KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN NHÓM ---Đề Tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Danh sách nh
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
-Đề Tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Danh sách nhóm
2 Nguyễn Thị Đông Thy K094040614
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2013
Trang 21 CP: Cổ phần
2 HĐQT: Hội đồng quản trị
3 KLTT: Kỷ luật thị trường
4 NHNN: Ngân hàng Nhà nước
5 NHTM: Ngân hàng thương mại
6 NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
7 NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
8 TCTD: Tổ chức tín dụng
9 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Trang 3Lời mở đầu 01
Chương 1 Cơ sở lý thuyết 02
1.1 Sự ra đời của hiệp ước vốn Basel 02
1.2 Nội dung cơ bản của Basel 03
1.3 Sơ lược về trụ cột 3 của Basel 10
1.4 Những bổ sung về trụ cột 3 của Basel III 11
Chương 2: Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin (trụ cột ba) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 12
2.1 Khái niệm kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin 12
2.2 Tình hình kỷ luật thị trường hiện nay 12
2.3 Bất cập ở Việt Nam so với lộ trình Basel 21
2.4 Minh bạch thông tin trên thị trường Việt Nam 24
2.5 Một số sự việc điển hình về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin tại các NHTM Việt Nam 27
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ đáp ứng tuân thủ kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 31
3.1 Đề xuất với các cơ quan nhà nước có liên quan 31
3.2 Đề xuất đối với Ngân hàng 33
3.3 Đề xuất đối với khách hàng 35
Kết luận 36
Trang 4thuyết và quan sát thực tiễn, nhóm em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá mức
độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin (trụ cột 3) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam”.
Trang 5Chương 1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Sự ra đời của Hiệp ước vốn Basel
Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và cónhững dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng Nhằm củng cốhoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision -BCBS) được thành lập bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giámsát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ Hiện nay, cácthành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sáthoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ,Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủy ban đượcnhóm họp 4 lần trong một năm Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuấtbởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giámsát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tíndụng tài chính thành viên
Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơquan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban Basel không có bất
kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tínhpháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng Thay vào
đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫngiám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọngrằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phùhợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cách này, Ủy ban khuyếnkhích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng canthiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên Ủy ban báo cáo thốngđốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhómG10 Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban Những tiêuchuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính Một mục tiêu quan trọng
Trang 6trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hainguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập màthoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng Để đạt được mục tiêu
đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệuliên quan đến vấn đề này
Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: (1) Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel
đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992 (2) Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998) (3)
Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần
thứ nhất (First Consultative Package - CP1) (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2) (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3) (6) Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện (7) Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực (8) Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi.
1.2 Nội dung cơ bản của Basel
Basel I
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nóđược đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I Hệthống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu8% Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đượcphổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế Đến năm
1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khánhiều điểm hạn chế
Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng
quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằmgiảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế
Những điểm cơ bản của Basel I: yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế
phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy
Trang 7ra Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngânhàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng sốrủi ro của ngân hàng đó Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thànhviên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt độngquốc tế Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơquan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và
vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điềuchỉnh theo rủi ro của ngân hàng Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ítnhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó Sau khi rủi ro tín dụng được thiếtlập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường
để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của cácngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đíchtính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường
Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thịtrường cụ thể Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thịtrường do có sự biến động lớn trên thị trường Rủi ro thị trường cụ thể là nhữngthay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định Có 4 loại biến số kinh tế làm phátsinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa.Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Baseltiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng.Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn cáctiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel
Thành tựu của Basel I:
(i) Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc
tế chung nhất về vốn của ngân hàng Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2loại: Vốn cấp 1, Vốn cấp 2 Trong đó: Vốn tự có = Vốn cấp 1+Vốn cấp 2
Vốn cấp 1 (vốn cơ bản) là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng
được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở
Trang 8hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minorityinterest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh(goodwill).
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm tất cả các vốn khác như: Lợi nhuận giữ lại
không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu
nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công tycon tài chính và các tổ chức tài chính khác
(ii) Đưa ra tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng: tỉ lệ này được phát triển bởiBCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu lànhững ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100quốc gia
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền
(RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mứcvốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khiCAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%
Những hạn chế của Basel I:
Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm
1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Trong đó, điểm hạn chế cơ bản của Basel I
là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ
ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro
tác nghiệp)
Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: Không phân biệt theo loại rủi
ro; Việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay; Chưa tính đến lợi ích từ việc đa dạng hóa hoạt động (theo lý thuyết thì rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư…).
Basel II
Trang 9Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạtđộng trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặthơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốnBasel I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ
cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đếnmột sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các môhình
Những điểm cơ bản của Basel II: Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốnbắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuynhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi rotín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel I,cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thịtrường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vậnhành Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) vàrất nhạy cảm với xếp hạng
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel
II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so vớiBasel I Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngânhàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanhkhoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại(residual risk)
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng
cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro
và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó Thứ hai, các giám
sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngânhàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên
Trang 10nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của
quy trình này Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm
bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêucầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cáchthích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầubuộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn,mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngânhàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giácủa ngân hàng đối với từng loại rủi ro này
Ưu điểm của Basel II so với Basel I:
- Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi
ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vàocác phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giámsát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường Do đó, quyền lực của các nhà quản lýquốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tínhđến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó
- Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa
cho tất cả các ngân hàng Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa
- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ Basel II
nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độrủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro vàchính sách rủi ro
- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các
nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for
Trang 11Economic Co-operation and Development) Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn
và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài
- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel II
thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗtrợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)
Hạn chế của Basel II:
- Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêuchuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi
- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động củachu lỳ kinh doanh
- Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sảnphẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao
Basel III
Hiệp ước Base III được phát triển để đối phó với những thiếu sót trong cácqui định về tài chính bị bộc lộ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Basel IIItăng cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định
về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệlụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ banBasel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêuchuẩn an toàn vốn tối thiểu Nội dung bao trùm là:
- Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên4,5%
- Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%
- Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sởhữu 2,5%
Trang 12- Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sựsuy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phảiđược đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity) Phần vốn dựphòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơdẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống
Ngoài ra, Basel 3 còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng
và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bốicảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo Basel 3 cũng đồngthời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ cáckhoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu
Như vậy, có thể thấy rằng, loại trừ khoản vốn đệm phòng ngừa rủi ro tàichính 2,5%, tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (vẫn là 8%) Tuynhiên, kết cấu của các loại vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọngvốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1 Nếutính đầy đủ cả 2 khoản vốn đệm dự phòng suy giảm tài chính và dự phòng chốnghiệu ứng chu kỳ kinh tế thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng từ 2%(Basel 2) tăng lên thành 9,5% (4,5% + 2,5% + 2,5%) ở Basel 3 Nếu loại trừ phầnvốn đệm chống chu kỳ kinh tế 2,5% (không bắt buộc trong điều kiện bình thường)thì mức tối thiểu vốn chủ cũng phải đạt mức 7% Bên cạnh đó, có thể một sốkhoản trước đây được tính vào vốn chủ sở hữu nay phải bóc tách ra vì không đủđiều kiện coi là vốn chủ sở hữu Chẳng hạn, khoản vốn vượt quá giới hạn 15% đầu
tư vào các tổ chức tài chính khác, khoản vốn có nguồn gốc từ số thuế thu nhập lưu
kỳ (hoãn lại) Vì thế, yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài toán khôngđơn giản đối với nhiều ngân hàng xét trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiềubiến động
Các tiêu chuẩn của Basel 3 không có hiệu lực ngay lập tức Chúng bắt đầu cóhiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ
Trang 13thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019 Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việcthực thi hiệp ước Basel 3: (xem bảng 1).
Bảng 1.1 Lộ trình việc thực thi hiệp ước Basel III
7%
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các
khoản vốn không đủ tiêu chuẩn
10,5
Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các
khoản không đủ tiêu chuẩn
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%
(Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/)
1.3 Sơ lược về trụ cột ba của Basel II
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề
xuất khung đo lường mới với ba trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở
kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin
Trang 14nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giámsát Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đãchính thức được ban hành.
Trụ cột thứ ba làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngânhàng phải công bố Trụ cột này bao gồm các điều từ điều khoản 757 đến 775 theoquy định của Basel II quy định cụ thể, rõ ràng về cách công bố các thông tin củangân hàng Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoànthiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngânhàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý Trụ cộ này yêu cầu mức
độ minh bạch thông tin một cách toàn diện, bao gồm công bố chất lượng và sốlượng để đánh giá rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động của ngân hàng, công bố cho cácngân hàng về sử dụng cách tiếp cận mô hình nội bộ (IMA) đối với sanh mục tàisản mua và bán để đánh giá rủi ro thị trường, giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cáchcông bố cách tiếp cận chuẩn hóa và IRB, minh bạch về vốn và cơ cấu vốn củangân hàng,…
Nội dung cơ bản của trụ cột ba:
Nhấn mạnh tiềm năng đối với tính kỷ luật của thị trường đối với việc củng cốcác quy định về vốn và những nỗ lực thanh tra giám sát khác nhằm thúc đẩy
sự an toàn và sự lành mạnh trong các ngân hàng và các hệ thống tài chính
Đưa ra một số đề nghị về công bố thông tin như yêu cầu bắt buộc, một vài đềnghị là những điêu kiện tiên quyết đế chấp thuận việc thanh tra giám sát.Việc công bố thông tin cốt lõi chuyển tải những thông tin mang tính sốngcòn cho tất cả các định chế và quan trọng cho tính kỷ luật của thị trường.Việc công bố thông tin phụ thuộc vào “tính trọng yếu” Thông tin là “quantrọng” nếu việc bỏ lỡ thông tin này có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến việcđánh giá hoặc ra quyết định của người sử dụng dựa trên thông tin đó Các
Trang 15công bố thông tin bổ sung có thê chuyển tải thông tin đáng kể cho các hànhđộng kỷ luật của thị trường đối với một định chế cụ thể nào đó.
1.4 Những bổ sung về trụ cột ba của Basel III
Trong những nội dung mới bổ sung của Basel III yêu cầu về kỷ luật thịtrường, các nội dung liên quan đến những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải vànhững khoản tài trợ ngoài bảng cân đối kế toán cần phải được công bố Bên cạnh
đó, Basel III cũng nhấn mạnh việc chi tiết hóa trong việc cung cấp thông tin vềnguồn vốn bắt buộc và sự tương quan với những danh mục kế toán cần phải đượcthông tin đầy đủ, bao gồm những chú giải toàn diện về phương thức ngân hàngtính toán các tỷ lệ vốn bắt buộc
Như vậy, theo quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chứcnày đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt độngmột cách minh bạch hơn, kỷ luật hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi
ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro
Trang 16Chương 2: Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về kỷ luật thị trường, minh bạch
thông tin (trụ cột ba) trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
2.1 Khái niệm kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin
Kỷ luật thị trường là những nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng
và tổ chức tài chính phải tuân thủ khi xem xét đến những rủi ro có thể xảy ra cho các đốitác của họ Kỷ luật thị trường kết hợp với hệ thống quản lý nhằm mục đích gia tăng sự antoàn và hoạt động hiệu quả của thị trường Kỷ luật thị trường giúp thúc đẩy sự minh bạchthông tin, thông tin được công bố rộng rãi với công chúng thông qua việc khuyến khíchcác tổ chức công bố định kỳ các thông tin chi tiết về tài sản, nguồn vốn và các thông tintài chính cơ bản của tổ chức Việc này sẽ làm giảm sự không chắc chắn và thúc đẩy chứcnăng của thị trường là nơi trao đổi thông tin giữa bên cho vay và bên đi vay
Minh bạch thông tin là một phần của kỷ luật thị trường, theo tổ chức Liên HợpQuốc:" Minh bạch liên quan đến khả năng tiếp cận không giới hạn của công chúng vớicác thông tin một cách chính xác và kịp thời để làm căn cứ cho các quyết định và hànhđộng hiệu quả" Các cấp độ của minh bạch thông tin bao gồm:
Sẵn sàng cung cấp thông tin khi cần thiết
Chủ động cung cấp các thông tin cho công chúng
Hoạch định các kế hoạch cung cấp thông tin theo định kỳ
Phản biện đối với các thông tin được cung cấp
Giám sát việc hoạt động cung cấp thông tin
2.2 Tình hình kỷ luật thị trường hiện nay
Hiệp định Basel II với việc áp dụng những hoạt động quản lý rủi ro mạnh mẽ hơn sẽkhiến nhiều ngân hàng quốc tế e ngại hơn khi cho các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, vay tiền Tại Hội thảo "Hiệp định Basel II và khả năng tác động đối với hoạt
động tài trợ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam", diễn ra ngày 25/1/2005 doTrung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tổ chức, Tiến sĩ kinh tế học JoelMetais - Giáo sư Trường Đại học Paris-Dauphine - đã nhận định như vậy
Trang 17Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việcchuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí
cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng Đây là một thách thức lớn đối với hệthống tài chính Việt Nam
Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam hiện nay không thể áp dụng các hệ thống đánhgiá rủi ro linh hoạt hơn trong việc xác định nhu cầu và phân bổ vốn của mình, sẽ buộcphải áp dụng quy chế chuẩn khắt khe hơn Những bất lợi cạnh tranh của những tiêu chuẩnnày đã gây khó khăn cho ngân hàng các nước mới nổi Các rủi ro liên quan đến việc phânphối hạn định tín dụng để tài trợ nền kinh tế đã khiến nhiều nước như Trung Quốc và Ấn
Độ đứng ngoài những điều khoản của Hiệp định Basel II Mặc dù mục tiêu tạo sự ổn định
và hiệu quả của hệ thống tài chính của các hiệp định này đều được đánh giá cao, nhưngviệc áp dụng thực sự các hiệp ước đó, theo ông Joel Metais, sẽ còn gặp nhiều phản ứng.Thông tin tại hội thảo cũng cho biết, Basel II sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2007.Hiệp ước này sẽ tạo nên một bước tiến mới trong quá trình cải tiến chất lượng quản lý cácđịnh chế tài chính, ổn định hệ thống ngân hàng và trên hết là tăng tính hiệu quả của hoạtđộng tài trợ nền kinh tế
Ngoài cải tiến về rủi ro tín dụng, Basel II cũng yêu cầu các ngân hàng phải đạt đến
tỷ số cooke Tỷ lệ này quy định rằng số tiền cơ bản của một ngân hàng (fonds propres)chia cho số tiền cho vay không được quá 8% Tuy nhiên, tỷ lệ này trong các ngân hàngViệt Nam đang dưới 5%
Hiệp định Basel II còn tính đến các rủi ro hoạt động của ngân hàng Đồng thời, quychuẩn này cũng khuyến khích các ngân hàng tự quản lý bằng việc áp dụng những phươngpháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng;đưa nhiều hơn các yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông qua việc công bố mọiyếu tố thông tin; cho phép các bên tham gia có thể đánh giá được tình trạng rủi ro và mức
độ tư bản hóa thực sự của các thể chế khác nhau
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, việc nắm vững được nội dung của Hiệp định Basel
II và tác động của việc thực thi Hiệp định này lên hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam
Trang 18trở thành nhu cầu hết sức thiết thực của cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính ngânhàng.
2.2.1 Nhận thức về kỷ luật thị trường (KLTT) của ngành ngân hàng Việt Nam còn
yếu
Trong lĩnh vực nghiên cứu KLTT, các nhà nghiên cứu nước ngoài trong ngànhngân hàng đã nghiên cứu rất sâu và đạt được nhiều thành tựu, đồng thời đại đa số lànghiên cứu thực chứng người gởi tiền thực hiện KLTT So sánh ở Việt Nam, chỉ vài nămgần đây cùng với việc ra đời Basel II, và việc cam kết thực hiện giám sát ngân hàng theohiệp ước Basel II năm 2004, chúng ta mới biết đến KLTT như là một trong ba trụ cột củahiệp ước Basel II Do vậy việc nghiên cứu KLTT ở khía cạnh định tính cũng như địnhlượng còn chưa được phát triển Qua tham khảo bài viết của tác giả Nguyễn Chí Đức,Hoàng Trọng “Nghiên cứu thực chứng hiệu ứng kỷ luật thị trường ngành ngân hàng ViệtNam – A research on market discipline effects of the banking system in Vietnam” (Tạpchí Ngân Hàng – 04/2010 Số 7) có một số kết luận về thực trạng tồn tại của KTLL ngànhngân hàng như sau: Quan điểm của người dân về quy tắc Too big to fail (ngân hàng lớnkhông thể đổ vỡ) ở Việt Nam vẫn đang tồn tại Vì sự ổn định của xã hội và cả nền kinh
tế, Nhà nước sẽ không thể để cho các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) sụp
đổ Quan điểm này đã thấm sâu vào trong suy nghĩ của mọi người, vì vậy loại bảo hiểmtiền gửi đã làm cho người gởi tiền hầu như không quan tâm đến các chỉ tiêu rủi ro của cácNHTMNN (tất nhiên còn nhiều lý do khác như người gởi tiền có qua ít con đường để đầutư) Còn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), họ là các doanh nghiệpthực sự, họ hiểu rằng phải tự chịu trách nhiệm kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận củamình, và chỉ nhận được sự bảo đảm tín dụng và giúp đỡ từ nhà nước có giới hạn Đã từng
có những NHTMCP nhỏ sụp đổ, đóng cửa, hay sáp nhập, vì vậy người dân cũng cần phảiquan tâm hơn đến các chỉ tiêu rủi ro Nhưng xét trên tổng thể mà nói, KLTT của ngànhngân hàng Việt Nam trong một nền kinh tế toàn cầu là còn rất yếu, chưa thể xem đó làmột bộ phận cấu thành trong hệ thống giám sát tài chính ngân hàng Việt Nam Có thể rút
ra kết luật KLTT đã bắt đầu hình thành trong ngành ngân hàng Việt Nam, nhưng hoạtđộng còn yếu và KLTT của nhóm NHTMNN hoạt động yếu hơn so với nhóm NHTMCP
Trang 192.2.2 Hiện tượng lách luật là hiện tượng phổ biến hơn cả
Thực tiễn hoạt động ngân hàng ở các nước cũng như tại Việt Nam trước đây, đốivới sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, nếu rút trước hạn sẽ bị xem như khách hàng vi phạmhợp đồng và như vậy sẽ không được hưởng lãi, hoặc (nếu có) chỉ được hưởng mức lãisuất không kỳ hạn rất thấp Chính sách này đã đặt khách hàng vào tình thế phải cân nhắcthiệt hơn để lựa chọn, hoặc rút trước hạn – chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc tiếp tục gửi
để hưởng trọn lãi suất theo kỳ hạn gửi Nhưng vài năm trở lại đây, do áp lực về nguồnvốn, ban đầu một số NHTM đã đưa ra loại sản phẩm tiền gửi tính lãi trên số ngày thựcgửi Loại sản phẩm này khách hàng có nhiều cơ hội chọn một kỳ hạn nào đó có mức lãisuất hấp dẫn nhất, nhưng khi lãi suất trên thị trường biến động, họ dễ dàng rút ra đểchuyển sang kỳ hạn khác có lợi hơn mà vẫn được hưởng lãi suất theo số ngày thực gửi,hoặc chuyển sang một ngân hàng khác có lãi suất cao hơn Đối với những khách hàng tỏ
ra am hiểu, luôn muốn được một mứclãi suất cao hơn và thường đưa ra mức chi trả màcác NHTM khác đang áp dụng, còn ngân hàng luôn đưa ra một mức khiêm tốn hơn, vìthế mới diễn ra việc “mặc cả” lãi suất tại các ngân hàng Điều này không chỉ diễn ra đốivới khách hàng cá nhân, mà đối với cả khách hàng doanh nghiệp Như vậy, sản phẩm tiềngửi rút trước hạn hưởng lãi theo số dư không chỉ đặt các ngân hàng vào một tình thế bịđộng khi sử dụng vốn do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, mà còn đặt các ngânhàng ở tình trạng tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn Sự việc đã đến mức nghiêm trọng trong việc lôikéo khách hàng bằng các sản phẩm tiền gửi với những điều khoản trả lãi biến dạng đi rấtnhiều Trước thực trạng này, NHNN đã ban hànhThông tư 04/2011/NHNN qui định các
tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ được áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhấtcho các khoản tiền gửi rút trước hạn Qui định này không mới, mà chỉ là nhắc lại mộtnguyên tắc trong hoạt động ngân hàng Thế nhưng do áp lực về vốn, không ít ngân hàng
đã “lách” bằng cách nâng ngay lãi suất không kỳ hạn ở mức cao: 8% - 12%/năm (lưu ýtrước đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ từ 2% đến 3,6%/năm) Không chỉ có vậy một
số ngân hàng lại đưa ra sản phẩm “Tiết kiệm lãi suất thả nổi”, “Trả lãi theo số dư tiềngửi” trên tài khoản cho khách hàng, theo đó tiền trên tài khoản khách hàng vẫn được rút