Minh bạch là điều kiện cần thiết để quản trị công ty được hiệu quả. Khi nhấn mạnh sự minh bạch trong Ủy ban hướng dẫn về quản trị ngân hàng, điều này là khó khăn đối với các cổ đông, người gửi tiền, các bên liên quan và những đối tác tham gia thị trường tài chính để giám sát và bảo đảm HĐQT và Ban điều hành thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong khi họ lại không có đủ thông tin. Sự minh bạch là mục tiêu của việc quản trị ngân hàng nhằm để cung cấp cho các bên liên quan phù hợp với quy định luật pháp quốc gia và việc giám sát; với các thông tin quan trọng cần thiết để các cổ đông, người gửi tiền, các bên liên quan và đối tác có thể đánh giá hiệu quả làm việc của
HĐQT và Ban điều hành cấp cao trong việc quản trị ngân hàng. Mặc dù đối với các ngân hàng không niêm yết thì tính minh bạch kém hơn, đặc biệt là đối với những ngân hàng bị sở hữu bởi cá nhân hoặc nhóm sở hữu có toàn quyền, các tổ chức này vẫn có thể gây ra cùng một dạng rủi ro đối với hệ thống tài chính như các ngân hàng thương mại đại chúng thông qua các hoạt động khác nhau, bao gồm cả việc họ tham gia vào hệ thống thanh toán và nhận tiền gửi cá nhân.
2.4.1. Những bất cập trong minh bạch thông tin
Việc minh bạch thông tin của hệ thống tài chính vẫn còn nhiều bất cập, tiêu biểu là việc các chỉ số không còn độ chính xác cao và đáng tin cậy (chẳng hạn mức lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tín dụng và tăng trưởng tín dụng), đặc biệt là việc công bố tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Thực tế các ngân hàng thương mại công bố những con số nợ xấu rất khác nhau. Nhiều khoản nợ xấu, mất thanh khoản ở các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán không được công bố, vì có thể các khoản nợ này đã giảm so với giá trị thực nhưng không được thống kê. Theo số liệu từ Thanh tra NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2011 là 3,39%, tăng 1,2% so với năm 2010. Thế nhưng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam tăng lên ba đến bốn lần. Con số mà NHNN công bố chưa phản ánh đúng thực chất rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Sáp nhập ngân hàng, nợ xấu, nhân sự có vấn đề, số liệu sai,… là những thông tin được nhiều đồn đoán, thậm chí là gây nhiễu trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay. Trên thực tế có một số ngân hàng kém minh bạch, nên đã “tạo cớ” cho việc gây nhiễu thông tin.Thông tin thiếu minh bạch thường đi liền với tệ nạn tham nhũng. Thông tin thiếu minh bạch khiến việc tổ chức, kiểm soát các sự việc, hiện tượng trở nên khó khăn, tạo ra các khe hở và các khoảng trống được lấp đầy bởi các hành vi tiêu cực, trục lợi bất chính. Chúng ta có thể thấy hệ quả của việc thiếu minh bạch dẫn đến tham nhũng qua vụ một số chủ ngân hàng lớn bất ngờ bị bắt hồi cuối tháng 8/2012 và trong những năm gần đây. NHNN Việt Nam, luật pháp Việt Nam đã có một quy định rất rõ ràng: để cho một cổ đông lớn của Ngân hàng hay ông chủ lớn của ngân hàng vay tiền của chính ngân hàng ấy thì phải có một sự kiểm soát rất chặt chẽ. Thậm chí, nếu người đó giữ một vị trí nào đó, ví dụ là thành viên Hội đồng quản trị, hay đại diện của người đó giữ chức này thì khoản
vay đó phải được Đại hội đồng cổ đông quyết định thì mới được cho vay. Vấn đề là ở ngưỡng nào là lớn 5% hay 10%. Và NHTM nước ta không minh bạch ở chỗ một người có thể kiểm soát ba hay bốn công ty, ngân hàng hay vợ, con, anh em người ta có thể kiểm soát được. Do đó mỗi người hay mỗi công ty liên quan có phần không đủ lớn, nhưng tổng cộng lại thì vượt quá ngưỡng cho phép. Đây là sự không minh bạch. Vì vậy, khi ngân hàng cho một trong những người đó vay theo quy định vẫn được vay bình thường dù đó không phải là cổ đông lớn, nhưng xét về tổng thể thì lại không ổn. Sự không minh bạch và sự thực thi quy định không nghiêm túc có thể gây ra rất nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro lớn nhất là cho những người có liên quan vay. Hay điển hình là các khoản nợ xấu của NHTM Việt Nam. Chỉ để rút ngắn quy trình tín dụng và để có được khoản vay mong muốn trong khi hồ sơ của mình không đủ điều kiện được vay, khách hàng đã chấp nhận “lót tay” cho cán bộ tín dụng cho xong việc. Sự không minh bạch của cán bộ tín dụng đã dẫn đến tình trạng ngân hàng tồn đọng các khoản tín dụng khó đòi… Bên cạnh đó, thông tin thiếu minh bạch khiến việc phát hiện, chỉnh sửa hay thay đổi chính sách, khắc phục hậu quả trở nên rất khó khăn do thiếu cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở thông tin không chính xác. Điển hình là trong việc điều chỉnh chính sách, chiến lược kinh tế vĩ mô.
2.4.2. Những tín hiệu đáng mừng
Một tín hiệu đáng mừng trong việc minh bạch hóa thông tin của các tổ chức tài chính là việc NHNN ban hành thông tư 35/2011 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2012 quy định NHNN sẽ công bố 5 chỉ tiêu quan trong loại hình của các tổ chức tín dụng bao gồm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ, chỉ số ROA (lợi nhuận trên tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn đầu tư) của hệ thống ngân hàng VN. Đây là năm chỉ tiêu chính trong 12 chỉ tiêu trong ngân hàng theo tiêu chuẩn của IMF. NHNN sẽ chủ động thông tin để người dân về tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng; Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng; chủ trương, quyết định điều hành của thống đốc NHNN về tiền tệ và ngân hàng; các thông tin về việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép, chấp thuận mở rộng mạng lưới và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng.
Đồng thời, NHNN cũng quy định thời hạn và cơ quan chịu trách nhiệm cho công bố thông tin. Thông tư 35/2011 của NHNN cũng quy định cụ thể từng chỉ số, thông tin sẽ được công bố trong thời hạn bao lâu và do cơ quan nào chịu trách nhiệm. Như lãi suấtdo NHNN quy định, Vụ Chính sách tiền tệ phải công bố trong vòng một ngày kể từ khi văn bản được ban hành. Tốc độ tăng trưởng và số dư tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng; tốc độ tăng trưởng và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế; tỉ lệ nợ xấu sẽ được Vụ Dự báo thống kê tiền tệ thông tin trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.So với thời điểm hiện tại, công bố thông tin có tiến bộ đáng kể. Hiện tại, hàng tháng, NHNN chỉ công bố số liệu ước tính về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng huy động so với tháng trước đó và so với cùng kỳ năm ngoái. NHNN không có lịch trình công bố số liệu cụ thể đối với dữ liệu này. Báo cáo thường niên của NHNN công bố dữ liệu hàng năm về tổng tín dụng, huy động tiền gửi và tổng phương tiện thanh toán nhưng thường được xuất bản chậm.Ngoài ra, những thông tin về mua, bán, hợpnhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng hay các xử phạt hành chính cũng sẽ được công bố; lãi suấtđiều hành, các loại tỷ giá, kết quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ; các chủ trương, định hướng điều hành của NHNN, các quyết định điều hành của Thống đốc... cũng sẽ được công bố kịp thời.
Minh bạch, công khai nợ xấu là một bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch hoá thông tin về hoạt động ngân hàng. Trong đó, vấn đề công khai tỷ lệ nợ xấu là rất cần thiết và có lợi cho người gửi tiền, bởi họ sẽ biết rõ ngân hàng nào tốt, xấu để có thể đặt niềm tin. Các ngân hàng cũng sẽ có lợi, vì yêu cầu này, buộc họ phải bằng cách này hay cách khác nâng cao hiệu quả hoạt động, lấy lòng tin của người gửi tiền.Theo NHNN, đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch hóa hoạt động ngân hàng. Từ đó, sẽ góp phần định hướng dư luận, hạn chế những thông tin thiếu chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng lên tâm lý thị trường.
Một trong những tín hiệu đáng mừng khác đó là việc Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin đối với hệ thống ngân hàng để trình Chính phủ. Vụ Thanh tra Tổ chức tín dụng trong nước là đơn vị được giao thực hiện đề án này.
Dự thảo đã được trình Thống đốc để báo cáo lên Thủ tướng. Hy vọng đề án sẽ được phê duyệt trong năm 2013.