Nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 65 - 68)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÂU TƯ TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

2. Nhóm giải pháp vi mô.

2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

 Công tác lập dự án: Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm trễ trong khâu triển khai thực hiện các dự án đầu tư của DNNN trong thời gian qua là do chất lượng công tác lập dự án chưa cao. Việc lập dự án không tuân thủ theo đúng tình tự. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố thị trường, tài chính, kỹ thuật, tổ chức quản lý và lợi ích kinh tế xã hội của dự án… thì các quyết định đầu tư mới chính xác, dự án mới hiệu quả. Nếu không, hậu quả sẽ là, đầu tư kéo dài, hoặc không thể thực hiện như dự án phê duyệt, mà phải thay đổi tổng mức đầu tư, thay đổi phạm vi dự án…Do vậy, để các DNNN làm tốt công tác lập dự án, thì có một số giải pháp như sau.

Thứ nhất, cần đổi mới cả về nhận thức và hành động đới với cách lập dự án đang tồn tại ở một bộ phận DNNN hiện nay. Không ít DNNN lập dự án mang nặng tính hình thức, lập dự án để hợp thức hóa thủ tục đầu tư hoặc để xin phép đầu tư còn việc thực hiện dự án sau này lại là một chuyện khác. Điều này đã làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ hai, các DNNN nên tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ cán bộ lập dự án có chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm. Muốn vậy, các DNNN nên cử cấn bộ đi đào tạo cề kiến thức đầu tư, thường xuyên gửi đi tập huấn để cập nhật những quy định mới, Nghị định mới của Chính phủ về đầu tư.

Thứ ba, hàng năm DNNN có thể lập nhiều dự án khác nhau như dự án đầu tư mới, dự án cải tạo mới, mở rộng quy mô hiện có….trong đó, có dự án phải vay vốn đầu tư, có dự án liên doanh với đối tác khác. Do vậy, cơ quan quản lý cấp trên của từng loại hình DNNN nên có những hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng loại dự án mà DNNN cần lập, đối với những vấn đề cần quan tâm nhiều hơn trong từng loại dự án cụ thể, để tránh cho DNNN phải làm đi làm lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Làm như vậy có nghĩa là tạo điều kiện cho dự án nhanh đi vào hoạt động – một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

 Công tác thẩm định dự án. Hiện nay công tác thẩm định vẫn bộc lộ một số thiếu sót. Văn bản thẩm định thường chỉ tập trung vào đối tượng,

phạm vi điều chỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất mà chưa tính đến một yếu tố quan trọng là tính khả thi của văn bản, sự phù hợp trong đường lối, chủ trương chính sách của Đảng. Vừa qua, tại hội thảo khoa học - thực tiễn đánh giá về công tác thẩm định dự án, dự thảo văn bản do Bộ Tư Pháp tổ chức tại Hà Nội đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm xây dựng và hòan chỉnh công tác thẩm định dự án, dự thảo hiện nay…Nâng cao chất lượng thẩm định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của dự án và do đó, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của DNNN. Một số giải pháp cụ thể như sau. Một là, phải làm rõ quy trình thẩm định. Theo quy chế thẩm định hiện nay, khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp đề nghị cử người tham gia hội đồng thẩm định, các bộ, ngành có trách nhiệm cử người của đơn vị mình. Cách phân công này có thể dẫn đến tình trạng vì lợi ích cục bộ, thiếu khách quan, không trên tầm nhìn toàn cục mà giải quyết các vấn đề…Vì vậy, nên làm rõ quy trình thẩm định bằng việc thiết lập cơ chế để thành viên hội đồng thẩm định. Trước khi làm đơn vị chủ trì phải nắm bắt và hiểu biết sâu sắc về những quan điểm chỉ đạo, nội dung cơ bản của dự án, dự thảo thẩm định. Cụ thể, nên xác định hợp lý số lượng thành viên hội đồng thẩm định đại diện cho cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như thành viên Ban soạn thảo để họ có điều kiện trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến thẩm định chính xác, khách quan, khoa học và đầy đủ. Tránh tình trạng, các hoạt động của Ban soạn thảo chỉ là hình thức, lấy cho đủ thành phần mà không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, hiệu quả công việc. Hai là, phải quy định rõ trách nhiệm thuộc về ai. Cũng là một yếu tố quan trọng, việc lựa chọn thành viên Hội đồng thẩm định có tính chất quyết định đến chất lượng bản thẩm định, do đó cũng cần nâng cao chất lượng thẩm định qua việc tìm hiểu về kinh nghiệm cá nhân của người dự kiến là thành viên. Thành viên hội đồng ngoài việc am hiểu sâu sắc về lĩnh vực được đề cập trong dự án, dự thảo còn phải là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Bên cạnh đó cũng cần đề cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc đề xuất lựa chọn thành viên hội đồng thẩm định, xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên với ý kiến thẩm định. Như thế sẽ gắn được trách nhiệm và quyền lợi

của các thành viên, họ có điều kiện để dành thời gian, công sức nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thẩm định. Ba là, phải quy định rõ về thời gian. Cũng có ý kiến cho rằng, việc quy định về thời gian tối thiểu cho thẩm định một văn bản rất quan trọng. Thời gian đảm bảo để các cán bộ làm công tác thẩm định nghiên cứu hồ sơ và đánh giá kỹ lưỡng dự thảo. Ngoài ra, có thể quy định thời hạn thẩm định khác nhau đối với từng loại văn bản tùy theo mức độ phức tạp. Chẳng hạn, đối với quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định có thể ngắn hơn so với thẩm định dự án luật, pháp lệnh…Về việc quy trách nhiệm, hiện nay Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có một cách làm khá linh hoạt. Họ liên hệ trước với người dự kiến. Cách làm này vừa bảo đảm phù hợp với quy định của Quy chế thẩm định, vừa bảo đảm thành viên được cử tham gia là người am hiểu về lĩnh vực chuyên môn, có góc nhìn toàn diện và độc lập, bảo đẩm chất lượng thẩm định. Nói chung để hoàn thiện công tác thẩm định cũng cần phải có thời gian song trước mắt cần nghiên cứu lại việc phân công chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị thẩm định, tổ chức lại các đơn vị thẩm định đúng với mục đích, yêu cầu tính chất của hoạt động này. Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức, biên chế cũng như cơ chế triển khai các hoạt động tác nghiệp, nghiệp vụ và điều kiện bảo đảm khác phục vụ công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w