Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. (Trang 52 - 53)

3. LNTT 185 277 323 92 16,47 46 30,47 4 Tỷ suất

3.3.1. Giải pháp về sản phẩm

Giải pháp về sản phẩm nhằm phát triển thị trường là hệ thống các mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường. Mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm phải đề cập tới ba nội dung:

Đa dạng hóa sản phẩm Một xu hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp rất có hiệu quả đó là đa dạng hóa các sản phẩm. Sản phẩm là sợi dây đầu tiên gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu. Khách hàng đến với doanh nghiệp vì doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh thứ mà họ đang mong muốn. Vì vậy, sản phẩm là một công cụ hữu hiệu tác động đến khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm phù hợp có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bởi nó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh chung và chi phối đến việc xây dựng các chính sách khác.

Hiện nay sản phẩm chính của công ty Hoàng Hà vẫn là sản phẩm phàn mềm. Trên chính sách xác định những sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là nhóm hàng G8 có chất lượng cao.Chính sách giúp doanh nghiệp ứng phó linh hoạt với những biến đổi và biến động không ngừng của thị trường. Đa dạng hóa có thể theo hai hướng:

- Phát triển đa dạng mặt hàng trên cơ sở một mặt hàng chủ lực.

- Phát triển đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trên cơ sở sản phẩm xương sống.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Song song với việc đa dạng sản phẩm, mở

rộng kinh doanh các sản phẩm G8giá trung bình để phục vụ các khách hàng công ty CPCN Hoàng Hà vẫn phải chú trọng tới yếu tố chất lượng. Tránh tình trạng cung cấp hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường.

Chất lượng sản phẩm là sự tổng hợp tất cả các năng lực nhiều mặt vốn có của sản phẩm, tạo nên một năng lực chung tổng quát, thỏa mãn được nhu cầu nhiều mặt của người tiêu dùng. Sản phẩm được hoàn thiện và nâng cao về các thông số kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, được họ chấp nhận, họ sẽ sẵn sàng trả tiền để được tiêu dùng sản phẩm đó.

Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, công ty phải làm được những việc sau: - Thứ nhất: Có thể gửi các phiếu thăm dò khách hàng đến các đại lý, các doanh

nghiệp mà công ty nhận thầu cung cấp sản phẩm dự thầu dự toán để có được nhận xét, góp ý của khách hàng về những ưu, nhược điểm đối với sản phẩm của công ty. - Thứ hai: Phải có sự phân cấp quản lý chất lượng rõ ràng, các chức năng quản lý

không chông chéo lên nhau để khắc phục tình trạng kiểm tra không nghiêm túc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến khuyết điểm không thuộc về ai, tạo nên sự vô trách nhiệm trong kinh doanh, trong quản lý gây ra ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ ba: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên phòng kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng. Khi nhận hàng nhân viên kỹ thuật cần kiểm tra số lượng cũng như chất lượng hàng hóa có đúng như trong hợp đồng hay không.

.Thứ tư: Đào tạo đội ngũ CB CNV không những có chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn cần phải có ý thức trách nhiệm trong công việc.

Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm cần được tiến hành ở toàn bộ các khâu, các công đoạn của quá trình kinh doanh, bắt đầu từ khâu nhập hàng cho đến khi giao hàng hàng cho khách. Chất lượng sản phẩm được bảo đảm đồng nghĩa với việc uy tín của công ty trên thị trường được nâng cao, nhờ đó công ty Hoàng Hà có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Phát triển sản phẩm mới: Công ty tập trung vào các sản phẩm mới cải tiến từ các

sản phẩm hiện có hoặc những nhãn hiệu mới, cải tiến tính năng của sản phẩm, cải tiến kiểu dáng của sản phẩm, thêm mẫu mã, cải tiến bao bì, tạo ra các sản phẩm có dung tích khác nhau…

Một phần của tài liệu về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w