Tăng cường vận động xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 60 - 61)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÂU TƯ TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.7Tăng cường vận động xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.7Tăng cường vận động xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

ngoài nước.

Chủ trương phát huy nội lực là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những lĩnh vực, những dự án nếu không huy động vốn nước ngoài thì khó có thể đầu tư hoặc đầu tư rất chậm. Do đó phải cân đối nội lực với ngoại lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta trong từng thời kỳ. Cần rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành theo hướng đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư. Đối với những ngành lĩnh vực, dự án mà vốn trong nước khó có thể đáp ứng đủ, cần khuyến khích nước ngoài đầu tư. Vì thế, trước mắt cần rà soát lại danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài để điều chỉnh, bổ sung những dự án quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư, hoàn chỉnh nghiên cứu tiền khả thi của các dự án với các thông số kinh tế kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện cho việc tuyên truyền vận động đầu tư. Đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất. Tập trung nghiên cứu các chính sách về đất đai, bất động sản để khơi thông dòng vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh bất động sản, xây nhà để bán và cho thuê, tạo bước đột phá về đầu tư vào lĩnh vực rất có tiềm năng này. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành tiêu chuẩn, điều kiện cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo đại học để có cơ sở xem xét thẩm định cấp phép cho các dự án đã trình hồ sơ. Tiếp tục rà soát các dự án đã được cấp phép, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả qua đó nâng cao uy tín của môi trường đầu tư nước

ta. Triển khai nhanh và có hiệu quả các Nghị định mới của Chính phủ như Nghị định 27/2003/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 24/2001/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại VN, Nghị định 38/2003/NĐ- CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đổi mới căn bản hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, có hướng đích, có trọng điểm. Chính sách vận động xúc tiến đầu tư cũng phải có độ linh hoạt và mềm dẻo nhất định, có phương thức vận động riêng với các nước, các tập đoàn đa quốc gia. Với các doanh nghiệp là DNNN, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những đơn vị này với tỷ lệ phù hợp. Hiện nay, không phải chúng ta nắm giữ 51% là an toàn, là có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ của doanh nghiệp. Theo quy định của Việt nam và cũng là thông lệ quốc tế, các quyết định quan trọng của doanh nghiệp phải được 75% cổ đông thông qua. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài mà sở hữu 25,1% cổ phần thì mọi chủ trương kế hoạch phải dừng lại để đợi ý kiến của họ, tức chính cổ đông thiểu số sẽ có tiếng nói quyết định. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là chưa rõ nhà đầu tư nước ngoài đang thực sự sở hữu bao nhiêu phần trăm trong các công ty cổ phần nói chung và DNNN nói riêng ở Việt Nam. Do đó giải pháp quan trọng nhất hiện nay đối với vấn đề đầu tư nước ngoài vào các DNNN là phải lập ra một cơ quan giám sát hoạt động đầu tư của các quỹ đầu tư nhà nước của các quốc gia khác tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 60 - 61)