- Đầu tư: là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH) để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai.
Trang 1Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển Tình hình đầu tư phát triển trong
hệ thống doanh nghiệp nhà nước
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1 Các khái niệm chung.
- Đầu tư: là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH) đểmong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai Đầu tư hayhoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạtđộng nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn Nguồnlực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chấtkhác Biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốnđầu tư Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn),tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, ), tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyênmôn, khoa học kỹ thuật,…) và nguồn nhân lực Có nhiều cách phân loại đầu tư.Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại ngưòi ta phân chia rathành :
- Đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua tráiphiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty)
- Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra đểmua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệchgiá khi mua và khi bán
Trang 2- Đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực, khoa học công nghệ : là loạiđầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm trựctiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh,hoạt động xã hội khác Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhàcửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, xây lắp, bồi dưỡng đào tạonguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt độngcủa các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại
và tạo tiềm lực mới cho nền KTXH Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư
phát triển.
2 Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn tronghiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tàisản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), giatăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Đối tượng của đầu tư phát triển: là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏvốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định
-> Theo quan điểm phân công lao động xã hội thì có hai nhóm đối tượngchính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ
-> Theo góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư được chiathành hai nhóm chính la công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợinhuận
-> Theo góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư được chiathành loại khuyến khích đầu tư, loại không khuyến khích đầu tư và loại bị cấmđầu tư
-> Theo góc độ xem xét mức độ tài sản, đối tượng đầu tư được chiathành: những tài sản vật chất và tài tài sản vô hình
Trang 3- Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sảntrí tuệ và tài sản vô hình Mặc dù đầu tư là ở hiện tại nhưng kết quả đầu tưthường thu được trong tương lai
- Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi íchquốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư Đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đờisống của các thành viên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểuchi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồnnhân lực…
- Chủ đầu tư của đầu tư phát triển là người sỡ hữu vốn hoặc được giaoquản lý, sử dụng vốn đầu tư Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu
tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng củađầu tư đến môi sinh và do đó, có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư
3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển.
Theo cách tiếp cận dựa vào lĩnh vực phát huy tác dụng của đầu tưphát triển, đầu tư phát triển bao gồm:
* Đầu tư phát triển sản xuất
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế
* Đầu tư phát triển văn hóa giáo dục
* Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
* Đầu tư phát triển khác
Theo cách tiếp cận dựa vào quá trình hình thành và thực hiện đầu
tư, đầu tư phát triển bao gồm :
* Đầu tư cho hoạt động chuẩn bị đầu tư
* Đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư
Trang 4* Đầu tư trong quá trình vận hành
Ở đây chúng ta chọn cách tiếp cận dựa vào khái niệm đầu tư pháttriển, theo đó khái niệm nội dung của đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư pháttriển các tài sản vật chất và đầu tư phát triển các tài sản vô hình
* Đầu tư phát triển các tài sản vật chất gồm: đầu tư phát triển xây dựng cơ
bản và đầu tư vào hàng tồn trữ
- Đầu tư xây dựng cơ bản : là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cốđịnh của doanh nghiệp Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động như xâylắp và mua sắm máy móc thiết bị Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn vàchiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị Đầu tư xây dựng
cơ bản trong khối nhà nước tuy có nhiều kết quả tốt song việc thất thoát tronglĩnh vực đầu tư này đang rất lớn Đây là một trong những vấn đề làm “đau đầu”của Chính phủ ta
- Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ: Việc xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữtối ưu cho doanh nghiệp là rất cần thiết Trong danh mục hàng tồn trữ gồmnguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành Tùy theo loại hìnhdoanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ củng khác nhau
* Đầu tư phát triển tài sản vô hình gồm: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ thuật, đầu tưxây dựng thương hiệu, quảng cáo…
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quantrọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp vì chỉ có nguồn nhân lực chất lượng caothì mới tao ra hiệu quả cao nhất Do đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực phảiđược quan tâm tối đa, là việc làm hết sức cần thiết Đầu tư phát triển nguồn nhânlực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động; đầu tư cho công tácchăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc củangười lao động
Trang 5- Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.Nhằm phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới Đầu tư nghiêncứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao Hiện nay khả năngđầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanhnghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn Đặc biệt việc nhập các công nghệ cũ, đãlỗi thời trên thê giới còn rất phổ biến ở Việt Nam Có rất ít các trung tâm nghiêncứu lớn, các trường đại học với nhiều chuyên gia đầu nghành củng chưa pháthuy được vai trò nghiên cứu Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước vàdoanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càngtằng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
- Đầu tư cho hoạt động marketing cũng là một lĩnh vực đầu tư hết sứcquan trọng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thương mại Đầu tư cho hoạtđộng marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại,xây dựng thương hiệu…Đầu tư cho hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọnghợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp
4 Vai trò của đầu tư phát triển.
- Trước hết cần phải xác định rõ rằng đầu tư nói chung có một vai trò hếtsức to lớn trong nền kinh tế, là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìakhoá của sự tăng trưởng Nếu không có đầu tư thì không có phát triển Nhìn trêngiác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác động đến tổng cung,vừa tác động đến tổng cầu Về cầu, đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu.Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong
cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Đối với tổng cầu, tác động củađầu tư là ngắn hạn Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làmcho tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, kéo sản lượng và mứcgiá cân bằng tăng theo Về cung, khi đầu tư đã có thành quả thì tổng cung đặcbiệt là tổng cung dài hạn tăng lên, đường tổng cung dịch chuyển xuống dưới,kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó mức giá chung giảm Tăng tiêu
Trang 6dùng tiếp tục kích thích sản xuất tăng hơn nữa Đầu tư có tác động hai mặt đến
sự ổn định kinh tế Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đốivới tổng cầu và tổng cung làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng haygiảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự
ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia
- Đầu tư có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học vàcông nghệ của đất nước Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiêncứu phát minh và nhập công nghệ từ bên ngoài Dù là tự nghiên cứu phát minhhay là nhập công nghệ từ bên ngoài đều phải có đầu tư Đầu tư là điều kiện tiênquyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ Mọi phương án đổimới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án khôngkhả thi
- Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu Kinh nghiệmcủa các nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao (9-10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực côngnghiệp và dịch vụ Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chế nhiềumặt, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn Như vậy chính đầu tư
đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăng trưởngnhanh của toàn bộ nền kinh tế
- Ngoài ra đầu tư còn có tác động giải quyết những mất cân đối về pháttriển giữa các vùng lãnh thổ, xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh về tàinguyên, địa thế, kinh tế, chính trị … của những vùng có khả năng phát triểnnhanh để làm đầu tàu cho các vùng khác Đầu tư tác động đến tốc độ tăngtrưởng và phát triển kinh tế Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy,muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư ít nhất phải đạtđược từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR mỗi nước
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì đầu tư quyết định sự ra đời, tồntại và phát triển của mỗi cơ sở Đối với các cơ sở hoạt động phi lợi nhuận, để
Trang 7duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹthuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên Tất cả những hoạt động vàchi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
- Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế bởi vì
nó tạo ra các tài sản cố định Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư để sảnxuất ra của cải vật chất đặc biệt, tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xãhội Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng nhanh khi có đầu tư xây dựng cơbản , đổi mới công nghệ, xây dựng mới để tăng năng suất, chất lượng và hiệuquả Đầu tư phát triển xây dựng cơ bản nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế,tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộngsản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Đầu tư phát triển sẽ tạo điều kiện để phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mởrộng sản xuất ở các doanh nghiệp, sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cảithiện cơ sở vật chất của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển y
tế, văn hoá và các mặt xã hội khác Đầu tư phát triển góp phần thực hiện mụctiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điềukiện sống ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, phát triển nguồn nhân lực, xâydựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo ra những tác động tích cực cho vùngnghèo, người nghèo, hộ nghèo khai thác các tiềm năng của vùng, vươn lên làm
ăn khá giả Từ đó đảm bảo tỷ lệ cân đối vùng miền, ngành nghề, khu vực vàphân bố hợp lý sức sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh
- Đầu tư phát triển của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN với xuất phát điểm thấp như nước ta hiện nay có một vai trò quan trọnghết sức to lớn, bởi vì vốn dành cho đầu tư phát triển của nhà nước chiếm một tỷ
lệ lớn trong ngân sách của toàn xã hội Đầu tư phát triển của nhà nước góp phầnkhắc phục những thất bại của thị trường, tạo cân bằng trong cơ cấu đầu tư, giảiquyết các vấn đề xã hội Mặt khác đầu tư phát triển của nhà nước được tập trung
Trang 8vào những công trình trọng điểm, sử dụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác độngmạnh đến đời sống kinh tế xã hội Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng đầu tưphát triển của nhà nước nếu không được quản lý một cách hợp lý sẽ dễ gây rathất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu tư phát triển từ các nguồn vốnkhác
II DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là loại hình doanh nghiệp được thừanhận tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, do đặc điểm hìnhthành, vai trò, phạm vi hoạt động… không giống nhau nên quan niệm về DNNNcũng không giống nhau
Thông thường, DNNN là những loại hình doanh nghiệp do Nhà nước đầu
tư, xây dựng và chi phối hoạt động sản xuất và kinh doanh DNNN có nhiềuhình thức khác nhau như doanh nghiệp quốc hữu hoá, xí nghiệp quốc doanh,doanh nghiệp công…Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, DNNN được hiểu la
”những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ toàn bộ hoặc một phần sở hữu vàNhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của doanhnghiệp”
Ở Việt Nam, nhận thức về DNNN là cả một quá trình gắn liền với các giaiđoạn lịch sử Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước hiên nay, nền kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiềuhinh thức sở hữu khác nhau như sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗnhợp… Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu đó có ba loại hình thức doanhnghiệp là: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hỗn hợp (công ty cổphần…), trong đó DNNN la nòng cốt của thành phần nhà nước, giữ vị trí chuđạo Chính thực tế này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc khái niệmDNNN và cần nghiên cứu đầy đủ hơn về khái niệm này theo hướng ngày càngphù hợp hơn với thực tế
Trang 9Theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ), “DNNN là tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu
tư vốn và quản lý với tư các chủ sở hữu DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạtđộng theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật” Để phù hợp với tình hìnhmới Luật DNNN được ban hành ngày 24/4/1995 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và
tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao , DNNN có tư cách pháp nhân, cócác quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinhdoanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý DNNN có tên gọi, có condấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” Tuy nhiên, chỉ đến khi luậtDNNN ra đời thì nhận thức về DNNN mới đầy đủ sát với thực tế hơn và để phùhợp với tiến trình phát triển kinh tế và xu thế hội nhập của nước ta vào nền kinh
tế khu vực và thế giới thì theo nghị quyết số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng
11 năm 2003 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệpnhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổphần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.”
Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được Quốc hội ban hành ngày 11-2003, có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2004, thay thế cho Luật DNNN ban hànhngày 20-4-1995 Việc ban hành Luật DNNN lần này có tác dụng rất quan trọngtrong việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của Luật DNNN năm 1995,như quy định chặt chẽ hơn các vấn đề về quản lý tài chính, tiền tệ doanh nghiệp,
26-mở rộng thẩm quyền, đồng thời xác định rõ ràng hơn trách nhiệm của giám đốc,quy định rõ mối quan hệ giữa Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị
Từ khái niệm trên có thể nêu ra một số đặc trưng cơ bản của doanh nghiệpnhà nước :
Trang 10Thứ nhất về mức độ sở hữu vốn trong doanh nghiệp, Nhà nước là chủ sở
hữu đối với toàn bộ hoặc đa số vốn trong doanh nghiệp và vì thế nhà nước cóthể chi phối được những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
Thứ hai Nhà nước kiểm soát đối với quá trình ra quyết định của DNNN
bằng việc nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn Song điều nàykhông có nghĩa la nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động hàng ngày củadoanh nghiệp bởi lẽ, nhà nước và DNNN là những chủ thể pháp lý tách bạch vàđộc lập với nhau Nhà nước đóng vai trò là người chủ sở hữu đối với doanhnghiệp người đầu tư vốn, còn DNNN là chủ thể kinh doanh độc lập có tư cáchpháp lý như mọi chủ thể kinh doanh của các nhà đầu tư khác trong nền kinh tế
Thứ ba Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý của nhà nước, phải
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hộido Nhà nước giao cho
Tóm lại quan niệm về doanh nghiệp nhà nước có thể được xem xét từ cácgóc độ khác nhau, thay đổi theo từng thời kỳ, gắn với thực tiễn đổi mới kinh tế
xã hội 20 năm qua ở nước ta Trong điều kiện tiến tới hội nhập kinh tế khu vực
và toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo đường lối độc lập tự chủ về kinh tế của nước tahiện nay, tạo mọi thuận lợi phát huy hiệu quả vốn Nhà nước và tiềm năng vềvốn của mọi thành phần kinh tế khác thì phải nhận thức đúng phù hợp về kháiniệm doanh nghiệp Nhà nước
2 Phân loại doanh nghiệp Nhà nước.
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp Nhà nước khác nhau Ở đây bàiviết trình bày một số cách phân loại DNNN mà sẽ được sử dụng trong nghiêncứu
Thứ nhất : Dựa vào mục đích hoạt động chia DNNN thành hai loại:
DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích
DNNN hoạt động kinh doanh là loại doanh nghiệp có chức năng chủ yếu
là hoạt động kinh doanh trên số vốn và tài sản Nhà nước được giao Mục tiêu
Trang 11chủ yếu của loại doanh nghiệp này là thu lợi nhuận và doanh nghiệp tự quyếtđịnh loại sản phẩm kinh doanh trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
DNNN hoạt động công ích là loại doanh nghiệp thuộc khu vực vô vị lợi,hoạt động với chức năng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của xã hội bằng những sảnphẩm, dịch vụ cụ thể, không thể thiếu được trong quốc kế dân sinh Yếu tố lợinhuận không đóng vai trò quan trọng
Thứ hai: căn cứ theo mức độ đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chia
Thứ ba: căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế DNNN được
chia thành hai loại: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất vàdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
DNNN hoạt động sản xuất vật chất là những doanh nghiệp trực tiếp thamgia sản xuất, tạo ra các sản phẩm , hàng hóa cho xã hội DNNN hoạt độngthương mại dịch vụ là những doanh nghiệp tham gia vào khâu lưu thông phânphối của quá trình tái sản xuất hoặc lĩnh vực dịch vụ, nhưng không trực tiếp sảnxuất ra sản phẩm vật chất
3 Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có vai trò rất quan trọng điều này được thể hiệntại Nghị quyết 05 Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng khoá IX: kinh tế Nhà nước
có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN DNNN phảikhông ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốttrong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng vàđiều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước
Trang 12thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là chủlực trong hội nhập quốc tế.
Theo chúng tôi cần nhấn mạnh một số điểm dưới đây về vai trò của kinh
tế Nhà nước mà nòng cốt là DNNN:
Vai trò chính trị: Một là, DNNN nắm giữ những ngành đặc biệt quantrọng liên quan đến an ninh, quốc phòng quốc gia Hai là, DNNN tham giachiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng (tuỳ theo từng thời kỳ phát triểnkinh tế) để chủ động định hướng xã hội, làm đối trọng trong phát triển hội nhậpkinh tế quốc tế
Vai trò xã hội: Được thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất,DNNN điđầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt đối vớiđịa phương nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nơi các vùng kinh tế khókhăn, vùng sâu, vùng xa Nếu lợi nhuận là mục tiêu cở bản của doanh nghiệp tưnhân thì đối với DNNN, ngoài mục tiêu kinh doanh còn nhiều mục tiêu cở bảnkhác Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất mà trước hết phải xem xét đếnlợi ích chính trị- xã hội- kinh tế của đất nước DNNN phải có mặt và phát triểntại các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khác không muốn hoặc không có khả nănglàm, để đảm bảo cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho nhu cầu của cáctầng lớp dân cư Vì vậy, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả kinh tế, hoặchiệu quả xã hội, hoặc cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Do đó trong nhiềutrường hợp các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích phải đặt mục tiêu lợinhuận xuống hàng thứ yếu Thứ hai, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việckhắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho việcxây dựng xã hội mới Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở các quốc giatrên thế giới, bên cạnh nhiều mặt tích cực, người ta cũng nhận thấy nhữngkhuyết tật vốn có Những khuyết tật cơ bản của nền kinh tế thị trường bao gồm:Một là, do theo đuổi mục tiêu làm cho chi phí biên cá nhân nhỏ hơn chi phí biên
xã hội, gây ra ảnh hưởng ngoại ứng, ô nhiễm môi trường Hai là, việc cung cấp
Trang 13sản phẩm công cộng thường không hấp dẫn các doanh nghiệp vì lợi nhuận ở khuvực này thường thấp trong khi đòi hỏi đầu tư lớn Trong tình hình đó, DNNNđóng vai trò tạo điều kiện khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường Đểgóp phấn hạn chế khuyết tật thứ hai, các DNNN không những phải xuất hiện ởlĩnh vực cung cấp sản phẩm công cộng, mà quan trọng là phải cung cấp sảnphẩm công cộng một cách có hiệu quả.
Vai trò kinh tế: DNNN phải là công cụ kinh tế quan trọng để Nhànước trực tiếp tác động đến các quá trình kinh tế xã hội, điều tiết vĩ mô, thúc đẩytăng trưởng kinh tế và đổi mối cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH Doanhnghiệp Nhà nước có vai trò kinh tế chung rất quan trọng Vai trò ấy thể hiện chủyếu ở chỗ khắc phục thất bại thị trường, điều tiết vĩ mô, nhằm làm cho các hoạtđộng kinh tế có hiệu quả, công bằng, ổn định Đồng thời DNNN nắm giữ cácngành then chốt và thực sự trở thành công cụ để Nhà nước điều tiết và địnhhướng phát triển XHCN DNNN là công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu sảnxuất, cơ cấu kinh tế, đặc biệt cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ, phát triển hạtầng cơ sở và xây dựng từng bước nền Công nghiệp hiện đại Vai trò chủ đạocủa kinh tế Nhà nước được thể hiện không phải ở việc phát triển tràn lan mà lựachọn các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn để phát triển Kinh tế Nhà nước nắmgiữ phần lớn những cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, dịch vụ công cộng…, nhữnglĩnh vực mà tư nhân các thành phần kinh tế khác không được làm, không muốnhoặc không đủ năng lực đầu tư Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, quyếtđịnh đầu tư trước hết phải là của doanh nghiệp, hộ gia đình trong nền kinh tế, dovậy trước hết phải huy động đầu tư phát triển từ khu vực tư nhân Quyết định ấy
bị dẫn dắt bởi chính nền kinh tế thị trường Tuy nhiên có những lĩnh vực mà tưnhân sẽ không đầu tư hoặc đầu tư không hiệu quả, đòi hỏi đầu tư của nhà nước
Cụ thể là nhà nước nên đầu tư sản xuất hàng hoá công Nhà nước phải trực tiếpđầu tư để cung cấp một số hàng hoá tư nhân mà khu vực tư nhân không thể,không muốn đầu tư Ví dụ như hàng hoá tư nhân chi phí cao ( nước sạch, …).Nhà nước phải đầu tư để sản xuất một số hàng hoá tư nhân vì lý do chính trị xã
Trang 14hội, mà nếu không có việc sản xuất các loại hàng hoá này thì nền kinh tế sẽkhông có hiệu quả
Ngoài vai trò kinh tế chung, nhà nước có hai vai trò cơ bản hết sức quantrọng trong lĩnh vực đầu tư phát triển của toàn xã hội:
Một là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư phát triển đượctiến hành
Hai là khuyến khích, dẫn dắt hoạt động đầu tư phát triển theo định hướngnhất định trên cơ sở quyết định quy hoạch, kế hoạch, cấp phát ngân sách, chovay vốn hoặc các biện pháp điều tiết khác.Vai trò của nhà nước trong hoạt độngđầu tư phát triển được thể hiện rõ thông qua chính hoạt động đầu tư phát triểncủa nhà nước cũng như việc điều tiết, thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư khu vực ngoài nhànước( tư nhân và đầu tư nước ngoài) và thông qua việc quyết định kế hoạch, quyhoạch
Ở một góc độ cụ thể hơn, ta có thể thấy vai trò của nhà nước thể hiện trêncác khía cạnh như chi tiêu, cấp phát ngân sách, cho vay vốn ưu đãi; đầu tư pháttriển để tạo ra hàng hoá công; đầu tư phát triển để thực hiện việc cung cấp côngcộng một số hàng hoá tư nhân; chính sách bao tiêu một số sản phẩm và dịch vụ
từ đầu tư phát triển được lựa chọn để giữ vững cầu, ổn định giá cả và thúc đẩytăng trưởng; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; thi hành chính sách thuế khoáliên quan đến hoạt động đầu tư phát triển; quản lý nhà nước về đầu tư phát triển(quản lý cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư phát triển , quản lý sản phẩm củađầu tư phát triển ); xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnhhoạt động đầu tư phát triển; thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư phát triển , Công tác xử lý các vướng mắc, các phát sinh trong quá trình thực hiện và vậnhành dự án đầu tư phát triển
Trang 15CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỜI KỲ 2000 – 2006
I TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DNNN THỜI KỲ 2000 - 2006
DNNN tiếp tục là lực lượng nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước,đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Trongnhững năm qua, tỷ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng mức đầu tư toàn xãhội vẫn được duy trì theo các năm, đóng góp rất lớn về đầu tư trong tổng đầu tưcủa xã hội Đây là nguồn vốn các doanh nghịêp chủ động trong việc huy động
và sử dụng theo đúng yêu cầu của các doanh nghịêp Nguồn vốn này được tậptrung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thiết bị để nâng cao côngsuất, chất lượng sản phẩm và một phần dùng để đầu tư xây dựng mới, mở rộngsản xuất kinh doanh Nếu nguồn vốn huy động được từ doanh nghiệp nhà nướcđược sử dụng có hiệu quả hơn sẽ góp phần trực tiếp cho tăng trưởng nhanh kinh
tế, nâng cao sức cạnh tranh trong từng sản phẩm
Một số kết quả chính đã đạt được trong năm 2003 như sau:
- Doanh thu khu vực DNNN đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm
2002 và 11% so với năm 2001, đã đóng góp 40% GDP của cả nước, tăng 0,5%
so với năm 2001;
- Nộp ngân sách đạt 87.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2002 và 69%
so với năm 2001 chiếm trên 60% tổng thu NSNN ;
- Lợi nhuận thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2002 và31,2% so với năm 2001 ;
- Chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2001 - 2003 của
Trang 16DNNN đạt mức 10%/năm, xấp xỉ mức bình quân trong 10 năm 1991-2000(11%) Trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, sức cạnh tranh đượcnâng cao, dần dần thích nghi với cơ chế thị trường
DNNN hoạt động công ích đi vào thực chất hơn, đảm bảo đa số sản phẩm,dịch vụ thiết yếu của xã hội, đặc biệt cho quốc phòng - an ninh, đồng bào vùngsâu, vùng xa Cải cách DNNN được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục đa dạng hóa
sở hữu các DNNN, đạt kết quả vượt bậc so với 5 năm trước 1996 - 2000
Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp lại theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 3 theo hướng đa dạng hóa sở hữu với các hình thức cổ phầnhóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước Tổng số doanh nghiệpnhà nước được sắp xếp lại trong 5 năm qua vượt xa cùng thời kỳ trước đó Cácdoanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao được tínhcạnh tranh, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh
tế, xã hội Từ 2001 - 2004 cổ phần hoá được 1.654 DNNN và bộ phận DNNN(sau đây gọi chung là DNNN) chiếm 73% tổng số DNNN cổ phần hoá từ năm
1992 đến nay (2.242 DNNN cổ phần hoá) Trong đó, năm 2001: 205 doanhnghiệp: năm 2002: 164 doanh nghiệp: năm 2003: 532 doanh nghiệp; năm 2004:
753 doanh nghiệp Nhiều đơn vị thực hiện tốt lộ trình cổ phần hoá theo đế án đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điển hình là: Bộ Xây dựng (đạt 125%),
Bộ Công nghiệp (đạt 106%), Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (đạt182%), Tổng công ty Dệt May Việt Nam (đạt 133%), tỉnh An Giang (đạt 130%),tỉnh Hải Dương (đạt 116%), tỉnh Vĩnh Phúc (đạt 115%), thành phố Hồ Chí Minh(đạt 109%), thành phố Cần Thơ (đạt 109%), tỉnh Nam Định (đạt 109%), tỉnh HàTây (đạt 103%) Theo kế hoạch, năm 2005 sẽ thực hiện cổ phần hoá 724DNNN, hoàn thành cơ bản 104 Đề án sắp xếp DNNN đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án cổ phần hoá toàn Tổng công tyThương mại và Xây dựng (Bộ Giao thông - Vận tải) và Tổng công ty Điện tử và
Trang 17Tin học (Bộ Xây dựng) Ngoài ra, một số đề án cổ phần hoá các Tổng công tylớn đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như Tổng công tyXuất nhập khẩu xây dựng VINACONEX (Bộ Xây dựng); Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam Đây sẽ là bước quan trọng để triển khai đẩy mạnh quá trình
cổ phần hoá DNNN
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau khi cổphần hóa đều tốt hơn theo hướng tăng vốn sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu,tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động
Bên cạnh hình thức cổ phần hoá là giải pháp mang tính đột phá trong quátrình sắp xếp, đổi mới DNNN, các hình thức khác như giao, bán, chuyển DNNNthành công ty TNHH 1 thành viên cũng được triển khai mạnh, làm đa dạng hoácác hình thức sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của DNNN Ngoài ra, còn thực hiện các hình thức tổ chức lại, giải thể vàphá sản DNNN làm ăn kém hiệu quả
Sau 4 năm thực hiện (2001 - 2004), cả nước thực hiện giao 127 doanhnghiệp, bán 76 doanh nghiệp, sáp nhập 390 doanh nghiệp, hợp nhất 133 doanhnghiệp, giải thể 134 doanh nghiệp, phá sản 18 doanh nghiệp, chuyển sang công
ty TNHH 1 thành viên 55 doanh nghiệp, thành lập mới 67 doanh nghiệp[2]
Trong quá trình sắp xếp DNNN, doanh nghiệp đã quan tâm giải quyết chế
độ cho người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng
4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lạiDNNN
Tính đến hết năm 2004, đã có 1.342 doanh nghiệp được Bộ Tài chínhduyệt cấp kinh phí cho 62.305 người nghỉ việc hưởng theo chế độ lao động dôi
dư với tổng số tiền khoảng 1.803 tỷ đồng Trong đó, có 6.448 người nghỉ hưutrước tuổi với số tiền là 111,1 tỷ đồng; 55.257 người hưởng trợ cấp mất việc làmvới số tiền là 1.698,4 tỷ đồng
Chính sách đối với những lao động dôi dư phù hợp với thực tế, quyền lợi
Trang 18được bảo đảm, góp phần bình ổn thị trường lao động dôi dư, giảm nhẹ gánhnặng cho xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sau khi thực hiện cáchình thức sắp xếp
Bên cạnh đó Đảng và chính phủ cũng không ngừng hoàn thiện khungpháp lý theo hướng dần bình đẳng với các doanh nghiệp khác; dần hình thànhcác Tổng công ty mạnh, Tập đoàn kinh tế lớn Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XI
đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thay thế Luật Doanhnghiệp nhà nước năm 1995 Luật DNNN năm 2003 đã có thay đổi lớn về kháiniệm DNNN, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộvốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công
ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH Ngày 24 tháng 8 năm 2004, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg về ban hành tiêuchí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độclập thuộc tổng công ty nhà nước, đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương tậptrung đầu tư cho những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vựcthen chốt, mang tính chất ổn định kinh tế - xã hội mà Nhà nước cần nắm giữ100% vốn Ngày 09 tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổngcông ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công tycon, làm nền tảng hình thành các Tổng công ty mạnh, thay đổi cơ chế quản lý từquan hệ hành chính sang quan hệ dựa vào tỷ lệ góp vốn
Hiện nay, đã có 47 tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập xâydựng đề án chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong đó, một số doanh nghiệp đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ
đã cho phép xây dựng thí điểm đề án các Tập đoàn kinh tế hoạt động trong một
số lĩnh vực mang tính then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế như Bưu chính - ViễnThông; Dầu khí; Điện lực; Xi măng
Trang 19Tóm lại, với tình hình phát triển doanh nghiệp trong nước trong 5 nămqua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng sắp xếplại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy mạnh mẽ tiềm năng của khuvực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại
Đóng góp của từng thành phần kinh tế vào quá trình tăng trưởng chungcủa toàn nền kinh tế cũng có nhiều thay đổi, theo hướng giảm tỷ trọng của khuvực kinh tế nhà nước, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế dân doanh
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì những yếu kém, tồn tại vẫn còn
là vấn đề bức xúc, chưa được giải quyết triệt để ở nhiều lĩnh vực Điển hình làtình trạng thất thoát, lãnh phí vốn đầu tư phát triển diễn ra khá là phổ biến nhất
là trong xây dựng cơ bản, diễn ra trong nhiều dự án đâu tư, thuộc các nguồn vốn,
ở các ngành, các địa phương và trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư
Năm 2002, Thanh tra Nhà nước thanh tra 17 dự án có tổng mức đầu tư là9.385 tỷ đồng, tổng giá trị vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra là 6.407 tỷ đồng.Tổng số sai phạm về kinh tế và tài chính được phát hiện ở 17 dự án là 871 tỷđồng, chiếm 13,6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra
Năm 2003, Thanh tra Nhà nước thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu
tư là 8.193 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6.450 tỷ đồng.Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy địnhcủa Nhà nước là 1.235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% số vốn được thanh tra.Trong tổng số vốn được phát hiện có sai phạm nói trên, Thanh tra Nhà nước đãkiến nghị thu hồi 357 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng số vốn được thanh tra
II NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG DNNN 2000 - 2006
1 Đầu tư phát triển xây dựng cơ bản.
Thực trạng cơ sở hạ tầng:
Một trong nhiều yêu cầu để Việt Nam gia nhập vào WTO là phải minh
Trang 20bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia Do đó, lần đầu tiên trong lịch sửĐảng CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005.Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốcdoanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toànđưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sáchphi kinh tế Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lươngthực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim) Tổng số nợ của
16 doanh nghiệp các ngành kễ trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80%tổng tài sản của các công ty Do đó, những công ty trên hoàn toàn không cònkhả năng thanh toán phần nợ
Cơ sở hạ tầng yếu kém trong một thời gian dài là một trong những nguyênnhân chính khiến các DNNN làm ăn thua lỗ Một số các nguyên nhân khác như
là trình độ quản lý, tác phong làm việc kém chuyên nghiệp, luật pháp chưa chặtchẽ, kém linh hoạt… Các DNNN quy mô vẫn chua lớn Nhiều DNNN có trình
độ công nghệ dưới mức trung bình của thế giới và khu vực Thiết bị, dây chuyềnlạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm, trong đó có 38% đang chờ thanh lý Chiphí sản xuất công nghiệp còn rất cao, hạn chế mức tăng giá trị gia tăng Cụ thể làgiá trị sản xuất mấy năm gần đây tăng 15%/năm, nhưng giá trị gia tăng chỉ tăng10% Tốc độ đổi mới công nghệ chậm, chỉ khoảng 10% trong thời gian qua Cácngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại như: điện tử, tin học mới chỉ chiếm vài phần trăm giá trị sản xuất công nghiệp; dịch vụ có hàm lượngtrí tuệ cao không nhiều Một số DNNN có nhiều máy móc, thiết bị tuy được đầu
tư hiện đại nhưng không huy động hết công suất (nhiều doanh nghiệp có hiệusuất sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50-60%) hoặc tổng vốn đầu tư lớn dẫn đếnchi phí khấu hao, chi phí lãi vay trong giá thành sản phẩm cao Nguyên nhân sâu
xa là trình độ công nghệ lạc hậu hiện nay, điều mà nhiều đại biểu Quốc hội đãlên tiếng khi bàn thảo về Dự án Luật Chuyển giao Công nghệ Khi cả nền kinh
tế Việt Nam chỉ có chưa đầy 2% số doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, mà rất
Trang 21hiếm có DNNN lọt vào số 2% này, thì thực trạng hiện nay là hậu quả tất yếukhông thể tránh khỏi Trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan là 30%, Malaysia là51%, Singapore là 73% Theo cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩutrên cơ sở cắt giảm chi phí” do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủbiên, (Nhà xuất bản Tài chính tháng 7 năm 2006), tình trạng công nghệ ở nước
ta hiện nay đang ở vào hoàn cảnh Singapore những năm 60 của thế kỷ trước
Thực trạng đầu tư phát triển xây dựng cở bản trong DNNN.
Trong những năm gần đây, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã cónhững tiến bộ vượt bậc Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xâydựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởngkinh tế và hiệu quả của đầu tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn Chính vì vậyvốn đầu tư vào lĩnh vực này được xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nướcđang phát triển.Việt Nam hiện đầu tư hơn một phần ba giá trị GDP; khoảng 9%được đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng Kết quả là Việt Nam đang nhanhchóng đuổi kịp các nước láng giềng về dịch vụ cung cấp và chi phí Điện khihóa và điện thoại là những tiến bộ lớn nhất, hệ thống đường bộ cũng được mởrộng đáng kể Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phàn nàn về cơ sở hạtầng giao thông không đầy đủ; giá điện và điện thoại quá đắt đỏ Để đạt đượctiến bộ hơn nữa trong phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải đa dạng nguồn vốnđiều tiết đúng đắn hỗ trợ thu hồi chi phí và khuyến khích cạnh tranh cũng giúpthu hút tư nhân vào tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng và góp phần phát triểnkinh doanh hơn nữa ở Việt Nam Hiện đã có một số sáng kiến đầy hứa hẹn tronghầu hết các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng đặc biệt là tăng tính cạnh tranh giữa cácnhà cung cấp Tuy nhiên, phần lớn các bên tham gia kinh doanh là các DNNN.Nhìn về tương lai, trong những năm tới, không thể chỉ dựa vào sự tham gia củakhu vực kinh tế tư nhân để giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng trông đợi khuvực kinh tế này đáp phần lớn nhu cầu Trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở, phát triểnkinh doanh đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng đầu tư công và việc đặt giá phùhợp cho dịch vụ cung cấp
Trang 22Vốn đầu tư phát triển của DNNN được huy động từ nhiều nguồn, baogồm vốn ngân sách, vốn vay và vốn tự có Tỷ trọng của từng nguồn vốn khônggiống nhau vì thay đổi tuỳ thuộc chính sách huy động vốn trong từng thời kỳ.Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trungsang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước XHCN, để DNNN vượt quanhững khó khăn ban đầu và làm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thì nguồn vốnngân sách Nhà nước được sử dụng cho đầu tư phát triển thường chiếm tỷ trọnglớn nhất
Từ sau quá trình chuyển đổi cơ chế, DNNN đã phát triển, trưởng thành về
cả thế và lực Kết quả là, những năm gần đây, Nhà nước đã không còn cấp phátvốn cho các doanh nghiệp như trước mà đầu tư cho DNNN thông qua hình thứccho vay Tỷ trọng vốn ngân sách tăng chậm và ổn định ở mức cao, nguồn vốn tự
có của DNNN đã chiếm vị trí xứng đáng và vốn vay vẫn tiếp tục giảm dần trongtổng vốn đầu tư phát triển của DNNN
Như chỉ ra trong bảng 1, quy mô và tỷ lệ vốn NSNN chi đầu tư phát triểncủa DNNN tăng liên tục trong thời kỳ 2000-2006, năm 2000 chiếm 43,6%, năm
2001 chiếm 44,7%, năm 2002 chiếm 43,8%, năm 2003 chiếm 45,0%, năm 2004chiếm 49,5%, năm 2005 chiếm 54,4% và tính toán sơ bộ năm 2006 chiếm54,1% Vốn vay tăng về quy mô song giảm khá nhanh về tỷ trọng cơ cấu, năm
2000 đạt 27774 tỷ đồng và chiếm 31,1& đến năm 2006, theo tinh toán sơ bộ đạt
41200 tỷ đồng và chiếm 22,3% Chi tiết qua các năm như trên bảng báo cáo.Vốn của các DNNN và nguồn vốn khác tăng đều đặn trong suốt thời kỳ các năm2000-2006 Mức biến động qua các con số nêu trên đã phản ánh xu thế thay đổitất yếu theo chiều hướng tích cực
Vốn tự có là phần vốn tự tích luỹ từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của DNNN và bộ phận vốn khấu hao được để lai doanh nghiệp Đây lànguồn vốn quan trọng và rât có ý nghĩa trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lývốn, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện
để tái đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rống sản xuất nâng cao hiệu quả hoạt động
Trang 23của các DNNN Như chỉ ra ở bảng 1, vốn tự có tăng đều về quy mô, tuy giảm về
tỷ trọng nhưng giảm chậm
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là phần vốn hỗ trợ DNNN đầu tư pháttriển được thực hiện theo cơ chế mới, tức chuyển từ hình thức cấp phát vốn sanghình thức tín dụng ưu đãi đã tạo động lực thúc đẩy các DNNN năng động hơn.Nguồn vốn này là nguồn hỗ trợ quan trọng cho DNNN song không phải lànguồn vốn duy nhất, song đang chiếm tỷ trong lớn nhất Đây là một vấn đề cầnđược chú ý giải quyết trong thời gian tới để có thể đảm bảo được tính độc lập, tựchủ của các doanh nghiệp nhà nước
Quy mô vốn đầu tư của DNNN vào từng ngành nhiều hay ít có ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển của ngành đó, đến việc thay đổi cơ cấu ngành vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và dẫn đến hiệu quả đầu tư khác nhau giữacác ngành
Vốn đầu tư phát triển được tập trung sử dụng và đầu tư đồng bộ với côngnghệ hiên đại cho những ngành có tốc độ tăng trưởng cao
Bảng 2: Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
Nguồn: tổng cục thống kê (trang Web: http://www.gso.gov.vn )
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của DNNN chia theo ngành kinh tế (sản xuất
và thương mại dịch vụ) trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực.Vốnđầu tư phát triển dành cho các ngành công nghiệp của DNNN có xu hướng tănglên nhanh, đặc biệt trong các năm 2003, 2004 Tỷ trọng vốn đầu tư phát triểncủa DNNN dành cho ngành nông nghiệp giảm từ năm 2000-2003 và tăng dần từnăm 2004-2006 Thể hiện sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nền kinh tế, từngbước hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa
2 Đầu tư phát triển tài sản vô hình :
2.1/ Thực trạng nguồn nhân lực và đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước:
Trang 24Hàng năm đều có một lượng sinh viên không nhỏ tốt nghiệp các trườngđại học, cao đẳng dạy nghề nhưng tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ caovẫn không giảm Do việc đào tạo nhân lực tại các trường trong nước hiện nay rấtyếu, không thể sử dụng được Giáo trình đại học tuy in mới nhưng nội dung cũmấy chục năm, lạc hậu rất nhiều so với thực tế, không cập nhật được thông tin,công nghệ mới… Thế nhưng, nếu doanh nghiệp chủ động cử người đi đào tạo ở
Trang 25nước ngoài với chi phí cao thì lại gặp khá nhiều khó khăn từ cơ quan quản lýNhà nước Đây là một bất cập trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực ở nước
ta hiện nay
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cơn sốt thiếu lao động đang lan rộng
Vì thế, nếu không giải quyết tốt, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởngkinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanhnghiệp Chính vì thế, để khắc phục sự hẫng hụt nguồn nhân lực, đã có không ítdoanh nghiệp buộc phải đi thuê lao động nước ngoài Tuy nhiên việc thuê laođộng nước ngoài chỉ phù hợp với những vị trí quản lý và cùng không thể đi thuêmãi được Đối với lực lượng công nhân lành nghề, cán bộ quản lý chuyên môn ởtầng trung và tầng thấp nhất thiết phải được đào tạo ngay trong nước
Lực lượng lao động nước ta đông đảo (khoảng 40 triệu lao động vào năm2005), nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (khoảng 23% năm 2003) Một
bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23 (khoảng 80%) bước vào thị trườnglao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề Lao động phổ thông dư thừa lớn, songthiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý,cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao Lực lượng lao động nước ta cònhạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn,nghiệp vụ; năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sửdụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo không tìm kiếmđược việc làm thích hợp hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đàotạo So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhânlực của nước ta còn thấp (Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10) Nước ta không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹthụât, mà còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chấtlượng cao
Trang 26Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ được sự gia tăng về số lượng lao độngtrong DNNN từ 2088531 năm 2000 lên 2264942 lao động năm 2003 nhưng đếnnăm 2005 số lao động giảm xuống còn 2040859, tỷ trọng trong cơ cấu lao động
cả giao đoạn 2005 lại giảm từ 59,05% xuống còn 32,69% Từ năm
2000-2003 tổng số lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng thêm 176411 người(tăng 8,45%) Tuy nhiên trong cơ cấu lao động từ năm 2000-2003 thì tỷ lệ laođộng trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước lại giảm từ 59,05% xuống còn43,77% Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nguồn nhân lực trong 2khu vực còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Khu vực ĐTNN có sự phát triển mạnh mẽ, đánh dấu rõ nét quá trình
mở cửa, hội nhập ngày sâu rộng của nền kinh tế nước ta Từ năm 2000 – 2005,
số lượng lao động trong khu vực này đã tăng 3 lần và khu vực doanh nghiệpngoài nhà nước cũng tăng lên 2,86 lần
Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực: Thực trạng đầu tư phát triển
nguồn nhân lực trong DNNN được thể hiện qua hai nội dung chủ yếu là đầu tưcho giáo dục và đầu tư cho hoạt động tay nghề
Những năm qua, nhận thực được hậu gia nhập WTO sẽ gặp nhiều khókhăn ở tất cả mọi mặt, trong đó có cả nguồn lao động trong nước, Nhà nước đãkhông ngừng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực GD&ĐT với giá trị tăng tuyệt đốitrong 3 năm liên tiếp gần đây (2006-2008) đều trên dưới 10.000 tỷ đồng/năm.Theo các báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngân sách Nhà nước cho giáo dục năm 2006tăng so với năm 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là11.400 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng Riêngphần ngân sách cho chi thường xuyên của năm 2006 là 42.625 tỷ đồng, của năm
2007 là 51.860 tỷ đồngNăm 2001 ngân sách nhà nước chi cho GD chiếm 15,1%,năm 2002 là 15,6%, năm 2003 là 16,4%, năm 2004 là 17,1% và năm 2005 là18% Tuy nhiên, với tổng số tiền từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạonhư năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số
Trang 27tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ đồng,chiếm 18,2%(70-80% dùng để trả lương cho giáo viên) Tỷ lệ này khi về các địaphương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn Với 40.458 tỷ đồng ngânsách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ để dành cho việc chithường xuyên, chi cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng Như vậy, với tổng chi ngânsách Nhà nước cho giáo dục như năm 2006 thì chủ yếu số tiền này chỉ đượcdùng vào chi tiêu thường xuyên, tiền dành cho đầu tư hầu như không đáng kể.Trong khi đó, tiền đầu tư ở đây được tính cho những việc như nâng cao cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp, đổi mới phương pháp dạy và học Trong các năm 2005, 2004, tình hình chi cũng tương tự khi chi thường xuyêncủa năm 2005 chiếm tới 83,2%, năm 2004 là 82,3% Về việc sử dụng tiền chocác chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo cũng có sự "thiên vị" rõrệt khi riêng việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa đã "ngốn" tới1.120,5 tỷ đồng, trong khi đó, chi cho các chương trình khác như phổ cập giáodục tiểu học chỉ có 150 tỷ; đưa cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường 78tỷ; bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trường sư phạm 275tỷ; tăng cường cơ sở vật chất trường học 516 tỷ; tăng cường năng lực đào tạonghề 500 tỷ Chúng ta đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư choGD: cùng với việc tăng chi ngân sách nhà nước cho GD, nguồn tài chính ngoàingân sách nhà nước tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 25%-30% tổng nguồn tàichính đầu tư cho lĩnh vực GD, trong đó học phí và đóng góp xây dựng trườngkhoảng 25% Nguồn vốn vay ODA cho ngành giáo dục hằng năm khoảng từ4.200 đến 4.600 tỷ đồng – tức ở mức 260 triệu đến 280 triệu đô-la Mỹ (riêngnăm 2006 chỉ còn 1.200 tỷ đồng tương đương với chừng 75 triệu đô-la Mỹ).Theo so liệu năm 2005, nguồn vốn vay ODA (4.640 tỷ đồng) chiếm trên 10%tổng chi ngân sách cho giáo dục (42.943 tỷ đồng); chiếm trên 60% khoản chiđầu tư cho giáo dục (7.226 tỷ đồng)
Trang 28Ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động tay nghề, tức công tác đào tạo,đào tạo lại nguồn lao động của DNNN Để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuấttheo cả chiều rộng và chiều sâu và việc thu hút lao động có trình độ chuyên môncao từ các trường đại học, cao đẳng và trường dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực.Quy mô đầu tư cho hoạt động dạy nghề chưa nhiều và không ổn định giữa cácnăm Nguồn vốn đào tạo nghề tăng nhưng vẫn còn thấp, chưa tương xứng vớichỉ tiêu đào tạo Và thực tế đã có nhiều tổ chức tư nhân trong nước, nước ngoài
đã tham gia vào lĩnh vực này, đặc biệt là các trường dạy nghề có quy mô nhỏ, đã
và đang đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ, lĩnh vực đào tạo lai cũng làmột tất yếu Tiến trình sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN gắn liến với tiến trìnhsắp xếp lại tổ chức, bố trí lại lao động trong doanh nghiệp theo hướng sử dụnghiệu quả hơn và nâng cao năng suất lao động của khu vực DNNN Tiến trình đó,đồng thời với quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của doanh nghiệpnên vấn đề dôi dư lao động là thực tế khách quan cần được giải quyết
Trong những năm gần đây ngân sách Nhà nước không ngừng tăng chi chođầu tư phát triển nguồn nhân lực Năm 2004, kinh phí cho đào tạo nghề tăngthêm 70 tỉ đồng so với 2003 (nâng tổng kinh phí đào tạo nghề lên 200 tỉ đồng),trong đó có 30 tỉ để dạy nghề cho thanh niên dân tộc và thanh niên nông thôn.Năm 2005, Nhà nước cấp 11,5 tỉ đồng từ ngân sách vào lĩnh vực dạy nghề ngắnhạn từ 6 đến 11 tháng dành cho người khuyết tật Năm 2006, Nhà nước cấp 18,5
tỉ đồng, năm 2007 cấp 20 tỷ đồng từ ngân sách cho lĩnh vực này trong đó Hiệphội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật Việt Nam được nhận 10% để tổ chứcdạy nghề cho người khuyết tật Các DNNN đã hình thành các quy đào tạo nghềnhư VINACONEX, TCT Bưu chính viễn thông, TCT Than, TCT Thép… Tuynhiên với lĩnh vực dạy nghề, đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo, nhất là trong dạy nghề dài hạn, do thời gian học dài, chi phí đầu tư về cơ sởvật chất, thiết bị, nguyên vật liệu thực tập tốn kém, trong khi người học chủ yếu
là người nghèo nên khả năng đóng góp chỉ khoảng 10%, còn 90% nguồn đầu tư
Trang 29là từ ngân sách nhà nước Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hiện nay cũng mớichỉ tập trung đào tạo những nghề đơn giản, đầu tư thấp, chưa có nhiều cơ sở đàotạo nghề cơ khí, kỹ thuật cao, quy mô tuyển sinh học sinh mới chỉ đạt 35,6%, rấtthấp so với chỉ tiêu 60% vào năm 2010 Quy mô đầu tư cho hoạt động dạy nghềchưa nhiều và không ổn định giữa các năm Nguồn vốn đào tạo nghề tăng nhưngvẫn còn thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu đào tạo Và thực tế đã có nhiều tổchức tư nhân trong nước, nước ngoài đã tham gia vào lĩnh vực này, đặc biệt làcác trường dạy nghề có quy mô nhỏ, đã và đang đào tạo, đào tạo lại nguồn nhânlực phục vụ
2.2/ Thực trạng KHCN và đầu tư phát triển KHCN trong DNNN.
Thực trạng khoa học công nghệ:
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷqua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và caođẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến
sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, cókhoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộckhu vực nhà nước Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CNcủa đất nước Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đốinhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnhvực
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN vớitrên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong
đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó
có 30 trường ngoài công lập
2006 qua khảo sát cho thấy, có một sự khác biệt cơ bản giữa doanhnghiệp VN với doanh nghiệp thế giới Trong khi họ có mối quan tâm hàng đầu
Trang 30đến khoa học công nghệ, thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quantâm đến cơ chế chính sách.
Cuộc điều tra được tiến hành với hơn 41.000 doanh nghiệp tại 30 tỉnhthành phố phía Bắc Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng, đây là những số liệu đáng tincậy, có thể sử dụng vào mục đích nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp
Trong số gần 11.000 doanh nghiệp được điều tra thì có 39,6% doanhnghiệp có nhu cầu thông tin về cơ chế chính sách liên quan, 25,9% doanh nghiệp
có nhu cầu về thông tin công nghệ mới, 22,6% có nhu cầu thông tin về thịtrường Điều này cho thấy, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹthuật và công nghệ trong khi đây là những thông tin phục vụ trực tiếp cho sảnxuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Trong khi đó, thực tế, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ khoahọc tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điềunày cho thấy các doanh nghiệp trong nước có năng lực công nghệ và khả năngcạnh tranh rất thấp
Về tình hình sử dụng công nghệ thông tin, tuy có đến 60,2% doanh nghiệp
sử dụng máy vi tính, nhưng số doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ chỉ có11,55% và chỉ có 2,16% xây dựng Website Thực trạng số doanh nghiệp thamgia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng thấp là một cản trở lớnđối với quá trình hội nhập
Mặc dù rất yếu về công nghệ nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật côngnghệ của doanh nghiệp lại có tỷ lệ rất thấp: chỉ có 5,6% doanh nghiệp có nhucầu đào tạo Các chuyên gia thuộc Bộ Kế- hoạch Đầu tư cảnh báo rằng, điều nàycần phải được khắc phục trong thời gian trước mắt vì đây là yếu tố quyết địnhthành bại của doanh nghiệp trên thương trường
Trong lĩnh vực đào tạo, việc chú trọng đến học hỏi kinh nghiệm từ cácdoanh nhân thành đạt được quan tâm nhiều nhất với 46,39% trong số hơn26.000 doanh nghiệp được hỏi có câu trả lời Bên cạnh đó có 42,24% số doanh
Trang 31nghiệp muốn các chuyên gia quản lý nhà nước giảng dạy; trong khi các nhànghiên cứu và nhà tư vấn ít được đề nghị hơn chỉ ở mức 15,2%.
Qua phản ánh của các doanh nghiệp, những khó khăn đã được nói đến rấtnhiều của doanh nghiệp về vốn, xúc tiến thương mại, đất đai tiếp tục được nhắcđến nhiều lần Trong số hơn 32.000 doanh nghiệp đề cập tới các vấn đề này thì
có 70% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn; 50,6% gặp khó khăn về mở rộng thịtrường, 41% gặp khó khăn về đất đai
Cụ thể, nếu như mới chỉ có 32% doanh nghiệp được tiếp cận với cácnguồn vốn nhà nước mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhànước được cổ phần hoá, thì gần 70% còn lại vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốnchính thức Qua điều tra, các doanh nghiệp cũng cho biết chỉ có 5,2% được thamgia các chương trình xúc tiến thương mại, gần 23% rất khó tiếp cận và có đếnhơn 70% không hề được tham gia
Cuộc điều tra cũng cho thấy có đến 90% doanh nghiệp có quy mô dưới 5
tỷ đồng Các chuyên gia cho rằng, với quy mô nhỏ bé và khả năng cạnh tranhkém, nếu bản thân các doanh nghiệp không tập trung đổi mới, nâng cấp thiết bịcông nghệ thì rất khó cạnh tranh Bên cạnh đó, cần hình thành các chương trìnhriêng để trợ giúp nhằm hỗ trợ khu vực này nâng cao năng lực cạnh tranh như:nhanh chóng lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, xây dựng một chương trình xúc tiếnxuất khẩu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đầu tư phát triển chi cho khoa học công nghệ năm 2003 chỉ chiếm 2%ngân sách, rất nhỏ so với các nước Khu vực doanh nghiệp, cả quốc doanh vàngoài quốc doanh, chưa đóng góp được bao nhiêu cho nghiên cứu phát triểnkhoa học-công nghệ
Theo sách khoa học-công nghệ VN năm 2003, cả nước có 3.600 côngtrình nghiên cứu khoa học được công bố, trên 7.000 bài báo khoa học đăng tảitrong nước Trong khi đó, chỉ có 400 công trình được đưa ra công bố ở các tạp
Trang 32chí nước ngoài Ngay cả trong 400 công trình này, chỉ có 1/3 công trình là dùngnguồn nội lực trong nước; còn lại là do hợp tác quốc tế.
Thực tế của nền sản xuất VN còn quá thấp, phần lớn các doanh nghiệp(nhà nước) đòi hỏi đối với khoa học-công nghệ chưa thật bức bách Chính vì cònkhó khăn để tìm con đường đi vào sản xuất nên nhà khoa học mệt mỏi
Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn phải du nhập công nghệ hiện đại củanước ngoài Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước (còn được bảo hộkhá nặng) không mặn mòi lắm với khoa học-công nghệ trong nước bởi nhiều lý
do Vì khi đầu tư thử nghiệm công nghệ mới nào của VN cũng có thể gặp rủi ro.Còn mua của nước ngoài có thể đắt hơn, nhưng ít rủi ro, chưa kể có thể có yếu
tố tiêu cực Xin lưu ý rằng, nghiên cứu triển khai là khâu rất tốn kém, mà thiếu
nó thì độ rủi ro trong áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ rất cao
Đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ trong hệ thống DNNN:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta hiện nay là đẩy nhanhtiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để đưa nước ta thành nướccông nghiệp vào năm 2020, trong đó việc ứng dụng khoa học công nghệ(KHCN) là thách thức đặt ra hiện nay
Trong nhiều năm qua Nhà nước đã ưu tiên nhiều nguồn lực tài chính dànhcho KHCN, tạo điều kiện thuận lợi để ngành này tham gia vào tất cả các lĩnhvực trong cả nước, từng bước giữ vai trò dẫn dắt Từ những kết quả đầu tư banđầu đến nay theo đánh giá KHCN Việt Nam đã có những bước đi đúng hướngtạo nền tảng cho những bước đi tiếp theo
Từ xuất phát điểm rất thấp Việt Nam trở thành nước có công nghệ viễnthông phát triển nhanh, hệ thống năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu nền kinh tếquốc dân, ngành công nghệ sinh học có khả năng tạo ra nhiều cây trồng vật nuôi
có năng suất cao, vượt trội Mới đây để tạo tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế củacác vùng miền năm 2003, Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư 45.000 tỷđồng cho 20 công trình giao thông và 16 công trình thuỷ lợi lớn từ 2003 đến
Trang 332010 Đây là môi trường tốt để KHCN nước ta có điều kiện tiếp cận với cácngành kinh tế kỹ thuật trên diện rộng.
Cùng với việc ưu tiên đầu tư hằng năm từ các nguồn vốn tín dụng, ngânsách, nhà nước đã cắt giảm mạnh mẽ hàng rào thuế quan theo cam kết hội nhậpquốc tế và sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu theo hướng bảo hộ có thờigian và có chọn lọc, xoá bỏ bao cấp dưới mọi hình thức đã góp phần làm tăngkhả năng tiếp cận với thị trường toàn cầu về các luồng công nghệ mới Việc cắtgiảm bảo hộ trong nước cũng góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hoá quátrình đầu tư, phân bổ nguồn vốn vào các khu vực có năng suất, hiệu quả cao sửdụng công nghệ tiên tiến Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước với tiến trình cổphần hoá và đa dạng hoá sở hữu đã thúc đẩy thu hút công nghệ, kỹ thuật mớinâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh Việc Chính phủ cho phép các nhàđầu tư nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần của doanh nghiệp đượcchuyển đổi sở hữu là một bước tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hànhđầu tư vào các doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý Theothống kê, phần lớn trong số 2000 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu hoạtđộng hiệu quả hơn, lãi cao hơn so với thời gian trước đó Kết quả sản xuất kinhdoanh cao hơn một phần do được sắp xếp lại một cách hợp lý, mặt khác do sựđổi mới thiết bị, công nghệ Mới đây nhà nước cho phép nông dân sản xuấtnguyên liệu được mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến nông sản hoạtđộng trên cùng địa bàn không những đã gắn kết chặt chẽ giữa người nuôi trồng,cung ứng và các doanh nghiệp mà còn tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp chuyểngiao công nghệ nuôi trồng Bên cạnh đó doanh nghiệp chế biến còn đóng vai tròbao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng thương mại về sản xuất vàtiêu thụ Mô hình gắn kết 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp làphương thức có hiệu quả nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học công nghệmới vào sản xuất nông nghiệp
Trang 34Những năm gần đây việc đầu tư của nhà nước cho KHCN đã được quan tâm,tuy nhiên hiện nguồn đầu tư này chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phát triển.Bình quân giai đoạn 1996-2000 đầu tư cho KHCN chỉ chiếm trên dưới0,4%/GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tới gần 70% Những nămsau đó tuy mức đầu tư có tăng lên về số tuyệt đối nhưng tính theo số tương đốithì tỷ lệ đầu tư cho KHCN so với tổng chi NSNN hầu như không tăng, đến năm
2001 tỷ lệ này được nâng lên và đến năm 2003 đạt 2% tổng chi NSNN, xấp xỉkhoảng 5% GDP Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển KHCN chủ yếutập trung từ NSNN chiếm khoảng 80% còn lại là dựa vào các nguồn vốn khácnhư tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp Năm 2006, tổng đầu tư từ ngânsách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2%chi ngân sách nhà nước Do môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh chưa caonên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và độnglực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam Nguồn đầu tư từ ngânsách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu tư của xã hội cho khoa học và côngnghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơbản ở các nước, số đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếmtrên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30%
Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tại 28 tổng công ty 90 - 91,
từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 60% tổng số vốn đầu tưcho khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp toàn quốc Tỷ lệ đầu tư nghiêncứu phát triển/đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là 6%/94% Tỷ lệ chi chonghiên cứu phát triển của các tổng công ty dao động trong khoảng từ 0,05% -0,1% trên tổng doanh thu (các nước là 5 - 6%) Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấp
để các tổng công ty 90 - 91 có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế Tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam có thể đánh giá thông qua giá trịnhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ trong thời gian gần đây Trong 5năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc,
Trang 35thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu Năm
2006, con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 % tổng kim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam Chính vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặtbằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta còn ở mứcthấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa Số ngành, lĩnhvực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít Các ngành sử dụng công nghệ caomới đang bắt đầu hình thành Đến nay, nước ta sử dụng công nghệ trung bình làphổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạtkhoảng 20%, trong khi đó của Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và TháiLan là 31% (theo tiêu chí, để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải làtrên 60%) Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tínhriêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nướccũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiêntiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp Trong công nghiệp, tỷ lệ doanhnghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa26,6%, bán cơ khí hóa 35,7%, thủ công 16,2%.Nhìn chung nguồn vốn đầu tưnày còn quá thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước, còn thua kém nhiều nước trong khu vực và thấp xa với ngưỡngtối thiểu để có thể công nghiệp hoá Trong khi nguồn vốn ít lại phân bố và sửdụng chưa hợp lý, kém hiệu quả và cơ chế tài chính thúc đẩy huy động vốnngoài ngân sách cho phát triển KHCN chưa đủ mạnh, khuyến khích thì nhiềusản phẩm KHCN còn chưa được đưa vào cuộc sống Từ những lý do đó đã hạnchế việc huy động nguồn tài chính nhằm bù đắp chi phí cần thiết phải bỏ ra đểsản xuất các sản phẩm KHCN, lô gích là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vàothực tiễn sản xuất, đời sống còn ít, chỉ chiếm khoảng 10% Do hạn chế về vốnđầu tư, công tác quản lý nên KHCN phát triển chậm, chưa tương ứng với tiềmnăng hiện có Theo thống kê hiện có 58,7% doanh nghiệp ở nước ta ứng dụngcông nghệ thấp trong sản xuất kinh doanh trong khi các nước trong khu vực chỉchiếm từ 1,5 - 47,7%
Trang 36Khoa học công nghệ đang cần một sự khai thông bằng các cơ chế chínhsách của nhà nước, bằng sự tham gia mạnh mẽ từ các thành phần kinh tế Xã hộihoá khoa học công nghệ là chủ trương đúng nhưng để chủ trương này đi vàocuộc sống rất cần một sự đồng bộ về cách làm nhất là từ sự định hướng pháttriển của nhà nước, để làm sao những sản phẩm của khoa học được các doanhnghiệp, được thị trường trong nước tiếp nhận và đánh giá đúng giá trị của nó.
III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ
THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1 Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.
Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động đầu tư phát triển của toàn hệthống DNNN về tổng thể đã được nâng cao hơn so với thời kỳ trước đổi mới,như tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng quy mô lãi và mức nộp ngân sách trênvốn đầu tư… nhưng trong những năm gần đây còn khá thấp so với các loại hìnhdoanh nghiệp khác và biến động bất thường mặc dù được ưu đãi nhiều mặt từphía nhà nước nhưng hệ thống DNNN vẫn chưa thực sự chứng tỏ được ưu thế vềhiệu quả của mình so với khu vực kinh tế khác, chưa tương xứng với tiềm lực vànhững ưu đãi mà nhà nước dành cho, làm ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo củaDNNN và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên có một xu hướngtích cực là: cùng với quá trình cải cách DNNN, tốc độ tăng vốn đầu tư ngàycàng tăng, cơ cấu đầu tư đang dần dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lýhơn, phù hợp với nhu cầu thị trường Chính những yếu tố này là cơ sở để nângcao hiệu quả đầu tư phát triển của DNNN trong những năm tiếp theo của quátrình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Chỉ số tăng trưởng của DNNN hàngnăm thời kỳ 2000- 2006 đạt khoảng 7 đến 8% như thế DNNN vẫn duy trì đượctốc độ tăng trưởng ở mức cao hơn mức bình quân của nền kinh tế Đặc biệt trongsản xuất công nghiệp, giá trị công nghiệp tăng bình quân 15,5%/năm với xu