Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. (Trang 29 - 32)

Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác

2.2.1.1Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

* Môi trường kinh tế: Sau khi Việt Nam ra nhập WTO cũng là lúc mở ra

nhiều cơ hội và thách thức. Bên cạnh những tác động thuận chiều đó làm lộ ra những bất cập của nền kinh tế Việt Nam: cạnh tranh gay gắt, lạm phát, kỹ năng nguồn nhân lực còn yếu kém. Các quan hệ thị trường bị thu hẹp bởi các quan hệ hành chính, các quyết định về tăng và giảm thuế, hạn ngạch xuất khẩu….Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những bất ngờ từ các phía: ngân hàng, tín dụng, các cơ

quan nhà nước. Kinh tế năm 2011 có nhiều biến động và không ổn định. Các khó khăn kinh tế sẽ chuyển thành các vấn đề xã hội: việc làm, thu nhập.

Theo số liệu điều tra có 50% số phiếu được phỏng vấn nhận xét môi trường kinh tế ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty, 33,3% cho rằng ảnh hưởng ở mức trung bình và 16,7% cho là ảnh hưởng ít.

Chính Phủ có một vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ… Các chính sách, đường lối, phương hướng của Nhà nước luôn có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với sự tràn vào của các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay. Vì thế công ty cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này, thường xuyên theo dõi tin tức, biến động kinh tế, chính trị, pháp luật đưa ra những biện pháp đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả.

* Môi trường khoa học, công nghệ: Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách

mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Đã từ lâu khoa học công nghệ trở thành một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy là công ty thương mại đơn thuần song công ty Hoàng Hà cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.

Công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển một thời gian chưa dài, việc áp dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống chưa phổ biến rộng rãi. Sau khi Việt Nam hội nhập với quốc tế, thì nền kinh tế có nhiều thay đổi, lĩnh vực phần mềm cũng được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung đó làm cho giá cả hàng hóa thay đổi, kéo theo sự ảnh hưởng đến sự phát triển và tieu thụ của phần mềm dự toán của công ty

Có 25% cán bộ nhân viên được phỏng vấn nhận xét sự ảnh hưởng của nhân tố khoa học công nghệ đến khả năng cạnh tranh của công ty là nhiều, 33,3% cho là bình thường và 41,7% cho là ít.

* Môi trường chính trị, pháp luật: Các nhân tố chính trị, luật pháp tác

động đến doanh nghiệp theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự biến động về chính trị cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến ngành kinh doanh văn phòng phẩm có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho ngành.Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị khá ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho công ty Hoàng Hà yên tâm đầu tư sản xuất, cải tiến công nghệ máy móc, mở rộng sản xuất

kinh doanh nhằm tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh. Nó góp phần tạo hành lang pháp lý cho công ty hoạt động.

Có 42% cán bộ nhân viên cho rằng môi trường chính trị, pháp luật ảnh hưởng đến nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty, 42% cho rằng ảnh hưởng ở mức bình thường và 16% nhận xét là ít.

Trong điều kiện như hiện nay Đảng và Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách phục vụ cho sự phát triển công nghệ thông tin, chính vì vậy cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng lớn. Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, công cuộc đi lên xây dựng CNXH không thể thiếu công nghệ thông tin đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong hành lang pháp lý cần phải được cải thiện phù hợp hơn với lộ trình quốc tế.

*Môi trường văn hóa- xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển.

Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập trung bình, phân phối thu nhập, lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống, điều kiện sống. Phong cách tiêu dùng của mỗi tập khách hàng của công ty là khác nhau.

Khi được phỏng vấn có 33,3% nhân viên cho rằng môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của công ty, 41,7% cho rằng ảnh hưởng ở mức trung bình và 25% nhận xét là ít ảnh hưởng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của mình đòi hỏi công ty Hoàng Hà phải có những chiến lược sản phẩm cụ thể, việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố văn hóa, xã hội để từ đó hiểu được và thỏa mãn nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng

Bảng 2.2 : Mức độ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Hà

Các nhân tố Nhiều (%) Trung bình (%) Ít(%)

Kinh tế 50 33,3 16,7

Chính trị, pháp luật 42 42 16

Văn hóa, xã hội 33,3 41,7 25

Khoa học công nghệ 25 33,3 42

Một phần của tài liệu về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. (Trang 29 - 32)