1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn du lịch nội địa của công ty lữ hành Hanoitourist

56 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 360 KB

Nội dung

Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại: kinhdoanh đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh tổng hợp.. Kinh doanh đại lý lữ hành hoạt động chủ yếu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến.Hội đồng Lữ Hành và Du Lịch quốc tế đã công nhận du lịch là một ngànhkinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử vànông nghiệp Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quantrọng nhất trong ngoại thương Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trongnhững ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch ngày nay là một đềtài hấp dẫn và đã trở thành đề tài mang tính chất toàn cầu Nhiều nước đã lấychỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống

Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu ( hoạt động kinh doanh

ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất Do tác động của nhiềunhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ Tính thời vụ đó đãgây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch Nghiên cứutinh thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhàkhoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vưc này

Công ty lữ hành Hanoitourist là một trong những công ty hàng đầu ViệtNam về lữ hành Nhưng nó cũng không thể tránh khỏi tính thời vụ trong dulịch Trong bài viết này em nghiên cứu về tính thời vụ trong du lịch nội địacủa công ty lữ hành Hanoitourist

Trang 2

CHƯƠNG I: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luậtcho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều gọi là doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành

Luật du lịch Việt Nam đinh nghĩa: Lữ hành là việc xây dưng, bán, tổchức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi

2 Phân loại kinh doanh lữ hành.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại: kinhdoanh đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh tổng hợp

Kinh doanh đại lý lữ hành hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung giantiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất dulịch để hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm gia tănggiá trị sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnhvực tiêu dùng du lịch Loại kinh doanh này thực hiện nhiệm vụ như là chuyêngia cho thuê không phải chịu rủi ro

Trang 3

Kinh doanh du lịch lữ hành hoạt động như là hoạt động bán buôn, hoạtđộng sản xuất làm gia tăng giá trị của sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp

để bán cho khách Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánhchịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác Các doanhnghiệp thực hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty dulịch lữ hành Cơ sở của hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn

lẻ của các nhà cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tinh nguyên chiếc bánvới giá gộp cho khách, đồng thời làm gia tăng giá trị của sản phẩm cho ngườitiêu dùng thông qua sự liên kết tạo ra tính trội trong hệ thống ( 1+1>2) vàthông qua sức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành, hướng dẫn

Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các kinh doanh du lịchđóng vai trò đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ vừa liên kếtcác dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn,bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lich đã bán Đây là kết quả trong quátrình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinhdoanh lữ hành trong ngành du lịch Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhtổng hợp gọi là công ty du lịch

II Hệ thống sản phẩm trong kinh doanh lữ hành.

1 Dịch vụ trung gian.

Các dịch vụ trung gian còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ Đây là loại sảnphẩm mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành làm trung gian giới thiệu, tiêu thụsản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng Hầuhết, các sản phẩm này được tiêu thụ một cách đơn lẻ không có sự gắn kết vớinhau, thỏa mãn độc lập từng nhu cầu của khách Các dịch vụ lẻ mà các doanhnghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện bao gồm:

- Dịch vụ vận chuyển hàng không

- Dịch vụ vận chuyển đường sắt

Trang 4

- Dịch vụ vận chuyển tàu thủy.

Một trương trình kinh doanh phải theo yêu cầu sau đây:

- Nội dung của trương trình du lịch phải phù hợp với nội dung củanhu cầu du lịch thuộc về một thị trường mục tiêu cụ thể

- Nội dung của trương trình du lịch phải có tinh khả thi tức là nó phảitương thích với khả đáp ứng của các nhà cung cấp và các yếu tốtrong môi trương trình vĩ mô

- Chương trình du lịch phải đáp ứng được mục tiêu và tính phù hợpvới nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp

Để đạt được các yêu cầu nói trên, quá tình kinh doanh chương trinh dulịch trọn gói gồm năm giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1: Thiết kế trương trình

Trang 5

- Giai đoạn 2: Xác định giá thành và giá bán của trương trình.

- Giai đoạn 3: Tổ chức và xúc tiến

- Giai đoạn 4: Tổ chức kênh tiêu thụ

- Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện

Sơ đồ: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói.

3 Sản phẩm khác.

Các loại sản phẩm khác của kinh doanh lữ hành có thể là:

- Chương trinh du lịch khuyến thưởng là một dạng đặc biệt củatrương trình du lịch trọn gói, được tổ chức theo yêu cầu của các tổchức kinh tế hoặc phi kinh tế

- Chương trình du lịch hội thảo, hội nghị

- Chương trình du học

- Tổ chức các sự kiện văn hoá xã hội kinh tế, thể thao lớn

- Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằmphục vụ khách du lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện,chủ động kiểm soát và bảo đảm được chất lượng của trương trình dulịch trọn gói

GIAI ĐOẠN 5.

- Thoả thuận.

- Chuẩn bị thực hiện.

- Xác định giá bán

- Xác định điểm hoà vốn.

GIAI ĐOẠN 4.

- Lựa chọn các kênh tiêu thụ.

- Quản lý các kênh tiêu thụ.

GIAI ĐOẠN 3.

- Tuyên truyền.

- Quảng cáo.

- Kích thích người tiêu dùng.

- Kích thích người tiêu thụ.

Trang 6

III Thị trường khách của kinh doanh lữ hành.

1.Khái niệm khách du lịch của Việt Nam.

Trong Pháp lệnh du lịch của Việt nam ban hành năm 1999 có nhữngquy định như sau về khách du lịch:

- Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: Khách du lịch là người đi du lịchhoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đểnhận thu nhập từ nơi đến

- Tại Điều 20, Chương IV: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nộiđịa và khách du lịch quốc tế

+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam và người nướcngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt nam

+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt nam du lịch và công dân Việt nam, người nướcngoài cư trú tại Việt nam ra nước ngoài du lịch

2 Nguồn khách chính của doanh nghiệp lữ hành.

Nguồn khách tạo ra cầu sơ cấp là chủ thể mua với mục đích tiêu dungbao gồm:

- Khách du lịch thuần tuý trong và ngoài nước

- Khách du lịch công vụ trong và ngoài nước

- Khách du lịch với mục đích khác trong và ngoài nước

Nguồn khách tạo ra cầu thứ cấp là chủ thể mua với mục đích kinhdoanh, bao gồm:

- Đại lý lữ hành ngoài nước

- Đại lý lữ hành trong nước

3 Phân loại thị trường khách theo động cơ chuyến đi.

- Khách đi với mục đích chữa bệnh

Trang 7

Mục đích chuyến đi là vì sức khoẻ Loại du lịch này gắn liền vơí việcchữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh được xây dựng gầnnguồn nước khoáng, giữ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu thíchhợp Du lịch chữa bệnh có thể phân ra thành các loại khác nhau như chữabệnh bằng khí hậu, bằng phương pháp thuỷ lý bằng bùn…

- Khách đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi thư giãn

Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thườngnhật Khách đi với mục đích này thường thích những điểm du lịch cókhông khí trong lành, yên tĩnh

-Khách đi với mục đích du lịch văn hoá

Mục đích là nâng cao hiểu biết cá nhân Khách du lịch thích đến nhữngnơi xa lạ để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc nghệthuật, nền kinh tế cũng như cuộc sống và phong tục tập quán của đấtnước du lịch

-Khách đi với mục đích du lịch thể thao

Du lịch thể thao có thể có 2 dạng:

+ Dạng 1: Du khách quyết định hành trình với mục đích tham giatrực tiếp vào các hoạt động thể thao như vận động viên của các thế vậnhội, đại hội thể thao hoặc đi để tham gia các hoạt động thể thao yêuthích như leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá

+ Dạng 2: Như hành trình du lịch để xem các cuọoc thi đấu thểthao

-Khách đi với mục đích tôn giáo

Ở những thời kỳ trước, du lich tôn giáo là loại hình khá phổ biến vớimục đích truyền thoả mãn tín ngưỡng, tham gia lễ hội tôn giáo.Ngàynay du lịch tôn giáo có thêm mục đích là đi tìm hiểu, nghiên cứu tôngiáo Điểm đến là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa

Trang 8

- Khách du lịch đi với mục đích công vụ.

Mục đích là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào

đó Tham gia loại hình này là khách dự hội nghị, hội thảo, khuyếnthưởng, dự triển lãm…Khách loại này thường được bao cấp với chế độcao

- Khách đi với mục đích thăm hỏi

Nhóm khách là những người đi thăm thân, bạn bè, bà con…

IV Doanh nghiệp lữ hành.

1 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luậtcho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệpkinh doanh lữ hành Tuỳ vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sảnphẩm, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữhành có các tên gọi khác nhau: công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữhành quốc tế, công ty lữ hành nội địa

2 Các điều kiện phát triển kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.

Xuất phát từ bản chất của kinh doanh lữ hành mà các doanh nghiệp chỉ

có thể phát triển hoạt động kinh doanh này khi hội đủ năm điều kiện cơ bản:

- Thị trường khách du lịch

- Thị trường sản xuất du lịch

- Mở rộng mối quan hệ quốc tế và hoà bình, hữu nghị

- Đường lối chính trị và hệ thống luật pháp nơi đi và nơi đến du lịch

ổn định bảo đảm an ninh và an toàn, tạo ra các điều kiện cần

- Năng lực và trình độ kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

2.1 Điều kiện thị trường khách du lịch.

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của conngười Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầusinh lý và nhu cầu tâm lý trong hệ thống các nhu cầu cuả con người Tuynhiên nhu cầu du lịch của con người chưa phải là nhu cầu trong du lịch Đểcho nhu cầu du lịch của cá nhân trở thành nhu cầu thị trường về sản phẩm dulịch thì nó phải thoả mãn ba điều kiện:

- Phải có khả năng thanh toán

- Phải có thời gian rỗi dành cho tiêu dung du lịch

- Phải sẵn sàng mua sản phẩm du lịch

Khi thoả mãn ba điều kiện này thì nhu cầu du lịch của cá nhân biểuhiện ở cấp độ ý định Nhu cầu du lịch ở cấp độ ý định của tất cả cá nhân ởmột không gian và thời gian nhất định tạo ra thị trường khách du lịch hiện tại

ở không gian và thời gian đó

Cầu trong du lịch được tạo bởi các yếu tố: tâm lý cá nhân, tâm lý xãhội, các thành phần trong môi trường vĩ mô ở nơi đi du lịch, tính hấp dẫn củasản phẩm du lịch nơi đến

2.2 Điều kiện thị trường sản xuất du lịch.

Vai trò của cung du lịch đối với kinh doanh lữ hành Cung du lịch hiểu

là khả năng cung cấp dịch vụ và hang hoá nhằm đáp ứng nội dung của cầutrong du lịch Nó bao gồm hàng hoá du lịch được đưa ra thị trường Các nhàsản xuất chính là:

- Nhà sản xuất dịch vụ lưu trú

- Nhà sản xuất dịch vụ ăn uống

- Nhà sản xuất dịch vụ tham quan giải trí

- Nhà sản xuất dịch vụ khách

- Nhà sản xuất hàng hoá phục vụ cho du lịch

Trang 10

Hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp muốn phát triển đượcthì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà sản xuất du lịch Bởi chính các nhàsản xuất du lịch phải bảo đảm cung ứng các yếu tố đầu vào để các nhà kinhdoanh lữ hành liên kết các dịch vụ mang tính đơn lẻ của từng nhà cung cấp vàthành dịch vụ mang tinh nguyên chiếc để làm tăng giá trị sử dụng của chúng

để bán cho khách du lịch với mức giá gộp Yêu cầu của mức giá gộp phảithấp hơn mức giá mà khách mua với từng dịch vụ đơn lẻ gộp lại và tiết kiệmđược thời gian dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin, lựa trọn phù hợp vớiđặc tinh tiêu dùng của họ Do vậy, nếu thiếu nhà cung cấp dịch vụ đầu vào, sốlượng và chất lượng bị hạn chế, muwc giá cho các nhà kinh doanh lữ hànhcao thì kinh doanh lữ hành khó có thể phát triển được

V Tính thời vụ trong du lịch.

1 Khái niệm “ Tính thời vụ trong du lịch” , “ Thời vụ du lịch”.

Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu Do tác động của nhiềunhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ Tính thời vụ đógây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch Nghiên cứutính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhàkhoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này

Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu củacác dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhấtđịnh

Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại

đó có sự tập trung cao nhất của cung cầu du lịch

2 Các đặc điểm của tính thời vụ du lịch.

Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là cố định, màchúng biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố Dưới tác động của các nhân

Trang 11

tố khác nhau thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng Những đặc điểm quantrọng nhất là:

2.1 Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch.

Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịchđảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm thì tại đótính thời vụ là không tồn tại Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì córất nhiều yếu tố tác động lên kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó cóthể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tạitính thời vụ trong du lịch

2.2 Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy vào các thể loại phát triển ở đó.

Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếunhư nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặcmùa đông

Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của ViệtNam chỉ kinh doanh loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ

là mùa hè

Nhưng nếu như tại một nơi nghỉ biển có nhiều nguồn nước khoáng giátrị, ở đó phát triển mạnh hai loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và dulịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến hai mùa du lịch

2.3 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau.

Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chínhyếu hơn Du lịch nghỉ biển, nghỉ núi có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơnphụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn

Trang 12

2.4 Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh.

Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính, cònthời kỳ có cương độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa,ngay sau mùa chính là thời vụ sau mùa Ở một số nước chỉ kinh doanh dulịch biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa gọi là mùa chết

2.5 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức

độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên

du lịch tương đối như nhau thì các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh dulịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch kéodài hơn và cường độ du lịch của cả mùa yếu hơn Ngược lại Cùng kinh doanhmột loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối nhưnhau thì các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch kém phát triển hơn,

có kinh nghiệm kinh doanh kém hơn thì thời vụ du lịch ngắn hơn và cường độ

du lịch của cả mùa mạnh hơn

2.6 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu khách đến vùng du lịch.

Các trung tâm dành cho thanh thiếu niên thường có mùa du lịch ngắnhơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổitrung niên Nguyên nhân chính ở đây là do thanh thiến niên hay đi theo đoànvào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn

2.7 Cường độ và độ dài du lịch của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sơ lưu trú chính.

Ở đâu có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính khách sạn, hotel, nhà nghỉ,khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu

Trang 13

hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ, camping Ở đó mùa du lịch thườngngắn hơn và cường độ mạnh hơn.

Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư vào bảodưỡng tốn kem hơn, dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéodài thời vụ hơn

Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ

sở chính ít hơn Cơ sở lưu trú là nhà trọ, camping vừa linh hoạt vừa tốn ít chiphí

3 Các nhân tố tác động đến tinh thời vụ trong du lịch.

Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi các tác động của tập hợp nhiềunhân tố đa dạng Đó là các nhân tố:

3.1 Nhân tố mang tính tự nhiên.

Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyếtđịnh đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Thông thường, khí hậu tácđộng lên cả cung và cầu trong du lịch Tuy nhiên, Ở từng vùng khí hậu củ thểthì mức tác động có khác nhau Ví dụ: ở vung khí hậu hàn đới thì nhân tố tácđộng nên cả cung và câu trong du lịch, song ở vùng khí hậu nhiệt đới thì nhân

tố này chỉ chủ yếu tác động lên cầu du lịch

Đối với du lịch biển các thành phần của khí hậu như cường độ ánhnắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm kháccủa biển và bờ biển tài nguyên tự nhiên du lịch như: độ sâu bờ biển , kíchthước của bãi tắm… quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm vàphơi của khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch Tuynhiên, giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏicủa khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch

Trang 14

Đối với các thể loại du lịch khác khí hậu không có ảnh hưởng trực tiếplên tài nguyên du lịch nhưng khí hậu lại có ảnh hưởng trực tiếp lên cầu dulịch Khách du lịch của các thể loại du lịch này thường chọn khi thời tiếtthuận lợi để thực hiện các cuộc hành trình du lịch Do đó, biểu hiện cường độkhách tập trung vào một số thời gian trong năm.

3.2 Nhân tố mang tính kinh tế xã hội.

Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư:

Sự phân bổ không đồng đều quỹ nhàn rỗi của các nhóm dân cư gây ảnhhưởng đến sự phân bổ không đồng đều của các nhu cầu du lịch Khi xét đếnquỹ thời gian nhàn rỗi trong kinh doanh du lịch, phải xét từ hai khía cạnh.Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép có thể tác động lên thời vụ du lịch,

do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm Thực

tế cho thấy thời gian nghỉ phép của khách nội địa chủ yếu vào các dịp hè

Khía cạnh thứ hai của thời gian nhàn rỗi là thời gian nghỉ của cáctrường học Thời gian nghỉ học trong năm tác động lên thời gian rỗi của họcsinh, của cha mẹ chúng và qua đó đóng vai trò giới hạn trong việc lựa chọnthời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ có con cái từ 6 đến 15 tuổi Tác độngcủa thời gian nghỉ ở các trường học cũng phải được nghiên cứu trên hai mặt:

độ dài của thời gian nghỉ và sự phân bố của thời gian nghỉ trong năm Thôngthường thì học sinh việt nam nghỉ dài nhất vào những ngày hè, một số ngày lễtết thì nghỉ ít hơn

Phong tục tập quán: Thông thường các phong tục tập quán có tính chấtlịch sử bền vững Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục lên tính thời

vụ du lịch thật mạnh mẽ và rõ ràng Theo phong tục thì những tháng đầu năm

là những tháng hội hè lễ bái Vào khoảng thời gian tháng 2 tháng 3 âm lịch làhội của hầu hết các đình chùa, các đền như chùa hương, chùa thầy, chùa tâyphương…

Trang 15

Điều kiện về tài nguyên du lịch:

Điều kiện tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽgây ảnh hưởng tới tính thời vụ của điểm du lịch tương ứng Đây là nhân tố tácđông mạnh lên cung và cầu du lịch

3.3 Nhân tố mang tính tổ chức kĩ thuật

Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là nhân tố ảnhhưởng tới độ dài của thời vụ du lịch, ví dụ: như Hạ Long là nơi có cơ sở vậtchất kĩ thuật tương đối tốt

âm lịch nhưng người khách đó lại đi lễ vào tháng 1

Một đôi nam nữ phải chọn cho mình một điểm du lịch vào tuần trăngmật Thế là họ liền chọn Đà Lạt làm điểm du lịch cho tuần trăng mật củamình vì nơi đó có nhiều người đi

Trang 16

CHƯƠNG II TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH DOANH

DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

HANOITOURIST.

I Giới thiệu chung về công ty lữ hành Hanoitourist.

1 Khái quát về Công ty Lữ hành Hanoitourist.

Từ xa xưa, con người đã muốn tìm hiểu sự bí ẩn của những vùng đấtkhác nhau Xã hội ngày càng phát triển, con người đã cải thiện được cuộcsống của mình và đã có tài sản tích trữ Cùng với sự tăng nên của cuộc sống làtăng áp lực công việc nên mọi người do đó họ phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi saunhững ngày dài làm việc và học tập Chính từ nhu cầu đó mà ngành du lịchphát triển cùng với sự phát triển của xã hội

Ngày nay, ngành du lịch là một ngành công nghiệp hun khói của cácnước trên thế giới, có rất nhiều tập đoàn du lịch lớn trên thế giới như kháchsạn Hilton… Việt nam chúng ta cũng không ngoại lệ, tuy ngành du lịch chúng

ta còn non trẻ nhưng nó đang có những bước phát triển rõ rệt cùng với sự pháttriển của xã hội Vệt nam Ngành du lịch đã có những đóng góp không nhỏvào nền kinh tế quốc dân như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, đónggóp vào ngân sách nhà nước hàng năm…

Hiện nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ du lịch như: nghỉ dưỡng, thămqua, thăm thân, nghỉ mát, thể thao… Để đáp ứng nhu cầu này ngành du lịchcần có nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài Nước.Một trong các loại hình dịch vụ quan trọng đó là lữ hành, các công ty lữ hànhxây dựng và tổ chức các tour cho du khách thăm quan Các công ty lữ hànhquan trọng là bởi vì ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, khách phải đến tận nơisản xuất để tiêu dùng

Trang 17

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển.

Công ty du lịch Hà Nội với tên gọi dao dịch quốc tếlà:”Hanoitourism”.Trụ sở chính đặt tại 18-Lý Thường Kiệt-Hà Nội Công tyđược thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1963 vớ khởi điểm là một chi nhánh trựcthuộc Công ty Du lịch Việt Nam Đến thánh 6 năm 1995 thực hiện Nghị định45/CP của Chính Phủ và Thông Tư 09 của Tổng cục, Công ty được chuyển vềUBND thành phố Hà Nội Hiện nay Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, dướichỉ đạo trực tiếp của sở du lịch Hà Nội trực thuộc UBND thành phố Hà Nội

Trong quá trình phát triển Công ty ngày càng hoàn thiện mình để đápứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước Công Ty hoạt động chủyếu là khách sạn Đến năm 1997, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệcủa các nước trong khu vực nên việc kinh doanh khách sạn trở nên khó khănhơn trước Do vậy, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Lữ hành Đểthu hút được khách du lịch công ty đã thành lập Trung tâm du lịch nay là công

ty lữ hành Hanoitourist, chuyên hoạt động kinh doanh Lữ hành, trên cơ sởphòng thị trường và Trung tâm điều hành đưa đón khách được sát nhập đểhoạt động kinh doanh được thuận tiện và dễ dàng nhưng vẫn chịu sự giám sátcủa công ty Đến ngày 12 tháng 7 năm 2004 công ty du lịch Hà Nội đổi tênTổng công ty du lịch Hà Nội theo quyết định số 106/2004/QĐ-UB do UBNDthành phố Hà Nội ban hành

Công ty Lữ hành Hanoitourist, có địa chỉ tại trụ sở của Tổng công ty dulịch Hà Nội đặt tại số 18 – Lý Thường Kiệt – Hà Nội, là một đơn vị kinhdoanh thuộc Tổng công ty Trước đây, Công ty có tên là Trung tâm du lịch Hànội, ra đời vào tháng 01năm 1998, là kết quả của sự kết hợp của Phòng thịtrường và Trung tâm điều hành đón khách của Công ty Hiện nay công ty làmột doanh nghiệp Nhà nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty dulịch Hà Nội

Trang 18

1.2 Loại hình doanh nghiệp.

Công ty Lữ hành Hanoitourist là một doanh nghiệp Nhà nước trựcthuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty dulịch Hà Nội

1.5 Sản phẩm của doanh nghiệp.

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các tour du lịch trong và ngoài nước

2 Tổ chức lao động của doanh nghiệp.

2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Ban giám đốc Công ty Lữ hành

Phòng

du lịch nội địa

Phòng nghiên cứu phát triển

Phòng hành chính tổ hợp

Phòng điều hành hướng dẫn

Phòng

kế toán

Trang 19

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.

2.2.1 Ban giám đốc:

Ban giám đốc gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc (Phó giám đốcquản lý nhân sự và Phó giám đốc quản lý tài chính).Chức năng và nhiệm vụcủa từng chức vụ như sau:

- Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặtcủa Công ty trước Tổng công ty và pháp luật hiện hành.Giám đốc trực tiếpđiều hành Phó giám đốc phụ trách quản lý công tác tài chính và nhân sự Bêncạnh đố, Giám đốc tổng hợp các chủ trương của Tổng công ty và các đề xuấtcủa cấp dưới để đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty Giám đốc phụtrách công tác đối ngoại và uỷ quyền cho các Phó giám đốc khi cần thiết

- Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhữnglĩnh vực mà mình phụ trách, trực tiếp điều hành và lập kế hoạch hoạt động.Đồng thời thay mặt Giám đốc Công ty đàm phán với các đối tác và có tráchnhiệm tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự, tàichính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để các bộ phận hoạt động có hiệuquả hơn

2.2.2 Phòng du lịch Inbound:

- Chức năng:

+ Phòng du lịch Inbound có chức năng tổ chức các hoạt đông liên kết hợptác với các hãng lữ hành nước ngoài, với tư cách là công ty lữ hành nhậnkhách, cung cấp các dịch vụ du lịch trọn gói từ khách hàng của công ty gửikhách Đồng thời liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ có tiếng trong nước đểsẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách

+ Xây dựng các chương trình du lịch Inbound, ngày một hoàn thiện cácchúng để đáp ứng nhu cầu của các đối tác và khách hàng

+ Thu hút khách hành và mở rộng mối quan hệ với các đối tác

Trang 20

+ Tổ chức thực hiện với các chương trình du lịch đã ký kết hợp đồng.

- Nhiệm vụ:

+ Bộ phận marketing: Có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược marketingthông qua các hội nghị hội thảo, các hội trợ quốc tế trong và ngoài nước nhằmnâng cao chất lượng thương hiệu của Công ty

+ Bộ phận điều hành có nhiệm vụ nhận thông tin từ các phía đối tác Xâydựng và thực hiện trương trình theo đúng lịch trình về thời gian mà công tygửi khách đã thông báo Điều hành các hướng dẫn viên theo đúng khả năngchuyên môn và liên hệ dịch vụ với các nhà cung cấp

+ Bộ phận hướng dẫn viên Inbound có trách nhiệm nhận nhiêm vụ từ bộphận điều hành và thực hiện đúng theo yêu cầu đề ra

2.2.3 Phòng du lịch Outbound:

- Chức năng:

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình cho khách du lịch Việt Nam vàngười nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du lịch ở nướcngoài

Tổ chức các hoạt động hợp tác, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ ởnước ngoài như các hãng lữ hành lớn ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,Singapore và ở Châu Âu, Hoa Kỳ …

+ Tư vấn và bán các chương trình du lịch Outbound và các sản phẩm đơn

lẻ như đặt phòng khách sạn, vé máy bay, làm thủ tục visa, giấy thông hànhcho khách có nhu cầu đi du lịch

+ Tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách hàng

- Nhiệm vụ:

+ Bộ phận marketing có nhiệm vụ dựa trên mối quan hệ giữa Công ty vànhững đối tác nước ngoài xây dựng các chương trình du lịch khả thi, hấp dẫn

Trang 21

cả về nội dung và giá cả, giới thiệu các chương trình du lịch thông qua hìnhthức tiếp thị trực tiếp và gián tiếp.

2.2.4 Phòng du lịch nội địa.

- Chức năng:

+ Tổ chức hoạt động liên kết và hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ dulịch đơn lẻ như lưu trú, vẩn chuyển, ăn uống ở các vùng du lịch, điểm đến dulịch trong cả nước

+ Xây dựng và tổ chức các chương trình du lịch cho khách

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình marketing

+ Bộ phận khách lẻ: Tìm hiểu nhu câu của khách, bán chương trình du lịch

và chuyển cho bộ phận điều hành

+ Bộ phận điều hành công ty: Liên hệ trực tiếp với các nguồn khách

Trang 22

+ Tham mưu cho giám đốc trong việc quản ly tài chính của công ty.

- Nhiệm vụ:

+ Thu tiền theo hợp đồng du lịch đã ký kết với khách hang

+ Chi tiền tạm ứng cho bộ phạn chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng

+ Thanh toán chi phí văn phòng như điện nước, điện thoại…

+ Thanh toán tiền lương, tiền thưởng tới các cán bộ công nhân viên củacông ty

+ Tổng kết doanh thu và chi phí định kỳ theo tháng, quý, năm

2.2.7 Phòng nghiên cứu phát triển.

- Chức năng:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển trong ngắn hạn và trong dài hạn

+ Nghiên cứu những hướng đi mới cho công ty cho phù hợp với sự pháttriển của thị trường

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước

+ Dự đoán sự phat triển của thị trương trong nhưng năm tới để có nhữngphương hướng phát triển hợp lý, tránh cho công ty rơi vào thế bị động

+ Nắm vững những chủ trương chính sách của Nhà nước đối với vấn đề dulịch để kịp thời đáp ứng, nắm lấy thời cơ và tìm được hướng đi đúng đắn + Luôn luôn tìm hiểu nhu cầu du lịch của thị trường để xây dựng những tour

du lịch tốt đáp ứng những đòi hỏi của khách hang

2.2.8 Phòng hành chính tổng hợp:

- Cung cấp thông tin, quản lý hồ sơ, nắm tình hình tài chính của công ty

- Tổng hợp các số liệu để báo cáo giám đốc, xây dựng, theo dõi và tổng kếtviệc thực hiện kế hoạch của công ty

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty

Trang 23

2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận.

Nhìn sơ đồ1 ta thấy :Ban giám đốc có quyền ra mệnh lệnh xuống cácphòng ban và các phong ban thưc hiện Còn các phòng ban thì có mối liên hệchặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, thường xuyên trao đổi thông tinvới nhau để thực hiện tôt nhiệm vụ của ban giám đốc giao phó

3 Kết quả hoạt động kinh doanh.

3.1 Thị trường khách.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, thì trênmọi lĩnh vực kinh doanh, khách hàng là người quan trọng nhất cho sự thànhcông Nhất là ngành du lịch bởi vì hàng hoá chủ yếu là dịch vụ Đối với công

ty lữ hành hanoitourist họ đã chọn cho mình một mảng thị trường:

3.1.1 Thị trường Outbound.

Nguồn khách chính của thị trường này là khách trên địa bàn Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận Các chương trình du lịchđược xây dựng ra nước ngoài chủ yếu là sang Trung Quốc, Thái Lan Hai thịtrường này có số lượng khách đông nhất, chiếm khoảng 60% tổng số khách đi

du lịch nước ngoài, trung bình mỗi đoàn từ 10 đến 15 người, với thời gian lưulại bình quân là 6 ngày

3.1.2 Thị trường Inbound.

Đối với thị trường này, trung tâm chủ yếu đón khách từ Pháp, TrungQuốc và Thái Lan Trong đó, khách đến từ Pháp và Thái Lan chiếm khoảng80% ( khách Pháp là khách truyền thống của Công ty) Đến nay, ngoài cácthị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN và Tây Âu, Công

ty đã mở rộng và thu hút khách từ các thị trường mới như Đông Bắc Á, NhậtBản và Mỹ…nhằm tăng cường khách Inbound

Trang 24

Cơ cấu khách năm 2004

3.1.3 Thị trường nội địa.

Khách hàng là người Hà Nội và các vùng lân cận có thu nhập trung bìnhtrở lên Họ là những người có thu nhập ổn định Hiện nay, thu nhập của ngườidân ngày càng nâng cao cho nên cùng với sự phát triển của đời sống thì nhucầu đi du lịch ngày càng tăng theo Do đó, thị trường nội địa ngày càng lớnmạnh

3.2 Kết quả kinh doanh.

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

Trang 25

thu từ khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất, lượng khách du lịch từ nước ngoàivẫn là nguồn khách chính của Công ty Năm 2004 lượng khách du lịch từnước ngoài chiếm 51.21% tổng số khách du lịch trong khi năm 2005 chiếm49.2% và năm 2006 chiếm tới 56,43% Điều đó chứng tỏ khách Inbound lànguồn khách tiềm năng của Công ty, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh côngnghệ phục vụ cũng như việc quảng cáo để thu hút được lượng khách nàynhiều hơn nữa nhằm nâng cao tổng doanh số của mình Khách nội địa chiếmmột tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số khách và tăng không đáng kể qua các năm,năm 2004 là 12.7% năm 2005 là 13.2% năm 2006 là 14,03% Công ty cần chútrọng hơn nữa lượng khách này vì trong tương lai đây sẽ là một nguồn kháchtiềm năng.

Năm 2005 tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty giảm so với năm 2004 ( từ181,5% xuống 26%) đó là do Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh từ các công

ty khác trên địa bàn Hà Nội Do vậy Công ty cần tăng cường và phát huy thếmạnh của mình nhằm thu hút được nhiều khách hơn không những chỉ kháchnước ngoài mà còn khách trong nước

Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì tổng số tiền phải nộp ngânsách của Công ty năm 2004cũng tăng lên, tăng 256,7% Đây là một số tiềnlớn nhưng lại là tín hiệu đáng mừng của Công ty, chứng tỏ Công ty đã hoạtđộng có hiệu quả và có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai Tuy năm

2005 tỷ lệ này có giảm xuống 20,4% so với năm 2004 nhưng Công ty vẫn cókhả năng khắc phục sự cạnh tranh để mở rộng hoạt động của mình, không chỉ

vì mục tiêu lợi nhuận mà còn tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lớn mạnhtrong tương lai

Bảng thống kê tình hình của Công ty trong giai đoạn (2004 - 2006)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Trang 26

Lượt khách

Ngày khách

Lượt khách

Ngày khách

Lượt khách

Ngày khách

đã đạt được trong những năm qua là rất đáng khích lệ

Năm 2004 do tình hình trên thế giới tương đối ổn định so với năm

2003 Nền kinh tế thế giới có chiều hướng tăng đầu tàu là nền kinh tế Mĩ vàchiến tranh đã có phần lắng xuống sau thời kỳ hết sức căng thẳng ở TrungĐông, khủng bố trên toàn cầu đặc biệt là nước Mĩ với sự kiện 11/9 Chínhđiều này làm cho nhu cầu đi du lịch trên thế giới có chiều hướng tăng trở lại.Đăc biệt là những nước có an ninh an toàn như Nước ta Hành khách đã bớt đitâm lý lo sợ khi đi máy bay do những sự kiện khủng bố liên tiếp xảy ra trênmáy bay trước đó Do vậy khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20% năm 2004

so với năm 2003, lượt khách đạt 15420 với 61680 ngày khách

Năm 2005 do những quyết tâm cố gắng của toàn Công ty về công tácquản cáo, khuyến mại , xây dựng chương trình du lịch mới, hấp dẫn nên đãthu hút được một lượng khách lớn quay trở lại

Trang 27

Nhờ sự phát triển của nền kinh tế cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, chínhsách mở cửa, đơn giản hoá quản lý hành chính Nhà nước, năm 2005 Công ty

đã phục vụ 27531lượt khách, tăng 115% so với năm 2004, trong đó:

Khách Inbound là 17733 lượt, tăng 112% so với năm 2004 và số lượngkhách tăng 128,5%

Khách Outbound là 5688 lượt , tăng 8% so với năm 2004 và số ngàykhách tăng 7,7%

Khách nội địa là 4110 lượt, tăng 1,2% so với năm 2004 và số ngàykhách tăng 8%

Năm 2006, tổng lượt khách là 28355 lượt tăng so với năm 2005 là

27531 khách tương ứng với tốc độ tăng 3.7%; số ngày khách cũng tăng là

3743 ngày tương ứng với tốc độ tăng 2,8%

Cũng trong năm 2006 do thế giới bị ảnh hưởng của nạn dịch như SARSquay lại, thiên tai lũ lụt, do đó ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng, vì thế lượngkhách quốc tế giảm đi đáng kể, Công ty đón được 18264 lượt khách giảm sovới năm 2005 là 531 lượt tương ứng với tốc độ giảm 1,15%, ngày khách cũnggiảm 3,12%

Mặc dù lượng khách quốc tế giảm xuống song tình hình du lịch trongnước của khách nội địa lại tăng lên đáng kể Năm 2006 Công ty đã đón được

4233 lượt khách, tăng so với năm 2005 là 29,12% và ngày khách tăng 35%

4 Điều kiện kinh doanh.

4.1 Vốn.

Công ty lữ hành Hanoitourist là công ty con của tổng công ty du lịch Hànội Tổng công ty là một đơn vị doanh nghiệp Nhà nước có quá trình hìnhthành và phát triển lâu đời nên nó có tiềm lực kinh tế vững trắc, có mối quan

hệ rộng trong nước và quốc tế Chính nhờ tiềm lực kinh tế vững mạnh và các

Trang 28

mối quan hệ đó mà công ty lữ hành Hanoitourist tuy mới thành lập năm 1998nhưng công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nó nhanh chóng trởthành một trong những công ty lữ hành hàng đầu của Việt nam.

4.2.Lao động.

Để bắt kịp với sự phát triển của đất Nước trong thời kỳ đổi mới Công ty

đã tuyển trọn những nhân viên giỏi và có đạo đức tốt Hiện nay, đội ngũ củanhân viên đa số là đại học Để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp công ty đã tổchức nhiều khóa đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên và thông qua tổ chức côngđoàn để tăng cườn sự đoàn kết như tổ chức các hoạt động thể dục thể thao… Danh sách cán bộ công nhân viên của công ty

4.3 Công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Lữ hành đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ tiên tiến vào kinh doanhthì mới cạnh tranh được các công ty lữ hành khác Hiện nay, công ty đang ápdụng công nghệ internet vào kinh doanh Công ty đã có một trang webhanoitourism.com.vn và hiện đang thực hiện kế hoạch kinh doanh trực tuyếntrên trang web này

Tất cả các nhân viên đều có một máy tinh riêng của mình, phong nào cung

có điện thoại để công ty có thể áp dụng công nghệ internet vào việc kinhdoanh

Ngày đăng: 09/04/2015, 12:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Website: http://www.vietnamtourism.com http://www.dulichvn.org.vn Link
1. PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình marketing, NXB Thống kê, 2/1999 Khác
2. GS-TS. Nguyễn Văn Đính- TS. Nguyễn Văn Mạnh-Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê, HN 1996 Khác
3. GS-TS. Nguyễn Văn Đính- Th.S. Phạm Hồng Chương. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, HN 2000 Khác
4. Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn, Khoa Du lịch Khách sạn - Đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. TS. Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch, NXB Đại học quốc gia - HN Khác
6. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia - Hà Nội Khác
7. Tạp chí Du lịch Việt Nam: Số 9, 11, 12 năm 1999 Số 7 năm 2000Số 8, 9, 11, 12 năm 2002 Số 1, 5, 8, năm 2003 Khác
8. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 4 (45), 8 - 2003 Khác
10. Alastair.M. Morrism - Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn.(Tập I) - Tổng cục Du lịch 1998 Khác
11. Holloway, I. Chiristopher (MacDonald & Evans), The Bussines of tourism, 1985 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w