Một số sự việc điển hình về kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin tại các NHTM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 29)

NHTM Việt Nam

Có thể nói khoảng thời gian năm 2012 đã xảy ra nhiều vụ các cán bộ ngân hàng, các giám đốc công ty… bị bắt do các khoản nợ khó đòi với ngân hàng, thổi phồng uy tín cá nhân để vay tiền của người dân đầu tư vào các dự án bất động sản khổng lồ. Đây có thể xem là những rủi ro và bất ổn về môi trường đầu tư khá phức tạp với việc giám sát, kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin còn yếu kém của thị trường Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ ngân hàng nói riêng.

Trước đây khoảng tháng 3/2012, Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfisco) do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng Giám đốc điều hành đã nợ 10 ngân hàng thương mại với tổng số nợ trên 1300 tỷ đồng. Trong đó, có trên 1200 tỷ đồng là khoản nợ của Bianfisco, số còn lại là khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Diệu Hiền và của cá nhân bà Phạm Thị Diệu Hiền. Có nhiều nguyên nhân đã gây ra các khoản nợ này, nhưng có thể nêu một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:

- Thứ nhất là việc công ty mở rộng hoạt động từ chế biến cá tra phi-lê sang tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, thông qua chế biến sâu bằng công nghệ hiện đại với những tham vọng lớn hơn so với tiềm lực hiện có. Công ty đã đổ hàng trăm tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn vay lớn hơn vốn tự có - nhằm thiết lập hệ thống thiết bị nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại. Việc cho một công ty vay một khoản tiền vượt quá số vốn tự có và khả năng chi trả có thể nói rằng ở đây có sự không minh bạch trong tín dụng của cán bộ ngân hàng. Ngoài Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An được xây với số vốn đầu tư lên tới hơn 200 tỷ đồng, hoạt động từ tháng 7/2010, Bianfishco còn cho xây dựng kho lạnh công suất 10.000 tấn và đặc biệt là dự án Nhà máy sản xuất nước uống Collagen Bình An "ngốn" hết hơn 10 triệu USD. Trong bối cảnh hàng loạt chi phí vốn liên tục tăng cao, nguồn đầu vào không ổn định, gánh nặng nợ nần chồng chất, lại đầu tư dàn trải cả vào dự án Collagen, nên không khó hiểu khi Thủy sản Bình An ngày càng kém "yên bình" hơn, với khoản nợ 1.300 tỷ đồng treo lơ lửng trên đầu luôn rình rập phá sập công

ty bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể hàng loạt dự án bất động sản vẫn còn "bất động" của công ty này.

- Thứ hai, kỷ luật thị trường vẫn chưa được thực thi một cách nghiêm túc khi việc lợi dụng và thổi phồng uy tín cá nhân để vay tiền của người dân, đầu tư vào các dự án bất động sản khổng lồ. Vì vậy khi giá bất động sản sụt giảm, Bianfisco hoạt động èo uột, lãi mẹ đẻ lãi con đã khiến cho tâm lý người dân bất ổn, tổn thất tài chính nặng nề.

- Thứ ba, Bianfisco đã không minh bạch thông tin trong việc để chồng của bà Diệu Hiền là ông Trần Văn Trí tùy tiện xưng danh Tổng Giám đốc và sử dụng con dấu của công ty vợ. Bianfisco vẫn chưa thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh do đó người đại diện theo pháp luật của Công ty với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc vẫn là bà Phạm Thị Diệu Hiền. Điều này đồng nghĩa ông Trí đã đánh lừa dư luận với chức danh Tổng Giám đốc.

Tương tự với trường hợp của Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn vừa bị bắt về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty này tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) đã trên 752 tỷ đồng, 100% khoản nợ của công ty đã thành quá hạn.

Đến khoảng tháng 8/2012, dư luận lại xôn xao việc ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) (hay còn gọi là bầu Kiên) bị bắt giữ. Bằng cách lợi dụng sự nhập nhằng trong việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng để thực hiện hành vi lách luật, phù phép để cho ba công ty vốn dĩ không có chức năng đầu tư là ACB Hà Nội, Công ty B&B, Công ty Đầu tư tài chính Á Châu tung ra trái phiếu và thu về hàng trăm tỷ đồng. Sau đó, ông dùng tiền mua lại cổ phiếu ở ngân hàng khác rồi đem thế chấp vay tiền ở ngân hàng mà mình đã bán trái phiếu để lấy tiền hoàn trả cho ngân hàng và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác. Thực sự thì cũng không nhiều người biết “bầu Kiên” nắm bao nhiêu ngân hàng cho đến khi chính ông tiết lộ bí mật là “cổ đông chính” của Ngân hàng Eximbank - đối tác đã tài trợ hàng năm cho V.League 30 tỷ đồng. Và cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kienlong Bank- nhà tài trợ của đội Kienlong Bank- Kiên Giang mới lên V.League.

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đối tượng bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn. Ví dụ như: vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích từ 3% - 10% trong số tiền mà khách hàng được vay của Ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vân tham ô hơn 24 tỷ đồng ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; vụ Hoàng Thị Thu Hà, Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thất thoát 19 tỷ đồng; vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, nhận 92 tỷ đồng, 100 ngàn USD và một ô tô BMW của Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định...

Thông tin không minh bạch tất yếu sẽ dẫn đến tham nhũng. Đã có những vụ việc cán bộ Ngân hàng bị bắt do tham ô tài sản, tham nhũng, hối lộ để ký hợp đồng tín dụng như ba cán bộ ViettinBank chi nhánh Trà Vinh bị bắt giam do tham ô tài sản; giám đốc VIB Bank chi nhánh Phú Yên bị cách chức do vi phạm trong quản lý tín dụng như phát hành và gia hạn 13 thư bảo lãnh khống, ký duyệt cho vay sai quy chế làm phát sinh nợ xấu, gây nguy cơ mất vốn lớn, tự ý tuyển dụng một số cán bộ không đủ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ… và nhiều vụ việc khác nữa.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng tuân thủ kỷ luật thị trường, minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

Từ thực trạng tuân thủ kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin của các ngân hàng trên thị trường Việt Nam theo trụ cột 3 Basel như đã phân tích, nhóm đề tăng một số giải pháp để cải thiện tình hình hiện tại của thị trường qua ba góc độ:

• Đề xuất với các cơ quan nhà nước có liên quan • Đề xuất đối với các ngân hàng

• Đề xuất đối với khách hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 29)