mất mát nên trở thành mối quan ngại lớn

GDP: tỷ đồng

Trang 21

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng tích lũy tài sản 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900Thay đổi tồn kho 11.155 12.826 15.818 22.702 28.880

Cơ cấu (%)

Tổng tích lũy tài sản 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7

Các khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản của doanh nghiệp con số này cho thấy việc để một số lượng lớn tồn kho là điều thực sự khiến cho các doanh nghiệp lo lắng, đặc biệt trong vấn đề xoay vòng nguốn vốn mở rộng đầu tư của doanh nghiệp

Có một lượng tồn trữ các doanh nghiệp còn phải cân nhắc về chi phí trông coi bảo quản lượng tồn kho đó, bên cạch đó là vấn đề khấu hao mất mát với những tài sản của công ty đang tồn trữ, ứ đọng, việc áp dụng chế độ kế toán để tính toán khấu hao của lượng tồn kho sẽ xảy ra sai số, khó bảo quản

Các hình thức mà doanh nghiệp hay sử dụng với hàng tồn kho là hình thức bán thanh lý tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn so với kỳ vọng Nguyên nhân chính là do thông tin bán hàng hạn hẹp, số lượng người mua ít ỏi, tính cạnh trang thấp dẫn tới giá trị hàng bán không cao, hiệu quả thu hồi vốn thấp

Các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải những khủng hoảng về sản xuất và bán hàng Khi chiến lược doanh nghiệp bị động, việc sản xuất không bắt kịp với nhu cầu bán hàng hoặc ngược lại khi bán hàng không tiêu thụ kịp với tiến độ sản xuất dẫn đến thiếu hàng, hết hàng hoặc tồn kho vượt quá mức an toàn Tình trạng này sẽ đẩy doanh nghiệp đến nhiều tình thế khó khăn, nan giải Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp chủ quan không quan tâm đến thông tin nghiên cứu thị trường khi họ đang kinh doanh phát đạt củng là một khủng hoảng âm thầm chờ ngày doanh nghiệp phải đối mặt

II Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình

1 Đầu tư phát triển nguồn lực

Thứ nhất, về đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực Hiện nay, hoạt động đào tạo này đang theo hướng cầu của thị trường lao động

Với việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập với nhiều loại hình sở hữu và hình thức hoạt động Theo Tổng cục thống kê, đến nay đã có trên 240.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số lao động

Trang 22

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, dẫn tới nhu cầc về lao động qua đào tạo nghề cũng như của các ngành kinh tế là rất lớn Nhận thức được vai trò của việc đầu tư cho hoạt động này, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển Có thể nêu một số kết quả đạt được:

• Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu

• Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về loại hình sở hữu và đào tạo Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề Số lượng dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài (Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoài công lập)

• Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người, trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người

• Cơ cấu ngành nghề được đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp Các cơ sở dạy nghề đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu

• Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có từng bước chuyển tích cực Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó loại khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tỷ lệ này đạt trên 90% Qua điều tra của tổng cục dạy nghề tại gần 3.000 doanh nghiệp, đa số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả Đa số lao động qua đào tạo nghề được các doanh nghiệp sử dụng phù hợp với trình độ đào tạo cua họ (khoang 85%

so với số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp) Theo đánh giá của người sử dụng lao động, khoảng 30% số lao động qua đào tạo nghề có kỹ năng nghề đạt loại khá trở lên

Nhìn chung dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp; lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được hầu hết những vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ

Trang 23

phức tạp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.

Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Đặc biệt mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp được triển khai trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu Đến nay, cả nước có 143 cơ

sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp; hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ động tạo nguồn nhân lực cho xã hội Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp cũng đã đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng được nhu cầu về tác động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mà còn chia sẻ trách nhiệm đối với Nhà nước, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta

Ngoài việc tuyển dụng lao động có tay nghề, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho lao động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết Qua khảo sát gần 10.000 lao động trong các doanh nghiệp, có 36,6% số lao động được đào tạo, đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Điều này không có nghĩa là dạy nghề chưa đáp ứng được mà vì để thích ứng với công nghệ, nên các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại cho phù hợp

Điều đáng chú ý là trong thời gian qua, bước đầu đã có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề Như: Thành phố Hồ Chí Minh có 10 trung tâm đào tạo công nghệ thông tin liên kết với nước ngoài; trung tâm thiết kế điện tử EDTC hợp tác với tập đoàn Cadence; trung tâm đào tạo Java với tập đoàn Sanmicrosgten Nhiều công

ty tập đoàn lớn đã có kế hoạch tìm nhân tài ngay từ khi những đối tượng này còn ngồi trên ghế nhà trường Như: từ năm 2000, công ty Unilever đã thường niên tổ chức ngày hội quản trị viên tập sự, thu hút khoang 2.000 sinh viên; Proter & Gamble co chương trinh Careercamp, huấn luyện nghề nghiệp và học bổng học tập; công ty Pricewaterhousr Coopers tổ chức ngày hội giao lưu với sinh viên năm cuối

Trang 24

Tuy nhiên, việc dạy nghề theo địa chỉ và tại doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: cơ cấu nganh, nghề đào tạo vẫn chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của yêu cầu; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới, thiếu lao động kỹ thuật cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Mối quan hệ trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ cả về pháp lý và trách nhiệm xã hội.

Hàng năm có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường song chỉ một phần nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung, cao cấp của thị trường lao động Nguồn lao động chất lượng cao, hiện vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu về chất lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo, một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể đào tạo trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng…) Mặt khác, hầu hết lao động của nước ta còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp kém, kiến thức kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc

Nguồn nhân lực bậc cao mới chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu của các công ty Nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng nguồn lao động hiện hành không thể đáp ứng được nhu cầu, còn việc tuyển dụng người lao động chất lượng cao từ bên ngoài khó khăn Do thiếu lao động nên một người phải đảm nhiệm công việc nhiều hơn dẫn đến chất lượng công việc giảm

Điều kiện, môi trường làm việc: Các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, thiếu hẳn cơ chế tổ chức rõ ràng để thu hút và giữ chân nhân tài dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám Lúng túng trong việc xử lý những tranh chấp lao động phát sinh do khung pháp lý chưa hoàn thiện, do cơ chế và quá trình giải quyết tranh chấp chưa thật rõ ràng, chưa phát huy vai trò của các tổ chức trung gian Về hệ thống giao dịch việc làm, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng số giao dịch)

• Trả lương: Cách trả lương của một số doanh nghiệp không theo tiêu chí rõ ràng và không theo kết quả công việc nên hạn chế về mức độ cống hiến của nhân viên trong

Trang 25

doanh nghiệp Cách chính sách về tiền lương, tiền công nói chung chưa phản ánh được giá trị theo quy luật của thị trường, chưa khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng và chưa thực hiện được chức năng kích cầu để sản xuất phát triển.

2 Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

 Đầu tư vào công nghệ

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5% Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng” Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ

53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềm không có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất

Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92% theo điều tra của BSA, song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệu USD, thua xa so với các

Trang 26

nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD)

Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả, hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD,

hàng hóa thế giới.

Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh (MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền SHTT được tổ chức gần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền SHTT (bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâm phạm ở mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan, Philippins (xấp xỉ 80%) và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), Hồng Công (9%), Australia (11%), Nhật Bản (12%)

 Đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới

Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình

Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự

Trang 27

Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh Nếu như năm

2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là

404 vụ

Theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm, thanh tra

Bộ đã kết hợp cùng công an kinh tế phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm kiểu dáng, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hoá Không phủ nhận đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng cũng vẫn còn không ít đơn vị không đầu tư tạo dựng thương hiệu mà ăn cắp, nhái nhãn mác hàng hoá để làm hàng giả, hàng kém chất lượng

Tại Việt Nam, đã có một số nhãn hiệu được định giá trong quá trình chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh như: “P/S” (được định giá 5 triệu USD năm 1996), “Dạ Lan” (được định giá 2,5 triệu USD vào năm 1997) Mặc dù mức này còn khiêm tốn so với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng nó là khá cao ở Việt Nam và là minh chứng cho giá trị của nhãn hiệu các doanh nghiệp cần phải gìn giữ, bảo vệ

Đầu tư vào bản quyền sáng chế

Tỷ lệ vi phạm bản quyền PM của Việt Nam năm 2004 là 92% - là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD

Số bằng Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp Vào các năm 2002, 2003,

và 2004 lần lượt là 2, 7, và 2

Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế Các nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế

So với năm 2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vị trí

13 vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thế giới

Theo WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134 000 đơn đăng ký cấp bằng sáng chế thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004

5 quốc gia dẫn đầu trong việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước

Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh

Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111đơn xin cấp bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005 Trong lúc Nhật, đứng thứ hai, chiếm 18,8%

Trang 28

Bên cạnh đó, theo thống kê của WIPO, đây là năm thứ hai liên tiếp, tỉ lệ đơn tăng cao

nhất đến từ các nước Đông Bắc Á, tức Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Tất cả chiếm 24,1% tổng số đơn Số đơn của Nam Hàn chiếm 3,5%, và Trung Quốc chiếm 1,8% trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế.Số đơn của một số nước Đông Nam Á năm 2005: Brunei: 13, Indonesia: 12, Malaysia:

33, Philippines: 34, Singapore: 438, Thái Lan: 10

"Tốc độ gia tăng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục trở thành những trường hợp đặc biệt Điều đó phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của sức mạnh công nghệ

ở các nước này Từ năm 2000, đơn xin cấp bằng sáng chế của các nước Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã tăng lần lượt 162%, 200% và 212%," Ông Francis Gurry, Phó tổng giám đốc WIPO, nhận xét

Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN:

Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004

Năm Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước

Người nộp đơn nước

ngoài

Tổng số

Ngày đăng: 25/04/2013, 14:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

I. Thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình 1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt
h ực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình 1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản (Trang 16)
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP  - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 16)
Các hình thức mà doanh nghiệp hay sử dụng với hàng tồn kho là hình thức bán thanh lý tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn so với kỳ vọng - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt
c hình thức mà doanh nghiệp hay sử dụng với hàng tồn kho là hình thức bán thanh lý tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn so với kỳ vọng (Trang 21)
Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN: Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004  - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt
li ệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN: Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004 (Trang 28)
(Nguồn: trang 16 các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005.Tác giả Đoàn Văn Trường)   - Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt
gu ồn: trang 16 các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005.Tác giả Đoàn Văn Trường) (Trang 41)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w