Ban hành các chính sách cụ thể nhằm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đầu tư

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 61 - 65)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÂU TƯ TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.8 Ban hành các chính sách cụ thể nhằm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đầu tư

nhân lực đáp ứng nhu cầu đầu tư

Sau khi cổ phần hóa các DNNN, các DN cần ưu tiên đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, tuyển chọn đội ngũ quản lý, nhân viên giỏi vào làm việc, sẵn sàng trả mức lương cao cho người biết làm việc đúng nghĩa. Đội ngũ lao động chất lượng cao, làm việc với năng suất cao sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận gấp nhiều lần cho DN”. Chạy đua với các DN nước ngoài, nhiều DNNN đã khởi động kế hoạch thu hút nhân tài, nhân viên giỏi vào làm việc. Cuộc đua giành giật nguồn vốn nhân lực càng tăng tốc ngay sau khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO). Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng thương hiệu, tăng thị phần trong nước lẫn ngoài nước, các DNNN đều coi trọng việc đầu tư cho đội ngũ quản trị viên cao cấp, nhân viên chuyên nghiệp hóa. Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất là tìm đâu ra người tài, nhân viên giỏi? Nhu cầu tuyển lao động cao cấp, nhất là các vị trí quản trị, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng vọt trong năm 2006. Thế nhưng, trong khi cầu tăng đột ngột thì chỉ có khoảng 30% ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển lao động chất lượng cao trên thị trường lao động hiện nay. Các vị trí quản trị viên trung cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, trưởng phó phòng các bộ phận chuyên môn…thêm vào đó sắp tới, sẽ có nhiều quỹ đầu tư của nước ngoài, tập đoàn dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm… đổ bộ vào VN. Vì thế nhu cầu tuyển nhân sự trung, cao cấp của lĩnh vực này rất lớn. Những ngành nghề được coi là “hot” và khan hiếm lao động là bảo hiểm, kiểm toán viên, chuyên viên phân tích tài chính - chứng khoán, công nghệ thông tin. Tùy theo ngành nghề, các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc thương hiệu, giám đốc quỹ đầu tư có mức lương bình quân từ 1.000 đến vài ngàn USD hoặc cao hơn. Do vậy cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực cao cấp ngày một gay gắt hơn khi có nhiều lao động nước ngoài muốn tìm việc làm ở Việt Nam. VN hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các DN mới - khoảng 30.000 DN mỗi năm - đã làm giảm đáng kể số người thất nghiệp. Theo thống kê chính thức, số lượng người thất nghiệp, tính chung cho toàn quốc vào khoảng 5.3% - số liệu thực tế có thể cao hơn chút ít. Khoảng 10% số người lao động đang công tác trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước, 88% trong các DN ngoài quốc doanh và 2% trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang thu hút nhiều lao động nhất (57%), tiếp đến là dịch vụ (25%), công nghiệp (17%).

Một điều dễ nhận thấy là lực lượng lao động nước ta đông đảo nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (khoảng 23% năm 2003). Một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23 (khoảng 70%) bước vào thị trường lao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề. Lao động phổ thông dư thừa lớn, song thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Dù đã chuyển qua nền kinh tế thị trường khá lâu nhưng chúng ta vẫn thiếu chiến lược đầu tư đào tạo từ gần đến xa cho chương trình phát triển nguồn nhân lực trung, cao cấp, đạt chuẩn quốc tế. Vì thế hội nhập vào “thế giới phẳng” - môi trường toàn cầu hóa, đoàn thuyền kinh tế VN đang bị hụt hẫng vì thiếu tướng giỏi, quân tinh luyện. Nhìn tổng thể, bức tranh chung về lao động chất lượng cao vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Hàng năm, VN có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) và có thêm hàng trăm người bổ sung vào danh sách đạt trình độ sau đại học. Thế nhưng chỉ có một phần nhỏ trong tổng số lao động có trình độ cao này có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung cao cấp của thị trường lao động. Lý giải điều này, một chuyên gia nhân sự cho rằng các chương trình đào tạo ở các trường CĐ, ĐH nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành nên phần đông cử nhân, kỹ sư ra trường đều thiếu kỹ năng thực hành, tiếp cận công việc chậm, hiệu quả làm việc thấp; khả năng sáng tạo, làm việc độc lập mờ nhạt. Do vậy, nhấn mạnh đến mấu chốt quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, chất lượng cao là sự hiệp lực từ nhà đào tạo - người sử dụng lao động - người lao động. Cả “ba nhà” này đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, đạt chuẩn, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa của thị trường lao động. Theo đó, nhà đào tạo phải cung ứng cho xã hội sản phẩm nhân lực đạt chuẩn và được DN chấp nhận mua. DN cũng phải chủ động đặt hàng nhà đào tạo, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề. Người lao động phải thay đổi tư duy vươn tới đạt chuẩn về bằng cách nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc để hội nhập cùng với DN. Ngoài ra, để thu

hút nhân tài, ngoài việc trải thảm đỏ mời gọi nhân viên giỏi, người biết làm việc, các DN nên có chiến thuật riêng giữ chân nhân viên của mình.

Giải pháp cho các doanh nghiệp hiện nay trong vấn đề duy trì và thu hút nhân lực Vấn đề tuyển dụng và duy trì nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Và thực sự tại thời điểm hiện nay đó là vấn đề rất lớn thách thức đối với doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là tài sản, nhưng là tài sản rất di động. Họ có thể từ bỏ doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, thậm chí tài sản này có thể bị “đánh cắp” bất cứ lúc nào, nếu doanh nghiệp không có một chính sách phù hợp. Để giải quyết những vấn đề này cần có những giải pháp sau.

Thứ nhất doanh nghiệp phải tạo ra thương hiệu tốt trên thị trường (là điều tự hào, hãnh diện của nhân lực khi được làm việc trong doanh nghiệp đó).Tiếng lành, tiếng dữ đều đồn xa, nên cố gắng đừng để tiếng dữ đồn xa, nó sẽ ảnh hưởng đến tuyển dung, nhân lực.

Thứ hai có quy trình sử dụng minh bạch. Nghĩa là phải dựa trên năng lực thực sự của ứng viên để bố trí và đãi ngộ.

Thứ ba doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn về nhân lực. Nó được thể hiện trong việc phát triển nghề nghiệp cho người lao động, có chiến lược đào tạo về kỹ năng, cần phải chủ động tạo dựng nhân lực cao cấp từ chính nguồn nhân lực của mình. Ban đầu việc thiếu đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm cọ xát là không tránh khỏi nhưng doanh nghiệp phải biết lọc ra những cá nhân có tố chất phù hợp với hoạt động và chính sách phát triển của doanh nghiệp mình. Sau đó tiến hành đưa nguồn nhân lực tiềm năng này đi tham gia nhiều khoá đào tạo ngắn. Các nhân lực cấp cao sẽ phải được đào tạo toàn diện theo các môn học cơ bản, cần có trong bất cứ chương trình MBA cấp tiến nào như: khả năng lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ,... Từ đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực cao cấp của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện từng bước và quan trọng là không gây ngắt đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư về chính sách lương bổng, doanh nghiệp cố gắng làm sao có chính sách lương bổng hợp lý và cạnh tranh (ít nhất là ở vị trí chủ chốt). Cuối cùng, môi trường làm việc (người lao động cảm thấy được tôn trọng, được tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp và có cơ hội dể phát triển toàn diện).Liên minh Công nghiệp Đan Mạch (DI) là một hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu tại Đan Mạch. DI sử dụng hai cách tiếp cận để thu hút nhân tài. Trước hết là cơ chế lương bổng và đãi ngộ. Họ đưa ra một mức lương phù hợp được tính toán trên cơ sở thị trường làm sao đủ sức thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc. Kế đến là môi trường làm việc. Họ nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc hết sức năng động với trách nhiệm cao đối với từng cá nhân. Điều này kết hợp với một thương hiệu, một danh tiếng đã được thiết lập, một tổ chức có sức mạnh về tài chính cũng như khả năng tham gia vào chính sách mạnh mẽ đã giúp (DI) thu hút được nhiều nhân tài đến làm việc và gắn bó với tổ chức. DI cam kết tạo cho người lao động một sự gia tăng mạnh mẽ về tri thức được tích luỹ trong quá trình làm việc tại DI. Tiếp đến, người lao động được tham gia hàng loạt các hoạt động xã hội khiến cho DI trở thành một môi trường làm việc hết sức đa dạng và đầy thú vị đối với người lao động. Nhằm phát triển và củng cố kỹ năng cá nhân người lao động, DI cùng với người lao động phát triển các kế hoạch công việc nhằm đảm bảo người lao động thấy được mục tiêu sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của mình trong tổ chức. DI thường xuyên đưa ra những khoá đào tạo ngắn và dài hạn cho nhân viên do DI tài trợ về tài chính. Thông qua các hoạt động xã hội như thể thao, văn hoá, tham gia các câu lạc bộ,... người lao động có cơ hội gặp gỡ đồng nghiệp nhằm trao đổi và chia sẻ tri thức, đồng thời gia tăng giá trị xã hội của bản thân.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w