Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình 1 Đầu tư phát triển nguồn lực

2. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ

 Đầu tư vào công nghệ

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn. Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.

53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềm không có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất.

nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD).

Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả, hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD,

chiếm 5 - 7% giá trị khối lượng

hàng hóa thế giới.

Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh (MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền SHTT được tổ chức gần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền SHTT (bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâm phạm ở mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan, Philippins (xấp xỉ 80%)... và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), Hồng Công (9%), Australia (11%), Nhật Bản (12%).

 Đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình.

Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự.

Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Nếu như năm 2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là 404 vụ.

Theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm, thanh tra Bộ đã kết hợp cùng công an kinh tế phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm kiểu dáng, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hoá. Không phủ nhận đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng cũng vẫn còn không ít đơn vị không đầu tư tạo dựng thương hiệu mà ăn cắp, nhái nhãn mác hàng hoá... để làm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tại Việt Nam, đã có một số nhãn hiệu được định giá trong quá trình chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh như: “P/S” (được định giá 5 triệu USD năm 1996), “Dạ Lan” (được định giá 2,5 triệu USD vào năm 1997). Mặc dù mức này còn khiêm tốn so với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng nó là khá cao ở Việt Nam và là minh chứng cho giá trị của nhãn hiệu các doanh nghiệp cần phải gìn giữ, bảo vệ.

Đầu tư vào bản quyền sáng chế

Tỷ lệ vi phạm bản quyền PM của Việt Nam năm 2004 là 92% - là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD.

Số bằng Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp. Vào các năm 2002, 2003, và 2004 lần lượt là 2, 7, và 2.

Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế. Các nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế.

So với năm 2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vị trí 13 vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thế giới.

Theo WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134. 000 đơn đăng ký cấp bằng sáng chế thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004.

5 quốc gia dẫn đầu trong việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh.

Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111đơn xin cấp bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005. Trong lúc Nhật, đứng thứ hai, chiếm

Bên cạnh đó, theo thống kê của WIPO, đây là năm thứ hai liên tiếp, tỉ lệ đơn tăng cao nhất đến từ các nước Đông Bắc Á, tức Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tất cả chiếm 24,1% tổng số đơn. Số đơn của Nam Hàn chiếm 3,5%, và Trung Quốc chiếm 1,8% trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế. Số đơn của một số nước Đông Nam Á năm 2005: Brunei: 13, Indonesia: 12, Malaysia: 33, Philippines: 34, Singapore: 438, Thái Lan: 10.

"Tốc độ gia tăng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục trở thành những trường hợp đặc biệt. Điều đó phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của sức mạnh công nghệ ở các nước này. Từ năm 2000, đơn xin cấp bằng sáng chế của các nước Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã tăng lần lượt 162%, 200% và 212%," Ông Francis Gurry, Phó tổng giám đốc WIPO, nhận xét

Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN: Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004

Năm Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1981 - 1988 453 7 460 1989 53 18 71 1990 62 17 79 1991 39 25 64 1992 34 49 83 1993 33 194 227 1994 22 270 292 1995 23 659 682 1996 37 971 1008 1997 30 1234 1264 1998 25 1080 1105 1999 35 1107 1142 2000 34 1205 1239 2001 52 1234 1286 2002 69 1142 1211 2003 78 1072 1150 2004 103 1328 1431 Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp từ 1984 đến 2004

Năm Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1990 11 3 141991 14 13 27 1991 14 13 27 1992 19 16 35 1993 3 13 16 1994 5 14 19 1995 3 53 56 1996 4 58 62 1997 0 111 111 1998 5 343 348 1999 13 322 335 2000 10 620 630 2001 7 776 783 2002 9 734 743 2003 17 757 774 2004 22 676 698

(Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ)

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w