Giải pháp tăng cương đầu tư cho hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt (Trang 51 - 54)

II. Các giải pháp tăng cường đầu tư vào tài sản vô hình 1 Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực

3.Giải pháp tăng cương đầu tư cho hoạt động Marketing

Nếu theo các nguyên nhân của những yếu kém như đã chỉ ra thì hai nguyên nhân đầu thuộc về nhân tố khách quan và việc khắc phục được các nguyên nhân này là điều đòi hỏi thời gian, nhìn chung phải trải qua nhiều thế hệ doanh nhân Việt Nam nữa. Trước mắt, theo chúng tôi cần nâng cao nhận thức về vai trò của thương hiệu đối với chủ động hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu và vai trò của chiến lược thương hiệu dẫn đến thiếu sự đầu tư chuyên sâu làm cho việc xây dựng chiến lược cho hoạt động hội nhập đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong hội nhập. Đành rằng để hội nhập thành công và có thể khai thác hay tranh thủ được những cơ hội do hội nhập mang lại đòi hỏi phải hội đủ rất nhiều thành tố quan trọng đặc biệt là tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên lại có một thực tế là nhiều doanh nghiệp có sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tốt song do thiếu chú ý tới xây dựng và phát triển chiến lược thương hiệu ra bên ngoài nên đã gặp phải những thách thức và thiệt hại lớn.

Do đó, các biện pháp tuyên truyền và hội thảo là chưa đủ mạnh để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể có nhận thức tốt về vai trò của chiến lược thương hiệu được. Các doanh nghiệp cần được đào tạo bản về chiến lược và chiến lước thương hiệu. Đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành đạt cần

trợ quốc gia vế giúp nhận thức về chiến lược thương hiệu trong hội nhập. Các chương trình đào tạo cần được mở rộng không ngừng cả về đối tượng tham gia cũng như các khu vực kinh tế trong nước, thay vì chỉ thông qua một số đại biểu được mới đi dự hội thảo như cách thức tiến hành phổ biến như hiện nay. Nguồn kinh phí cho đào tạo này cần được khai thác từ nguồn của chương trình thương hiệu quốc gia.

Trong dài hạn cần phải tích cực xã hội hóa công tác đầu tư cho xây dựng chiến lược thương hiệu, mỗi doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho chiến lược thương hiệu, mỗi doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho chiến lược thương hiệu, đặc biệt là việc thực hiện chiến lược. Về phía nhà nước cần thay đổi quy chế tài chính cho chi hoạt động tiếp thị khống chế dưới 7% chi phí hợp lý như hiện nay nhằm tạo điều kiẹn cho doanh nghiệp đầu tư vào chiến lược thương hiệu phục vụ hội nhập.

Về mặt nhận thức của doanh nghiệp đối với chiến lược thương hiệu cho hội nhập cần phải nhấn mạnh thêm rằng, thực chất chiến lược thương hiệu nằm trong chiến lược về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược thương hiệu phải bao gồm mục tiêu dài hạn về đăng ký và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp tại nước ngoài. Mặc dù việc theo đuổi bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài đòi hỏi chi phí lớn, nhưng xét về mục tiêu chiến lược dài hạn thì không phải vì tốn kém mà xem nhẹ vai trò của chiến lược thương hiệu đối với quá trình hội nhập. Thậm chí trong chiến lược thương hiệu cũng cần thể hiện trạng thái sẵn sàng cho những tranh chấp thương hiệu khi tham gia thị trường thế giới. Bởi lẽ khi tham gia hội nhập thì doanh nghiệp cần phải hiểu rằng việc tranh chấp thương hiệu hay vi phạm sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp là việc hết sức bình thường trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay. Do đó có được một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro về sở hữu trí tuệ khi tham gia hội nhập.

Chính vì lý do như vậy mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải chủ động xây dựng cho mình một chiến lược thương hiệu phù hợp, nhằm hội nhập kinh tế quốc tế thành công và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt hiện nay.

Hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới là một xu thế không thể đảo ngược. Và các doanh nghiệp Việt Nam muốn duy trì được sự tồn tại lâu dài của mình thì không

thể chậm chạp trong tiến trình hội nhập này được. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, sở hưũ trí tuệ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Với những gì mà chúng ta nghiên cứu trên đây về các chiến lược sở hữu trí tuệ của các công ty Nhật Bản, có thể rút ra những kinh nghiệm quan trọng như sau:

Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng những chiến lược sở hữu trí tuệ cho mình. Thực tiễn kinh doanh và hội nhập những năm vừa qua cho thấy, chiến lược về sở hữu trí tuệ chưa được các doanh nghiệp chú ý, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm có sức cạnh tranh cao và thương hiệu tốt đã bị xâm phạm, gây thiệt hại không nhỏ đối với các công ty, nhưng nguy hiểm hơn là gây khó khăn cho quá trình hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường thế giới. Kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản cho thấy, một chiến lược sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ giúp cho các công ty có được một công cụ quản trị quan trọng trọng kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước xu hướng biến đổi của kinh doanh thế giới hiện nay, khi mà các tài sản trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong bản cân đối tài sản của doanh nghiệp, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ do đó thực chất là bảo vệ lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Thực thế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về vấn đề này nhìn chung chưa sâu sắc. Thể hiện ở việc đầu tư và sự quan tâm tới chiến lược sở hữu trí tuệ còn ở mức rất khiêm tốn, đặc biệt là vấn đề thương hiệu - một công cụ hội nhập hiệu quả.

Chủ động xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ trước hết thể hiện ở sự chủ động đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hang hoá tại nước ngoài.

Công việc này đòi hỏi chi phí lớn, song để hội nhập thành công thì hoạt động này vẫn phải được đánh giá cao.

Chủ động ứng xử với những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Kinh doanh trên thị trường quốc tế hiện nay, việc xảy ra những tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ là điều hết sức bình thường, kể cả trong trường hợp các sáng chế và các giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được bảo hộ về mặt pháp lý rồi thì vẫn rất có thể xảy ra những tranh chấp. Nguyên nhân là vì việc bảo hộ trên luôn đơn giản hơn việc thực thi trên thực tế. Do vậy, khoảng cách giữa bảo hộ trên hồ sơ và thực thi bảo hội trên thực tế là một khoảng cách khá xa nhau. Vì vậy, mặc dù các sáng chế hoặc giải pháp hữu ích

trí tuệ trong kinh doanh hoàn toàn vẫn có nhiều cơ hội xảy ra. Hệ thống pháp luật quốc gia khác nhau sẽ là những lỗ hổng dẻ những chủ thể kinh doanh có thể lợi dụng. Mặt khác, lợi nhuận đem lại từ các tài sản trí tuệ ngày càng lớn trong bản cân đối tài chính của các công ty khi bước vào kinh doanh trong nền kinh tế tri thức, cho nên đó cũng là sức hút và động lực để các chủ thể kinh doanh nhiều khi sẵn sang vượt qua các quy định về mặt pháp lý để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhau. Thậm chí có các chủ thể chuyên làm nhiệm vụ khởi kiện các doanh nghiệp khác về sở hữu trí tuệ. Do đó, các doanh nghiệp khác về sở hữu trí tuệ sẽ là phổ biến trong thế giới kinh doanh hiện đại; Cần chủ động ứng xử với những tranh chấp như vậy. Các công ty cần chủ động xây dựng cho mình các chiến lược sở hữu trí tuệ. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy, mặc dù họ đã là những chủ thể kinh doanh hết sức có hiệu quả và thành thạo trong hoạt động kinh doanh quốc tế, hơn thế họ là những tập đoàn kinh doanh lớn, song họ vẫn bị các chủ thể khác vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp của các quốc gia khu vực khác. Điều đó chứng tỏ rằng với những doanh nghiệp như của Việt Nam hiện nay, với quy mô và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn rất hạn chế thì việc xem nhẹ chiến lược về sở hữu trí tuệ là một khiếm khuyết lớn.

Cần đầu tư và đánh giá cao những sáng kiến và giải pháp hữu ích của đội ngũ nhân sự. Sức cạnh tranh của công ty trong hội nhập suy cho cùng” công ty bạn phải bán hàng chất lượng cao với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác”… khách hàng ngày nay càng tinh tế và đòi hỏi nhiều hơn họ sắc sảo hơn trong việc xác định giá trị của sản phẩm. Vì thế bạn phải biện minh cho được mức giá mà bạn đưa ra cho sản phẩm thay vì chỉ dựa trên hình dáng bên ngoài” ( Philip Kotler – Rơan Gibson). Muốn có được điều đó, cần phải huy động khả năng sang tạo của toàn bộ đội ngũ nhân sự mà công ty đang sử dụng thay vì chỉ tập trung vào một bộ phận. Khi đội ngũ nhân sự thực sự trở thành chủ thể của sáng tạo thì sức sáng chế của doanh nghiệp là vô tận. Trong hội nhập thì việc huy động được khả năng sáng chế phát minh của nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của các doanh nghiệp.

II. Giải pháp phối hợp hiệu quả các hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và đầu tư tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt (Trang 51 - 54)