Tăng quy mô vốn cho doanh ngiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 54 - 56)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÂU TƯ TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.3Tăng quy mô vốn cho doanh ngiệp nhà nước

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.3Tăng quy mô vốn cho doanh ngiệp nhà nước

Quy mô vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư phát triển, luôn có quan hệ và tác động lẫn nhau trong tất cả các ngành, các loại hình doanh ngiệp, trong đó có DNNN. Mối quan hệ tương tác giữa quy mô vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư phát triển tạo nên các chu trình liên tiếp, để có hiệu quả đầu tư thì trước hết phải đầu tư. Có quản lý đầu tư tốt mới đảm bảo hiệu quả đầu tư cao. Để tạo điều kiện cho DNNN tăng quy mô vốn, đâu tư công nghệ thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động đầu tư, cần tạo cho doanh ngiệp một cơ chế vốn hợp lý, một chính sách tín dụng phù hợp. Một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: cần kiên quyết xóa bỏ cơ chế “ xin – cho”, lành mạnh hóa tài chính doanh ngiệp. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư của khối DNNN. Việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp khá lỏng lẻo, chưa được quy định rõ ràng. Với số lượng DNNN khá lớn, việc tổ chức một trung tâm quản lý vốn tập trung như kiểu Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN như trước cũng sẽ không hiệu quả. Như vậy, để khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, cần thiết phải có một phương thức mới để đầu tư vốn nhà nước vào DNNN, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh tế thị trường, vừa đáp ứng yêu cầu về vốn của doanh ngiệp, vừa nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Và trên thực tế, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã được thành lập vào năm 2005, chính thức hoạt động vào tháng 8 năm 2006, do chinh Bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh làm chủ tịch HDQT. Mô hình này đã phần nào đạt được mục tiêu chuyển phương thức cấp vốn, quản lý theo kiểu hành chính hiện nay sang phương thức quản lý vốn, đầu tư vốn nhà nước vào DNNN, trong đó, Nhà nước là một cổ đông của doanh nghiệp, là chủ đầu tư

Thứ hai: về chính sách tín dụng. Huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua hình thức tín dụng là rất cần thiết.Tuy nhiên, chính sách tín dụng cần được điều chỉnh phù hợp với đường lối đổi mới. Những điều chỉnh về lãi suất cần hướng vào việc giúp cho các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng sử dụng vốn tín dụng được thuận lợi và hiệu quả hơn. Duy trì chính sách lãi suất dương và điều chỉnh từng thời kỳ cho phù hợp với mức lạm phát. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng dần nhằm phục vụ tốt hơn việc đổi mới công nghệ, thiết bị đáp ứng nhu cầu CNH-HDH đất nước. Có như vậy, tín dụng mới thực sự góp phần giải quyết khó khăn về vốn của hệ thống doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba: về tín dụng đầu tư phát triển, từ khi ra đời, đã đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển. Đây là một công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế và với bản chất của quan hệ cho vay

có đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Tín dụng đầu tư góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên tín dụng đầu tư cũng có những mặt hạn chế của nó. Để khắc phục những yếu điểm này cần có những biện pháp sau. Một là, cần có biện pháp để thay đổi căn bản nhận thức của một bộ phận không nhỏ DNNN về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển . Đầu tư vào sản xuất kinh doanh phải bảo toàn được vốn, đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn nhà nước cũng như tâm lý ỷ lại, xin chuyển vốn vay thành vốn cấp phát khi doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ. Hai là bố trí đủ vốn cho các dự án, tập trung dứt điểm nhanh để đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư. Ba là cần tăng quy mô vốn vay cho các dự án, đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư, cần mở rộng khung cho vay đến 100% vốn đầu tư. Tỷ lệ cho vay cụ thể cần tùy theo từng dự án và có thể cho dự án vay 100% vốn đầu tư, nếu xét thấy có hiệu quả kinh tế. Bốn là, cần có những cải tiến đối với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư. Để nhận được bảo lãnh, hiện nay các nhà đầu tư phải chịu hai đầu mối là tổ chức tín dụng cho vay và Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định chặt chẽ. Doanh nghiệp vừa phải chịu lãi suất vay thương mại vừa phải chịu thêm chí phí bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển 0,5%/năm tính trên số tiền bảo lãnh. Năm là, cần cải cáh những thủ tục hành chính trong qua trình thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển theo hướng tiến bộ và tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 54 - 56)